Có Bao Nhiêu Loại Bảo Hiểm Và Phân Biệt Các Loại Như ... - VietNamNet
Có thể bạn quan tâm
Thực tế cho thấy hầu hết người dân trên cả nước hiện nay đều sở hữu cho mình ít nhất 1 loại bảo hiểm. Người lao động bắt buộc tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp và Bảo hiểm y tế. Người sở hữu xe cơ giới thì có Bảo hiểm tai nạn. Những người có thu nhập tốt hơn thì tham gia cả Bảo hiểm nhân thọ để phòng ngừa rủi ro cho tương lai hay để lại một số tiền nhất định cho con cái.
Có rất nhiều loại bảo hiểm trên thị trường, được phân loại theo đối tượng hoặc hình thức tham gia. Dễ dàng nhất, bảo hiểm được thành 2 loại chính là Bảo hiểm do Nhà nước thực hiện và Bảo hiểm thương mại. Cùng chúng tôi tìm phân loại những loại bảo hiểm này.
Bảo hiểm do Nhà nước thực hiện
1. Bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng hoặc mức lương cơ sở… tùy từng đối tượng. Hiện tại, Nhà nước có chính sách hỗ trợ từ 30% -100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng như người có công với cách mạng, hộ gia đình cận nghèo, học sinh sinh viên...
2. Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Mức đóng hằng tháng của người lao động Việt Nam bằng 8% mức tiền lương tháng/ lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Các chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện là hưu trí và tử tuất.
3. Bảo hiểm tiền gửi: Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng.
Bảo hiểm thương mại Hiện nay có 3 loại hình bảo hiểm thương mại bao gồm: Bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm phi nhân thọ và Bảo hiểm sức khỏe.
1. Bảo hiểm nhân thọ: Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết. Bảo hiểm nhân thọ có 7 loại hình bảo hiểm sau:
Bảo hiểm sinh kỳ: Người tham gia bảo hiểm sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm nếu như còn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng.
Bảo hiểm tử kỳ: Người tham gia bảo hiểm sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm nếu như chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng.
Bảo hiểm hỗn hợp là loại hình bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ.
Bảo hiểm trọn đời là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người tham gia chẳng may qua đời vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống.
Bảo hiểm trả tiền định kỳ là loại hình bảo hiểm cho cuộc sống của người được bảo hiểm, nếu sống đến thời hạn nhất định thì được bên bảo hiểm trả tiền theo các kỳ hạn thỏa thuận
Bảo hiểm hưu trí là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người tham gia đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận.
Bảo hiểm liên kết đầu tư là loại hình bảo hiểm nhân thọ kết hợp cả 2 yếu tố là bảo vệ rủi ro và đầu tư sinh lời.
2. Bảo hiểm sức khỏe: Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người tham gia bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Bảo hiểm tai nạn con người là loại hình bảo hiểm cho những trường hợp bị tổn thương thân thể hoặc tử vong do tai nạn.
Bảo hiểm y tế thương mại hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh khi người tham gia không may gặp rủi ro ốm đau bệnh tật, tai nạn...
Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe hỗ trợ chi phí điều trị và trợ cấp cho người tham gia trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, phẫu thuật, tai nạn, thai sản…
3. Bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.
Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại là sản phẩm bảo hiểm cho đối tượng tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không.
Bảo hiểm hàng không là loại hình bảo hiểm dành riêng cho hoạt động của máy bay và những rủi ro liên quan đến quá trình vận chuyển bằng đường hàng không (bao gồm hàng hóa và con người).
Bảo hiểm xe cơ giới là loại hình bảo hiểm dành cho xe cơ giới nhằm bồi thường cho chủ xe khi không may xảy ra rủi ro liên quan đến con người, chiếc xe hoặc hàng hóa trên xe.
Bảo hiểm cháy, nổ là loại hình bồi thường cho các thiệt hại xảy ra đối với tài sản của cơ sở được bảo hiểm khi không may xảy ra rủi ro cháy, nổ.
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu thường cho các thiệt hại xảy ra đối với thân vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị tàu do những hiểm họa của biển/sông nước gây ra, hoặc do những tai nạn bất ngờ.
Bảo hiểm trách nhiệm là loại hình bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến những trách nhiệm pháp lý hay nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại do lỗi của người được bảo hiểm làm tổn hại cho các tổ chức, cá nhân khác.
Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính là loại hình bảo hiểm cho những khoản vay giúp người đi vay trả nợ ngân hàng khi không may gặp rủi ro bất ngờ.
Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh là loại hình bảo hiểm cho những rủi ro về tài sản trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảo hiểm nông nghiệp là loại hình bảo hiểm cho đối tượng sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
(Theo Nhịp Sống Việt/ Tổ quốc)
Từ khóa » Các Loại Bh
-
Cách Phân Biệt Các Loại Bảo Hiểm Cá Nhân Cơ Bản Bạn Cần Biết
-
Danh Sách Các Loại Hình Bảo Hiểm Nhân Thọ Thông Dụng Hiện Nay
-
Các Loại Bảo Hiểm Hiện Nay Và Cách Phân Biệt Cơ Bản - Manulife
-
Tổng Hợp Tất Cả Các Loại Bảo Hiểm Phổ Biến Hiện Nay - Generali
-
3 Loại Bảo Hiểm Cơ Bản Cần Thiết Cho Mỗi Người
-
Phân Loại Các Loại Hình Bảo Hiểm - Bảo Việt
-
Có Bao Nhiêu Loại Bảo Hiểm Và Phân Biệt Các Loại Như Thế Nào?
-
Các Loại Bảo Hiểm Phổ Biến Tại Việt Nam (2021) | GoMoney
-
Tìm Hiểu Về Các Loại Bảo Hiểm Bắt Buộc Hiện Nay - Ibaoviet
-
Bảo Hiểm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khi đi Làm Phải đóng Những Loại BH Nào? - Pháp Lý Khởi Nghiệp
-
Các Loại Hình Bảo Hiểm Bắt Buộc ở Nước Ta_
-
5 Loại Hình Bảo Hiểm ô Tô Mà Chủ Xe Cần Quan Tâm | MSIG