Có Bao Nhiêu Dạng Cân Bằng? Cân Bằng Của Một Vật Có Mặt Chân ...

  • Lớp 10
Share on Facebook Tweet on Twitter

TOPUNI 2025 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI ĐẠI HỌC TOÀN DIỆN Đồng hành cùng 2K7 chắc vé Đại học TOP

  • Bất chấp biến động thi cử, lộ trình toàn diện cho mọi kỳ thi
  • Hệ thống trọn gói đầy đủ kiến thức theo sơ đồ tư duy, dễ dàng ôn luyện
  • Đội ngũ giáo viên luyện thi nổi tiếng với 17+ năm kinh nghiệm
  • Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình ôn luyện
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này! HỌC THỬ MIỄN PHÍ ĐĂNG KÝ NGAY

1, Các dạng cân bằng

Có ba dạng cân bằng: Cân bằng bền; cân bằng không bền; cân bằng phiếm định.

Khi vật bị kéo ra khỏi vị trí cân bằng một chút mà trọng lực của vật có xu hướng:

+ Cân bằng bền: Kéo nó trở về vị trí cân bằng;

+ Cân bằng không bền: Kéo nó xa vị trí cân bằng;

+ Cân bằng phiếm định: Giữ nó đứng yên ở vị trí mới

Vị trí trọng tâm của vật là nguyên nhân gây nên các dạng cân bằng:

+ Trong trường hợp cân bằng bền, trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận.

+  Trong trường hợp cân bằng không bền, trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận.

+ Trong trường hợp cân bằng phiếm định, vị trí trọng tâm không thay đổi hoặc ở một độ cao không đổi.

2, Sự cân bằng của một vật có mặt chân đế

Điều kiện: Giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế.

Ta có thể hạ thấp trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế của vật để tăng mức vững vàng cho vật đó.

Từ khóa » Cân Bằng Không Bền Trọng Tâm