Cơ Bản - Công Thức Giải Nhanh Vật Lý Phần Dao động Cơ - Tăng Giáp
Có thể bạn quan tâm
Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng hỏi bài, trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức
Đăng nhập
Tăng Giáp Trang chủ Diễn đàn > VẬT LÍ > LỚP 12 > Chương 1: Dao động cơ > Tài liệu > Cơ bản Công thức giải nhanh vật lý phần dao động cơThảo luận trong 'Tài liệu' bắt đầu bởi Tăng Giáp, 10/4/15.
Tags:- các công thức giải nhanh vật lý 12
- các công thức vật lý 12 cần nhớ
- công thức giải nhanh vật lý
- công thức giải nhanh vật lý 12 bằng máy tính
- công thức vật lý 12 chương
- công thức vật lý 12 luyện thi đại học
- công thức vật lý 12 siêu nhanh
- hệ thống công thức vật lý 12
- tóm tắt công thức vật lý 12
-
Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT
Tham gia ngày: 16/11/14 Bài viết: 4,630 Đã được thích: 282 Điểm thành tích: 83 Giới tính: Nam1. Phương trình dao động: - Định nghĩa: dđđh là 1 dđ được mô tả bằng 1 định luật dạng cos (hoặc sin), trong đó A, ω, φ là những hằng số - Chu kì: $T = \frac{1}{f} = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{t}{n}$ (trong đó n là số dao động vật thực hiện trong thời gian t)
- Chu kì T: Là khoảng thời gian để vật thực hiện được 1 dđ toàn phần. Đơn vị của chu kì là giây (s).
- Tần số f: Là số dđ toàn phần thực hiện được trong 1 giây. Đơn vị là Héc (Hz).
- x : Li độ dđ, là khoảng cách từ VTCB đến vị trí của vật tại thời điểm t đang xét (cm)
- A: Biên độ dđ, là li độ cực đại (cm). Đặc trưng cho độ mạnh yếu của dđđh. Biên độ càng lớn năng lượng dđ càng lớn. Năng lượng của vật dđđh tỉ lệ với bình phương của biên độ.
- ω: Tần số góc của dđ (rad/s). Đặc trưng cho sự biến thiên nhanh chậm của các trạng thái của dđđh. Tần số góc của dđ càng lớn thì các trạng thái của dđ biến đổi càng nhanh.
- φ: Pha ban đầu của dđ (rad). Để xác định trạng thái ban đầu của dđ, là đại lượng quan trọng khi tổng hợp dđ.
- (ωt + φ): Pha của dđ tại thời điểm t đang xét
- li độ dao động: x = 0;
- vận tốc |v| = ωA;
- Gia tốc: a = 0
- Li độ x = ± A;
- Vận tốc v = 0;
- Gia tốc a = ω$^2$A
- ${A^2} = {x^2} + {(\frac{v}{\omega })^2} = {\left( {\frac{a}{{{\omega ^2}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{v}{\omega }} \right)^2}$ ;
- a = - ω$^2$x .
- Cơ năng: ${\rm{W}} = {{\rm{W}}_{\rm{đ}}} + {{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}m{v^2} + \frac{1}{2}k{x^2} = \frac{1}{2}mv_{\max }^2\frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2} = \frac{1}{2}k{A^2} = {\mathop{\rm co}\nolimits} nst$
- Động năng ${{\rm{W}}_{\rm{đ}}} = \frac{1}{2}m{v^2} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}{\rm{si}}{{\rm{n}}^2}(\omega t + \varphi ) = {\rm{Wsi}}{{\rm{n}}^2}(\omega t + \varphi )$|
- Thế năng ${{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{x^2} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}co{s^2}(\omega t + \varphi ) = {\rm{W}}co{{\mathop{\rm s}\nolimits} ^2}(\omega t + \varphi )$
- Vận tốc biến thiên điều hòa cùng ω, f và T nhưng sớm (nhanh) pha hơn li độ 1 góc π/2.
- Gia tốc biến thiên điều hòa cùng ω, f và T nhưng ngược pha với li độ, sớm pha hơn vận tốc góc π/2.
- Động năng và thế năng biến thiên với tần số góc 2ω, tần số 2f, chu kỳ T/2.
- Công thức đổi sin thành cos và ngược lại:
- Quãng đường đi trong 1 chu kỳ luôn là 4A; trong 1/2 chu kỳ luôn là 2A
- Quãng đường đi trong l/4 chu kỳ khi vật đi từ VTCB đến vị trí biên hoặc ngược lại là A.
- Từ vị trí cân bằng kéo vật 1 đoạn x0 rồi buông tay cho dao động thì A = x$_0$
- Từ phương trình: ${A^2} = {x^2} + {\left( {\frac{v}{\omega }} \right)^2} = {x^2} + \frac{{m{v^2}}}{k}$
- A = s/2 với s là chiều dài quĩ đạo chuyển động của vật
- Từ công thức: ${v_{\max }} = \omega A \to A = \frac{{{v_{\max }}}}{\omega }$ hoặc $A = \frac{{{s_{\max }} - {s_{\min }}}}{2}$
- Sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển đường tròn đều.
- Dựa vào công thức của cđ tròn đều: $\Delta \varphi = \omega .\Delta t \to \Delta t = \frac{{\Delta \varphi }}{\omega } = \frac{{\Delta \varphi }}{{2\pi }}.T$
- Số lần vật dao động được trong khoảng thời gian t: ${n_0} = \frac{t}{T} = ...$ → t = t$_2$ – t$_1$ = nT + Δt (n ∈ N; 0 ≤ Δt < T)
- Quãng đường đi được trong thời gian nT là S$_1$ = 4nA, trong thời gian Δt là S$_2$.
- Quãng đường tổng cộng là S = S$_1$ + S$_2$
- Nếu Δt = T/2 thì S$_2$ = 2A
- Tính S$_2$ bằng cách định vị trí x$_1$, x$_2$ và chiều chuyển động của vật trên trục Ox
- Trong một số trường hợp có thể giải bài toán bằng cách sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều sẽ đơn giản hơn.
- Tốc độ trung bình của vật đi từ thời điểm t$_1$ đến t$_2$: ${v_{tb}} = \frac{S}{{{t_2} - {t_1}}}$ với S là quãng đường tính như trên.
- Vật có vận tốc lớn nhất khi qua vị trí cân bằng, nhỏ nhất khi qua vị trí biên nên trong cùng một khoảng thời gian quãng đường đi được càng lớn khi vật ở càng gần vị trí cân bằng và càng nhỏ khi càng gần vị trí biên.
- Sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều. Góc quét Δφ = ωΔt.
- Quãng đường lớn nhất khi vật đi từ M$_1$ đến M$_2$ đối xứng qua trục sin (hình 1) ${S_{{\rm{max}}}} = 2{\rm{A}}\sin \frac{{\Delta \varphi }}{2}$
- Quãng đường nhỏ nhất khi vật đi từ M$_1$ đến M$_2$ đối xứng qua trục cos (hình 2) ${S_{min}} = 2A(1 - c{\rm{os}}\frac{{\Delta \varphi }}{2})$
- Trong thời gian $n\frac{T}{2}$ quãng đường luôn là 2nA
- Trong thời gian Δt’ thì quãng đường lớn nhất, nhỏ nhất tính như trên.
- Tốc độ trung bình lớn nhất và nhỏ nhất của trong khoảng thời gian Δt: ${v_{tb\,m{\rm{ax}}}} = \frac{{{S_{{\rm{max}}}}}}{{\Delta t}}$ và ${v_{tb\,min}} = \frac{{{S_{min}}}}{{\Delta t}}$ với S$_{max}$; S$_{min}$ tính như trên.
- Xác định góc quét $\Delta \phi$ trong khoảng thời gian Δt: $\Delta \phi = \omega .\Delta t$
- Từ vị trí ban đầu (OM$_1$) quét bán kính một góc lùi (tiến) một góc $\Delta \phi$, từ đó xác định M$_2$ rồi chiếu lên Ox xác định x.
- Cách khác: áp dụng công thức lượng giác: cos(α + π) = - cosα; cos(α + π/2) = -sinα; $\sin \alpha = \pm \sqrt {1 - co{s^2}\alpha } ;\,\,$ ; cos(a + b) = Cosa.Cosb – Sina.Sinb để giải.
- Xác định M0 dựa vào pha ban đầu
- Xác định M dựa vào x (hoặc v, a, W$_t$, W$_đ$, F)
- Áp dụng công thức $t = \frac{{\Delta \phi }}{\omega }$ (với $\phi = \,{M_0}OM$)
- Biên độ là A, tần số góc là ω, pha ban đầu φ
- x là toạ độ, x$_0$ = Acos(ωt + φ) là li độ.
- Tọa độ vị trí cân bằng x = a, tọa độ vị trí biên x = a ± A
- Vận tốc v = x’ = x$_0$’, gia tốc a = v’ = x” = x0”
- Hệ thức độc lập: a = -ω2x0; ${A^2} = x_0^2 + {(\frac{v}{\omega })^2}$
- Biên độ A/2; tần số góc 2ω, pha ban đầu 2φ.
Bài viết mới nhất
- Dao động cơ trong đề thi đại học từ 2010 đến 201728/12/2017
- Chương dao động cơ điều hòa phần 230/10/2017
- chương dao động cơ30/10/2017
- phương pháp giải nhanh vật lý 12 bằng máy tính phần dao động cơ16/04/2016
- Dao động cơ qua các năm được phân tách từ đề thi chính thức của BGD&ĐT01/03/2016
-
Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT
Tham gia ngày: 16/11/14 Bài viết: 4,630 Đã được thích: 282 Điểm thành tích: 83 Giới tính: NamII. CON LẮC LÒ XO 1. Đại lượng đặc trưng
Tăng Giáp, 11/4/15 #2- Tần số góc: $\omega = \sqrt {\frac{k}{m}} = \sqrt {\frac{g}{{\Delta l}}} $;
- Chu kỳ: $T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} = \sqrt {\frac{{\Delta l}}{g}} $;
- Tần số: $f = \frac{1}{T} = \frac{\omega }{{2\pi }} = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} $
- Li độ dao động: x = Acos(ωt + φ)
- Vận tốc dao động: v = - ωAsin(ωt + φ)
- Thế năng đàn hồi: ${{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}k{x^2} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}.{\cos ^2}\left( {\omega t + \varphi } \right)$
- Động năng: ${{\rm{W}}_đ} = \frac{1}{2}m{v^2} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}.{\sin ^2}\left( {\omega t + \varphi } \right)$
- Cơ năng: ${\rm{W}} = {{\rm{W}}_t} + {{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}k{x^2} + \frac{1}{2}m{v^2} = \frac{1}{2}k{A^2} = \frac{1}{2}mv_{\max }^2 = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}$
- Độ biến dạng của lò xo thẳng đứng khi vật ở vị trí cân bằng: $\Delta l = \frac{{mg}}{k} \to T = 2\pi \sqrt {\frac{{\Delta l}}{g}} $
- Độ biến dạng của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng với con lắc lò xo nằm trên mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng α: $\Delta l = \frac{{mg\sin \alpha }}{k} \to T = 2\pi \sqrt {\frac{{\Delta l}}{{g\sin \alpha }}} $
- Chiều dài lò xo tại vị trí cân bằng: l$_{CB}$ = l$_0$ + Δl (l$_0$ là chiều dài tự nhiên)
- Chiều dài cực tiểu (khi vật ở vị trí cao nhất): l$_{min}$ = l$_0$ + Δl – A
- Chiều dài cực đại (khi vật ở vị trí thấp nhất): l$_{max}$ = l$_0$ + Δl + A
- Khi A >Δl (Với Ox hướng xuống):
- Là lực gây dao động điều hòa cho vật.
- Luôn hướng về vị trí cân bằng
- Biến thiên điều hoà cùng tần số với li độ
- Với con lắc lò xo nằm ngang thì lực kéo về và lực đàn hồi là một (vì tại vị trí cân bằng lò xo không biến dạng)
- Với con lắc lò xo thẳng đứng:
- Lực đàn hồi cực đại (lực kéo): F$_{max}$ = k(Δl + A) = F$_{Kmax}$ (lúc vật ở vị trí thấp nhất)
- Lực đàn hồi cực tiểu:
- Trong một dao động (một chu kỳ) lò xo nén 2 lần và giãn 2 lần
- Vật dao độngđh đổi chiều chuyển động khi lực hồi phục đạt giá trị lớn nhất.
- Thế năng của vật dao động điều hòa bằng động năng của nó khi $x = \pm \frac{A}{{\sqrt 2 }}$
- Nối tiếp Þ cùng treo một vật khối lượng như nhau thì: T$_2$ = T$_1 $ + T$_2 $
- Song song: k = k$_1$ + k$_2$ + … Þ cùng treo một vật khối lượng như nhau thì: $\frac{1}{{{T^2}}} = \frac{1}{{T_1^2}} + \frac{1}{{T_2^2}} + ...$
- Để xác định chu kỳ T của một con lắc lò xo (con lắc đơn) người ta so sánh với chu kỳ T$_0$ (đã biết) của một con lắc khác (T T$_0$).
- Hai con lắc gọi là trùng phùng khi chúng đồng thời đi qua một vị trí xác định theo cùng một chiều.
- Thời gian giữa hai lần trùng phùng $\theta = \frac{{T{T_0}}}{{\left| {T - {T_0}} \right|}}$
-
Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT
Tham gia ngày: 16/11/14 Bài viết: 4,630 Đã được thích: 282 Điểm thành tích: 83 Giới tính: NamIII. CON ℓẮC ĐƠN 1. Các đại ℓượng đặc trưng
Tăng Giáp, 14/4/15 #3 Ma Bư Béo thích bài này.- Tần số góc: $\omega = \sqrt {\frac{g}{ℓ}} $
- Chu kỳ: $T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 2\pi \sqrt {\frac{ℓ}{g}} $
- Tần số: $f = \frac{1}{T} = \frac{\omega }{{2\pi }} = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{ℓ}} $
- Khi đưa con ℓắc ℓên cao gia tốc rơi tự do giảm nên chu kì tăng. Chu kì tỉ ℓệ nghịch với căn bậc hai của gia tốc.
- + Khi nhiệt độ tăng, chiều dài con ℓắc tăng nên chu kì tăng. Chu kì tỉ ℓệ thuận với căn bậc hai chiều dài con ℓắc.
- Chu kì của con ℓắc ở độ cao h so với mặt đất: $T' = T\frac{{R + h}}{R}$
- Chu kì của con ℓắc ở nhiệt độ t’ so với nhiệt độ t: $T' = T\sqrt {\frac{{1 + \alpha t'}}{{1 + \alpha t}}} $
- Khi chu kì dao động của con ℓắc đồng hồ tăng thì đồng hồ chạy chậm và ngược ℓại. → Thời gian nhanh chậm trong t giây: $\Delta t = t.\frac{{\left| {T' - T} \right|}}{{T'}}$
- Với con ℓắc đơn ℓực hồi phục tỉ ℓệ thuận với khối ℓượng.
- Với con ℓắc ℓò xo ℓực hồi phục không phụ thuộc vào khối ℓượng.
- a = -ω$^2$s = -ω$^2$αℓ
- $S_0^2 = {s^2} + {(\frac{v}{\omega })^2}$
- $\alpha _0^2 = {\alpha ^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}{l^2}}} = {\alpha ^2} + \frac{{{v^2}}}{{gl}}$
- Thế năng: W$_t$ = mgh = mgℓ(1 - cosα)
- Động năng : W$_đ$ = mv22
- Nếu ΔT > 0 thì đồng hồ chạy chậm (đồng hồ đếm giây sử dụng con ℓắc đơn)
- Nếu ΔT < 0 thì đồng hồ chạy nhanh
- Nếu ΔT = 0 thì đồng hồ chạy đúng
- Thời gian chạy sai mỗi ngày (24h = 86400s): $\theta = \frac{{\left| {\Delta T} \right|}}{T}86400(s)$
- Chuyển động nhanh dần đều $\overrightarrow a \uparrow \uparrow \overrightarrow v $ ($\overrightarrow v $ có hướng chuyển động)
- Chuyển động chậm dần đều $\overrightarrow a \uparrow \downarrow \overrightarrow v $
- Lực điện trường: $\overrightarrow F = q\overrightarrow E $, độ ℓớn F = |q|E (Nếu q > 0 → $\overrightarrow F \uparrow \uparrow \overrightarrow E $; còn nếu q < 0 →$\overrightarrow F \uparrow \downarrow \overrightarrow E $)
- Lực đẩy Ácsimét: F = DgV ($\overrightarrow F $ℓuông thẳng đứng hướng ℓên)
- Khi đó: $\overrightarrow {P'} = \overrightarrow P + \overrightarrow F $ gọi ℓà trọng ℓực hiệu dụng hay trọng ℓực biểu kiến (có vai trò như trọng ℓực $\overrightarrow P $)
- Chu kỳ dao động của con ℓắc đơn khi đó: $T' = 2\pi \sqrt {\frac{l}{{g'}}} $
- $\overrightarrow F $ có phương ngang:
- Tại vị trí cân bằng dây treo ℓệch với phương thẳng đứng một góc có: $\tan \alpha = \frac{F}{P}$
- $g' = \sqrt {{g^2} + {{(\frac{F}{m})}^2}} $
- $\overrightarrow F $có phương thẳng đứng thì $g' = g \pm \frac{F}{m}$
- Nếu $\overrightarrow F $ hướng xuống thì $g' = g + \frac{F}{m}$
- Nếu $\overrightarrow F $ hướng ℓên thì $g' = g - \frac{F}{m}$
-
Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT
Tham gia ngày: 16/11/14 Bài viết: 4,630 Đã được thích: 282 Điểm thành tích: 83 Giới tính: NamIV. TỔNG HỢP DAO ĐỘNG 1. Tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số x$_1$ = A$_1$cos(ωt + φ$_1$) và x$_2$ = A$_2$cos(ωt + φ$_2$) được một dao động điều hoà cùng phương cùng tần số x = Acos(ωt + φ). Với:
Tăng Giáp, 15/4/15 #4- Biên độ của dao động tổng hợp: A$_2$ = A$_1$2 + A$_2$2 + 2A$_1$A$_2$cos(φ$_2$ - φ$_1$)
- Pha ban đầu của dao động tổng hợp: $\tan \varphi = \frac{{{A_1}\sin {\varphi _1} + {A_2}\sin {\varphi _2}}}{{{A_1}\cos {\varphi _1} + {A_2}\cos {\varphi _2}}}$
-
Tăng Giáp Administrator Thành viên BQT
Tham gia ngày: 16/11/14 Bài viết: 4,630 Đã được thích: 282 Điểm thành tích: 83 Giới tính: NamV. DAO ĐỘNG TẮT DẦN – DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC - CỘNG HƯỞNG 1. ℓí thuyết chung:
Tăng Giáp, 15/4/15 #5 M ai Tiến Hùng thích bài này.- Dao động tắt dần ℓà dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. Nguyên nhân ℓà do ma sát, do ℓực cản của môi trường.
- Dao động cưỡng bức ℓà dao động chịu tác dụng của 1 ℓực cưỡng bức tuần hoàn. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào A và f của ℓực cưỡng bức.
- Dao động duy trì ℓà dao động được duy trì bằng cách giữ cho biên độ không đổi mà không ℓàm thay đổi chu kì dao động riêng.
- Dao động riêng ℓà dao động với biên độ và tần số riêng (f$_0$) không đổi, chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ dao động.
- Hiện tượng cộng hưởng ℓà hiện tượng biên độ của dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số (f) của ℓực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng (f$_0$) của hệ dao động. Hiện tượng cộng hưởng càng rõ nét khi ℓực cản, ℓực ma sát của môi trường càng nhỏ.
- Gọi S là quãng đường đi được kể từ lúc chuyển động cho đến khi dừng hẳn. Cơ năng ban đầu bằng tổng công của lực ma sát trên toàn bộ quãng đường đó, tức là: $\frac{1}{2}k{A^2} = {F_{ms}}.S \Rightarrow S = \frac{{k{A^2}}}{{2{F_{ms}}}}$.
- Quãng đường vật đi được đến ℓúc dừng ℓại ℓà: $S = \frac{{k{A^2}}}{{2{F_{ms}}}} = \frac{{k{A^2}}}{{2\mu mg}} = \frac{{{\omega ^2}{A^2}}}{{2\mu g}}$
- Độ giảm biên độ sau mỗi chu kỳ ℓà: $\Delta A = \frac{{4\mu mg}}{k} = \frac{{4\mu g}}{{{\omega ^2}}}$
- Số dao động thực hiện được: $N = \frac{A}{{\Delta A}} = \frac{{Ak}}{{4\mu mg}} = \frac{{{\omega ^2}A}}{{4\mu g}}$
- Thời gian vật dao động đến ℓúc dừng ℓại: $\Delta t = N.T = \frac{{AkT}}{{4\mu mg}} = \frac{{\pi \omega A}}{{2\mu g}}$
- (Nếu coi dao động tắt dần có tính tuần hoàn với chu kỳ $T = \frac{{2\pi }}{\omega }$)
- Suy ra, độ giảm biên độ dài sau một chu kì: $\Delta S = \frac{{4{F_{ms}}}}{{m{\omega ^2}}}$
- Số dao động thực hiện được: $N = \frac{{{S_0}}}{{\Delta S}}$
- Thời gian kể từ lúc chuyển động cho đến khi dừng hẳn: $\tau = N.T = N.2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} $
- Gọi S là quãng đường đi được kể từ lúc chuyển động cho đến khi dừng hẳn. Cơ năng ban đầu bằng tổng công của lực ma sát trên toàn bộ quãng đường đó, tức là: $\frac{1}{2}m{\omega ^2}S_0^2 = {F_{ms}}.S\quad \Rightarrow \quad S = ?$
-
yeye Mới đăng kí
Tham gia ngày: 21/7/16 Bài viết: 3 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: Nữcho em hỏi câu này chọn đáp án nào ạ, có thể giải thích từng câu được không ạ, em cảm ơn nhiều Chọn đáp án sai khi nói về dao động cơ điều hoà với biên độ A?
yeye, 4/8/16 #6- A. Khi vật đi từ vị ví cân bằng ra biên thì độ lớn của gia tốc tăng
- B. Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên thì chiều của vận tốc ngược với chiều của gia tốc
- C. Quãng đường vật đi được trong một phần tư chu kỳ dao động là A.
- D. Khi vật đi từ biên về vị trí cân bằng thì chiều của vận tốc cùng với chiều của gia tốc
-
Conan nguyễn Mới đăng kí
Tham gia ngày: 13/9/17 Bài viết: 3 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 Giới tính: NamPhần II6 sai: đối với con lắc lò xo thẳng đứng lò xo sẽ luôn giãn nếu delta l >=A . Con lắc đổi chiều khi ở hai biên hay lực hồi phục có độ lớn lớn nhất! Câu bạn hỏi đáp án là C. Độ lớn gia tốc = omega^2 . Độ lớn x, khi từ vtcb ra biên độ lớn x tăng nên độ lớn gia tốc tăng. Đi từ vtcb ra biên là chuyển động chậm dần nên a và v ngược dấu. Đi từ biên vô vtcb là chuyển động nhanh dần nên a và v cùng dấu. Ý B chỉ động cho trường hợp chuyển động từ biên vào vtcb và ngược lại!
Conan nguyễn, 19/9/17 #7
Chia sẻ trang này
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Mật khẩu: Bạn đã quên mật khẩu? Duy trì đăng nhập Đăng nhậpThống kê diễn đàn
Đề tài thảo luận: 6,071 Bài viết: 12,735 Thành viên: 18,036 Thành viên mới nhất: duychien.saigonappChủ đề mới nhất
- [8+] Phân tích bài thơ Đất nước... Tăng Giáp posted 6/8/20
- Hướng dẫn viết dàn ý bài thơ... Tăng Giáp posted 6/8/20
- [8+] Phân tích bài kí Ai đã đặt... Tăng Giáp posted 6/8/20
- [8+] Phân tích truyện Vợ chồng... Tăng Giáp posted 6/8/20
- [8+] Phân tích bài thơ tây tiến... Tăng Giáp posted 6/8/20
Từ khóa » Delta Vật Lý
-
Delta – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cách Tính Delta Trong Vật Lý
-
Kí Hiệu Tam Giác Trong Vật Lý Là Gì? Câu Hỏi 751032
-
Kí Hiệu Δ Trong Vật Lí Là Gì - Hoc24
-
Delta T Trong Vật Lý Là Gì
-
Δ đọc Là Gì Trong Vật Lý
-
Delta V Là Gì Trong Vật Lý - Chickgolden
-
Lý Thuyết động Lượng, Bảo Toàn động Lượng, Vật Lí Lớp 10
-
Con Lắc Lò Xo - Trắc Nghiệm Vật Lý - Baitap123
-
Top 15 đen Ta Trong Vật Lý
-
Sai Số Của Phép đo Các đại Lượng Vật Lý - 7scv
-
Giải Vật Lí 8 Bài 24: Công Thức Tính Nhiệt Lượng
-
Top 8 Delta Trong Vật Lý Là Gì - Mobitool
-
Vật Lý Trị Liệu, Phục Hồi Chức Năng Xơ Hóa Cơ Delta - Phòng Khám SCC