Cơ Bản Về Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái
Có thể bạn quan tâm
Thái Cực khi chưa phân ra âm dương thì hoàn toàn là một khối được xem như vũ trụ toàn bộ. Thể hiện bằng 1 vòng tròn khép kín, Vô cực sinh thái cực, tiếp đến thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Thể hiện sự biến hóa thay đổi của vũ trụ và vạn vật.
Mục lục nội dung
- Khái niệm cơ bản về vô cực, thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, tiên thiên bát quái, hậu thiên bát quái.
- I. Vô cực, thái cực
- II. Tiên Thiên Bát Quái:
- 2.1. Đồ hình Tiên thiên bát quái
- 2.2 Trong Phục Hy Tiên Thiên Bát quái Đồ:
- 2.3. Phục Hy Tiên Thiên Bát quái Đồ Đọc theo thứ tự:
- III. Hậu Thiên Bát Quái:
- 3.1. Văn Vương Hậu Thiên Bát quái Đồ:
- 3.2. Thứ tự của các quẻ dựa vào quan hệ Tương Sinh của ngũ hành:
- 3.3. Âm Dương Ngũ Hành quan hệ Tương Khắc đối đãi qua Tâm:
Khái niệm cơ bản về vô cực, thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, tiên thiên bát quái, hậu thiên bát quái.
I. Vô cực, thái cực
Trong quá trình vận động, thái cực phân ra Hai nghi gọi là Nghi Âm và nghi Dương hay còn là khí Âm biểu thị bằng nét đứt , khí Dương biểu thị bằng nét liền . Hai khí Âm Dương hoàn toàn không tách rời nhau mà chuyển hoá, tác động qua lại, lên xuống. Âm cực thì sinh Dương, Dương cực thì sinh Âm. Hai Nghi sinh bốn Tượng thể hiện quá trình tuần hoàn của vũ trụ Thành, Thịnh, Suy, Huỷ hay Sinh, Trưởng, Thâu, Tàng tạo thành 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Tính của Dương là Phù, là Động, là đi lên. Tính của Âm là Trầm, là Thuận, là đi xuống. Trong Thiếu Dương, Dương đi lên và Âm đi xuống giao lưu, bổ xung cho nhau tạo nên sự hình thành của vũ trụ, biểu tượng của mùa xuân.
Trong Thái Dương quẻ Toàn Dương, biểu tượng của mùa Hạ.
Dương đã thịnh thì sẽ sinh ra Âm. Trong Thiếu Âm, Âm giáng Dương thăng hoàn toàn cách biệt, mọi vật nằm trong trạng thái Suy, biểu tượng của mùa Thu. Âm cách biệt không giao lưu với Dương, mọi vật hoàn toàn ở trạng thái Hủy, quẻ Thái Âm, toàn Âm, biểu tượng của mùa Đông. Con đường tuần hoàn thứ tự Thành Thịnh Suy Hủy – Xuân, Hạ, Thu, Đông
– Âm cực thì sinh Dương, Dương cực thì sinh Âm; một sinh hai, hai sinh bốn đó là lẽ tự nhiên vì Dịch vốn là sự biến động của Âm Dương. Vạch 1 vạch để chia Âm Dương, vạch 2 vạch để chia Thái, Thiếu. Cuối cùng vạch 3 vạch để tượng của Tam tài được đầy đủ chia thành 8 quẻ (Bát quái) bắt đầu từ Chấn đếm qua Ly. Đoài đến Càn đó là đếm những quẻ đã sinh. Từ Tốn đếm qua Khảm đến Cấn đến Khôn đó là đếm những quẻ chưa sinh.
II. Tiên Thiên Bát Quái:
2.1. Đồ hình Tiên thiên bát quái
Trong đồ hình ta dễ giàng nhận thấy, dương bắt đầu khởi từ phương bắc (bắt đầu bằng quẻ chấn 1 vạch dương) rồi từ từ khởi tới càn tại phương nam. tương tự ở bên phía phải của đồ hình, âm khởi từ phương nam tới quẻ khôn tại phương bắc.
2.2 Trong Phục Hy Tiên Thiên Bát quái Đồ:
Càn ở Phương Nam
Khôn ở Phương Bắc
Ly ở Phương Đông
Khảm ở Phương Tây
Chấn ở Đông Bắc
Đoài ở Đông Nam
Tốn ở Tây Nam
Cấn ở Tây Bắc
2.3. Phục Hy Tiên Thiên Bát quái Đồ Đọc theo thứ tự:
Càn 1 – Đoài 2 – Ly 3 – Chấn 4 Tốn 5 – Khảm 6 – Cấn 7 – Khôn 8 Trong Phục Hy Tiên Thiên Bát Quái
a. Vị trí các Hào của Quẻ đảo nghịch (Phản quái) qua trục Càn Khôn
Phía dưới: Chấn đảo nghịch với Cấn
Phía trên: Đoài đảo nghịch với Tốn
• Chấn mới giao Âm mà Dương sinh ra, Tượng là Sấm, là Động, là con trai trưởng (Trưởng nam). • Cấn là Dương sắp Hủy, Tượng là Núi, là ngừng, là thiếu nam. • Đoài là Âm đả Suy, Tượng là Đầm, là đẹp lòng, là thiếu nữ. • Tốn là mới Tiêu dương mà Âm đả sinh, Tượng là Gió, là Nhún, là con gái đầu.
Thuyết quái truyện nói: “Càn là trời nên gọi là Cha. Khôn là đất nên gọi là Mẹ. Chấn một lần cầu, được trai nên gọi là trưởng nam. Tốn một lần cầu, được gái nên gọi trưởng nữ. Khảm hai lần cầu, được trai nên gọi là trung nam. Ly hai lần cầu, được gái nên gọi trung nữ. Cấn ba lần cầu, được trai nên gọi thiếu nam. Đoài ba lần cầu, được gái nên gọi thiếu nữ.”
b. Vị trí Âm Dương các hào của Quẻ đảo nghịch (Biến quái)
qua trục Ly – Khảm
Bên trái: Chấn đảo nghịch với Đoài
Bên phải: Cấn đảo nghịch với Tốn
c. Âm Dương hoàn toàn đảo nghịch đối xứng qua Tâm
Cặp Càn – Khôn
Cặp Ly– Khảm
Cặp Chấn– Tốn
Cặp Đoài – Cấn
III. Hậu Thiên Bát Quái:
3.1. Văn Vương Hậu Thiên Bát quái Đồ:
• Càn (Tam liên)- ba vạch liền-ở Tây Bắc
• Khảm (Trung mãn)- trong đầy-ở Phương Bắc
• Cấn (Phúc uyển)- chén úp-ở Đông Bắc
• Chấn (Ngưởng vu)- bát ngữa-ở Phương Đông
• Tốn (Hạ đoạn)- đứt dưới-ở Đông Nam
• Ly (Trung hư)- rổng giửa-ở Phương Nam
• Khôn (Lục đoạn)- sáu vạch đứt-ở Tây Nam
• Đoài (Thượng khuyết)- trên hở-ở Phương Tây
Để việc học kinh dịch trở nên thông suốt và dễ dàng chúng ta nên nắm vững các khái niệm và đồ hình, tượng quẻ của tiên thiên và hậu thiên bát quái.
3.2. Thứ tự của các quẻ dựa vào quan hệ Tương Sinh của ngũ hành:
Phương của địa bàn làm cơ sở cho hướng:
• Càn ứng với Thiên hành Kim, hướng Tây Bắc • Khảm ứng với Thủy, hướng chính Bắc • Cấn ứng với Sơn hành Thổ, hướng Đông Bắc • Chấn ứng với Lôi hành Mộc, hướng chánh Đông • Tốn ứng với Phong hành Mộc, hướng Đông Nam • Ly ứng với Hỏa, hướng chánh Nam • Khôn ứng với Địa hành Thổ, hướng Tây Nam • Đoài ứng với Trạch hành Kim, hướng chánh Tây
Vạn vật diễn biến hết Vòng tương sinh của ngũ hành: Chấn Tốn hành Mộc sinh Ly Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy.
Theo quy luật tự nhiên của vũ trụ “vạn vật quy về Thổ”. Mộc mùa xuân sinh Hỏa mùa Hạ. Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim mùa thu. Kim sinh Thủy mùa đông. Vạn vật chuyển hóa không ngừng từ Chấn Xuân Phân, Tốn lập Hạ, Ly là Hạ Chí, Khôn lập Thu, Đoài Thu Phân, Càn lập Đông đến Khảm là Đông Chí là giáp 1 năm. Sau Đông Chí lại tiếp Xuân Phân…, Xuân Hạ Thu Đông tiếp nối không ngừng.
3.3. Âm Dương Ngũ Hành quan hệ Tương Khắc đối đãi qua Tâm:
• Càn Dương Kim ở Tây Bắc khắc Tốn Âm Mộc ở Đông Nam. • Khảm Dương Thủy ở chánh Bắc khắc Âm Hỏa ở chánh Nam. • Cấn Dương Thổ ở Đông Bắc, Khôn Âm Thổ ở Tây Nam, Âm Dương tương khắc. • Đoài Âm Kim ở chánh Tây khắc Chấn Dương Mộc ở chánh Đông.
c. Đọc theo thứ tự:
Càn – Khảm – Cấn – Chấn – Tốn – Ly – Khôn – Đoài
Xem thêm seri bài viết: Tự Học Kinh Dịch từ cơ bản tới nâng cao
Bài viết mới cập nhật:- Bàn thờ Phật Bà Quan Âm treo tường | Phong thủy Nhất Tâm
- 3 hũ để bàn thờ thần tài có ý nghĩa gì?
- Lắp đặt Bàn thờ gỗ Hương mẫu BTDH1751 tại Bắc Giang
- Gỗ gõ đỏ làm bàn thờ có tốt không?
- Hình ảnh bàn thờ treo tường được trang trí đẹp nhất
Từ khóa » đèn Lưỡng Nghi Là Gì
-
Đôi đèn Thờ Lưỡng Nghi Bằng đồng đẹp Nhất - Đồng Phong Thủy
-
Bài Trí Bàn Thờ Gia Tiên Chuẩn Phong Thủy – Phần 6 - Dothochat
-
Đèn Thái Cực Trên Bàn Thờ,cách đặt đôi đèn Thờ - Đồ Đồng Việt
-
Top 14 đèn Lưỡng Nghi Là Gì
-
Đôi Chân Nến Bằng đồng - Đèn Lưỡng Nghi Chữ Thọ Màu Mộc 2022
-
Sơ đồ Bày Trí Vật Phẩm Trên Ban Thờ Gia Tiên Theo đúng Phong Thủy
-
Cách Sắp đặt Bàn Thờ Gia Tiên - Gốm Sứ Lợi An
-
Đôi Đèn Lưỡng Nghi Bằng Đồng Đẹp Nhất &Ndash
-
Đồ Thờ Thường Dùng Trong Ban Thờ Gia Tiên – Phần 2. - Vietnamarch
-
Phong Thủy Bùi Gia - ĐÈN THÁI CỰC TRÊN BAN THỜ ... - Facebook
-
Xem Hướng Và Cách Sắp Xếp Bàn Thờ Gia Tiên Theo Tuổi - Giathuecanho
-
Khái Niệm: Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái
-
Cách Trang Trí Đèn Bàn Thờ, Giá Chân Đèn Bàn Thờ Bằng Đồng
-
Cần Có Trên Bàn Thờ Gia Tiên Và Cách Bài Trí - Đồ đồng Gia Truyền
-
Những Mẫu đèn Thờ Trang Trí được ưa Chuộng 2021 - Bàn Thờ Gỗ Đẹp