Có Bao Nhiêu Hành Tinh Quan Sát Hệ Mặt Trời - LabVIETCHEM
Có thể bạn quan tâm
Hệ Mặt Trời là gì? Hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh? Trái Đất là hành tinh thứ bao nhiêu trong hệ Mặt Trời? Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người và nếu bạn cũng đang băn khoăn những vấn đề này, hãy dành ra một chút thời gian để tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé.
Trong dải ngân hà chỉ có duy nhất một hệ Mặt Trời
Mục lục- Hệ Mặt Trời là gì?
- Hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh
- Tìm hiểu chi tiết về các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- 1. Các hành tinh vòng trong hệ Mặt Trời
- 2. Vòng ngoài Hệ Mặt Trời
- 3. Vùng bên ngoài Sao Hải Vương
- +> Hành tinh thứ 9 (Planet Nine)
Hệ Mặt Trời là gì?
Hệ Mặt Trời hay Thái Dương Hệ là một hệ hành tinh với mặt trời ở vị trí trung tâm, xung quanh là các thiên thể. Các thiên thể này nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời. Chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử có kích thước khổng lồ cách đây khoảng 4.6 tỷ năm.
Hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh
Khi sao Diêm Vương được phát hiện vào năm 1930, số lượng các hành tinh trong Hệ Mặt Trời là 9 nhưng đến cuối những năm 1990, các nhà thiên văn học lại bắt đầu tranh luận về việc "Liệu rằng sao Diêm Vương có phải là một hành tinh hay không?".
Đến cuối năm 2006, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã quyết định loại bỏ sao Diêm Vương khỏi danh sách các hành tinh trong Hệ Mặt Trời và chỉ coi nó là một “hành tinh lùn”. Điều đó đồng nghĩa với việc, chỉ có 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời.
Vào ngày 20/1/2016, các nhà thiên văn học đã đưa ra bằng chứng về sự tồn tại của một "Hành tinh thứ 9", có khối lượng nặng gấp khoảng 10 lần khối lượng của Trái đất và gấp 5.000 lần khối lượng của sao Diêm Vương.
- Thứ tự của các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Xếp theo khoảng cách tính từ vị trí trung tâm là Mặt Trời thì hành tinh đầu tiên là sao Thủy, tiếp đó lần lượt là sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và cuối cùng là Planet Nine (Hành tinh thứ 9). Theo sự sắp xếp này thì Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời, sao Thủy là hành tinh gần Mặt Trời nhất và Planet Nine là xa nhất.
Thứ tự của các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Tìm hiểu chi tiết về các hành tinh trong hệ Mặt Trời
1. Các hành tinh vòng trong hệ Mặt Trời
Vòng trong Hệ Mặt Trời có 4 hành tinh, bao gồm sao Thủy, sao Kim, Trái Đất và sao Hỏa. Chúng là những hành tinh đá với thành phần chính là các khoáng vật khó nóng chảy và có trong trọng lượng riêng khá cao.
+> Sao Thủy (Mercury)
- Phát hiện: Do người La Mã và Hy Lạp cổ đại phát hiện. Có thể quan sát bằng mắt thường.
- Tên gọi: Đặt theo tên sứ giả của các vị thần La Mã
- Đường kính: 4.878 km
- Quỹ đạo: 88 ngày Trái Đất
- Ngày: 58,6 ngày Trái Đất
Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời, chỉ lớn hơn Mặt Trăng của Trái Đất một chút và nặng bằng 0.055 lần khối lượng Trái Đất. Nhiệt độ ban ngày ở sao Thủy có thể lên đến 450 độ C nhưng khi đêm đến, nó lại hạ xuống âm hàng trăm độ, dưới mức đóng băng.
Bề mặt của sao Thủy bị "rỗ" với nhiều hố lớn
Do bị gió của Mặt Trời thổi bay ra ngoài không gian nên ở sao Thủy, không khí hầu như không có. Điều này khiến cho bề mặt của nó bị "rỗ" với nhiều hố lớn vì tác động của các thiên thạch không bị hấp thụ. Lõi sắt của sao Thủy tương đối lớn trong khi lớp phủ lại khá mỏng.
+> Sao Kim (Venus)
- Phát hiện: Do người La Mã và Hy Lạp cổ đại phát hiện. Có thể quan sát bằng mắt thường.
- Tên gọi: Đặt theo tên nữ thần tình yêu và sắc đẹp của La Mã
- Đường kính: 12.104 km
- Quỹ đạo: 225 ngày Trái Đất
- Ngày: 241 ngày Trái Đất
Sao Kim là hành tinh có kích cỡ khá gần với kích thước Trái Đất và đặc điểm cấu tạo giống Trái Đất. Đây là hành tinh cực kỳ nóng, thậm chí nóng hơn cả sao Thủy với nhiệt độ của bầu khí quyển trên 400 độ C. Bầu không khí của sao Kim rất độc hại và mật độ bầu khí quyển thì rất lớn, gấp khoảng 90 lần so với Trái Đất.
Sao Kim là hành tinh cực kỳ nóng
Điều kì lạ của sao Kim là nó quay chậm và theo hướng ngược lại với hầu hết các hành tinh khác.
+> Trái Đất (Earth)
- Đường kính: 12.760 km
- Quỹ đạo: 365,24 ngày
- Ngày: 23 giờ, 56 phút
Trái Đất là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời và cũng là nơi duy nhất có sự sống. Nguyên nhân là do hai phần ba hành tinh được bao phủ bởi đại dương và bầu khí quyển rất giàu nitơ và oxy để duy trì sự sống.
Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống
Trái Đất có 1 vệ tinh tự nhiên là Mặt Trăng và đây cũng là vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong tất cả các vệ tinh của các hành tinh đá thuộc Hệ Mặt Trời.
+> Sao Hỏa (Mars)
- Phát hiện: Do người La Mã và Hy Lạp cổ đại phát hiện. Có thể quan sát bằng mắt thường.
- Tên gọi: Đặt theo tên thần chiến tranh của La Mã
- Đường kính: 6.787 km
- Quỹ đạo: 687 ngày Trái Đất
- Ngày: Chỉ hơn một ngày Trái Đất (24 giờ, phút 37)
Sao Hỏa là hành tinh đất đá và lạnh với kích thước nhỏ hơn Trái Đất. Nó được xem là hành tinh có cấu tạo gần giống Trái Đất nhất.
Bề mặt sao Hỏa có màu đỏ đặc trưng
Trên bề mặt sao Hỏa có rất nhiều bụi bẩn là oxit sắt nên bề mặt của nó có màu đỏ đặc trưng. Bầu khí quyển của sao Hỏa quá mỏng để nước lỏng tồn tại được và nó chủ yếu chứa CO2 với áp suất khí quyển tại bề mặt bằng 6,1 millibar.
2. Vòng ngoài Hệ Mặt Trời
+> Sao Mộc (Jupiter)
- Phát hiện: Do người La Mã và Hy Lạp cổ đại phát hiện. Có thể quan sát bằng mắt thường.
- Tên gọi: Đặt theo tên thần thoại Hy Lạp và La Mã
- Đường kính: 139.822 km
- Quỹ đạo: 11,9 năm Trái Đất
- Ngày: 9.8 giờ Trái Đất
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời với khối lượng bằng 318 lần khối lượng Trái Đất. Đây là một hành tinh khí khổng lồ với thành phần chủ yếu là hydro và heli. Nhiệt lượng khổng lồ từ bên trong Sao Mộc tạo ra các dải mây và Vết đỏ lớn.
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời
Sao Mộc có từ trường mạnh với 63 vệ tinh xung quanh, trông giống như hệ Mặt trời thu nhỏ.
+> Sao Thổ (Saturn)
- Phát hiện: Do người La Mã và Hy Lạp cổ đại phát hiện. Có thể quan sát bằng mắt thường.
- Tên gọi: Đặt theo tên thần nông nghiệp La Mã
- Đường kính: 120.500 km
- Quỹ đạo: 29,5 năm Trái Đất
- Ngày: Khoảng 10,5 giờ Trái Đất
Sao Thổ có đặc trưng khác biệt rõ rệt đó là hệ vành đai có kích thước rất lớn được tạo ra từ đá và băng đá. Đây là một hành tinh khí khổng lồ, chủ yếu chứa khí hydro và heli. Xung quanh nó có 63 vệ tinh.
Sao Thổ là một hành tinh khí khổng lồ
+> Sao Thiên Vương (Uranus)
- Phát hiện: Do William Herschel phát hiện vào năm 1781
- Tên gọi: Đặt theo tên vị thần bầu trời của người Hy Lạp cổ
- Đường kính: 51.120 km
- Quỹ đạo: 84 năm Trái Đất
- Ngày: 18 giờ Trái Đất
Sao Thiên Vương là một hành tinh độc nhất với 27 vệ tinh đã biết xung quanh. Đây là hành tinh khí khổng lồ duy nhất có đường xích đạo vuông góc với quỹ đạo của chính nó, gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh.
Sao Thiên Vương có màu lục – lam
Sao Thiên Vương có màu lục – lam do có chứa nhiều khí metan trong khí quyển.
+> Sao Hải Vương (Neptune)
- Phát hiện: Năm 1846
- Tên gọi: Đặt theo tên vị thần nước của La Mã
- Đường kính: 49.530 km
- Quỹ đạo: 165 năm Trái Đất
- Ngày: 19 giờ Trái Đất
Là hành tinh có nhiều cơn gió mạnh nhất, thậm chí tốc độ gió còn nhanh hơn tốc độ âm thanh. Khối lượng của sao Hải Vương gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất và xung quanh nó có 13 vệ tinh đã biết.
Sao Hải Vương là hành tinh có nhiều cơn gió mạnh nhất
3. Vùng bên ngoài Sao Hải Vương
+> Sao Diêm Vương
- Phát hiện: Clyde Tombaugh năm 1930
- Tên gọi: Đặt theo tên thần địa ngục của La Mã, Hades
- Đường kính: 2.301 km
- Quỹ đạo: 248 năm Trái Đất
- Ngày: 6.4 ngày Trái Đất
Nó từng được xem là hành tinh thứ 9 tính từ Mặt Trời và còn được gọi với cái tên khác là hành tinh lùn Pluto. Quỹ đạo của sao Diêm Vương nằm trong quỹ đạo của sao Hải Vương, sau đó tách ra khỏi quỹ đạo đó, có góc nghiêng khoảng 17,1 độ so với mặt phẳng chính của hệ Mặt Trời.
Hành tinh lùn Pluto
Đây là một hành tinh đá, lạnh và có bầu không khí rất phù du.
+> Hành tinh thứ 9 (Planet Nine)
Hành tinh thứ 9 quay xung quanh Mặt Trời với khoảng cách xa gấp 20 lần quỹ đạo của sao Hải Vương, tương đương khoảng 600 lần quỹ đạo Mặt Trời tính từ ngôi sao. Nó được phát hiện nhờ hiệu ứng hấp dẫn của nó lên các hành tinh khác trong vành đai Kuiper, một khu vực nằm rìa hệ Mặt Trời.
Hành tinh thứ 9 có thể là một hố đen có khối lượng bằng một hành tinh
Chúng ta không thể quan sát trực tiếp hành tinh thứ 9.
Vậy là LabVIETCHEM đã giúp các bạn hiểu thêm phần nào về hệ Mặt Trời và 9 hành tinh thuộc hệ Măt Trời. Và các bạn hãy nhớ rằng, chỉ có duy nhất một hệ Mặt Trời trong dải ngân hà.
Tham khảo thêm:
- Bức xạ nhiệt là gì? Bản chất và tác động của bức xạ nhiệt lên con người
- Ánh sáng là gì? Tác dụng của ánh sáng đến con người và các loài sinh vật sống
Từ khóa » Các Hệ Mặt Trời Là Gì
-
Hệ Mặt Trời – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cổng Thông Tin:Hệ Mặt Trời – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Mặt Trời Là Gì? - Vietnamnet
-
Hệ Mặt Trời Là Gì Có Bao Nhiêu Hành Tinh - VietChem
-
Hệ Mặt Trời Là Gì? Trong Hệ Mặt Trời Có Mấy Hành Tinh? - Thiết Bị Rửa Xe
-
Hệ Mặt Trời Có Bao Nhiêu Hành Tinh | Thứ Tự Các Sao | - Vimi
-
Thứ Tự Của Các Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời
-
Hệ Mặt Trời Có Bao Nhiêu Hành Tinh? - Luật Hoàng Phi
-
5 Câu đố Về Các Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời - VnExpress
-
7 Bí ẩn Về Hệ Mặt Trời Chưa Có Lời Giải - Báo Tuổi Trẻ
-
KHÁM PHÁ HỆ MẶT TRỜI – SOLAR SYSTEM | Anh Văn
-
Số Lượng Hành Tinh Tối đa Có Thể Quay Quanh Mặt Trời Là Bao Nhiêu?
-
10 Sự Thật đáng Kinh Ngạc Về Hệ Mặt Trời | VOV.VN