Có Bao Nhiêu Loại Kính Xây Dựng? Các Loại Kính Thông Dụng Trên Thị ...
Có thể bạn quan tâm
Các loại kính thông dụng, kính xây dựng thông dụng hiện nay
Ngày nay, phần lớn các hệ thống tòa nhà, trung tâm thương mại, siêu thị hay khách sạn,… thậm chí cả một số biệt thự riêng cũng đã được chủ đầu tư lựa chọn kính như một giải pháp mới. Các công trình sử dụng kính hiện nay đang thu hút hầu hết sự quan tâm của các chủ đầu tư, kiến trúc sư không chỉ bởi sự mới mẻ trong công nghệ mà còn đạt được tầm thế cao trong kiến trúc bởi các tiêu chí về không gian, tầm nhìn, ánh sáng hay sự tiện dụng mà còn mang nét đặc trưng khi thể hiện được sự sang trọng và quý phái trong sắc màu,… Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm về kính rất đa dạng và phong phú các loại mẫu. Bài viết này kính cường lực sẽ giới thiệu cho bạn biết thêm về một số chủng loại kính xây dựng và các ứng dụng của nó.
Kính xây dựng là gì
Kính xây dựng là loại kính được sử dụng trong quá trình xây dựng các hạng mục nhà cửa và được thay thế cho nhiều nguyên vật liệu thô xơ, cứng nhắc trước kia. Khi sử dụng kính trong xây dựng, bạn có thể tận dụng được hết ánh sáng tự nhiên đi xuyên qua kính để vào nhà, giúp ngôi nhà thông thoáng rộng rãi và giàu tính thẩm mỹ hơn. Kính xây dựng còn giúp thay thế những bức tường thô cứng kín mít che khuất tầm nhìn đối với những cửa hàng mặt tiền, nhà phố cần trưng bày đồ đạc hàng hóa để giới thiệu sản phẩm tới tay người tiêu dùng ngay từ cái nhìn bên ngoài đường.
Các loại kính thông dụng trên thị trường và trong xây dựng
Kính dán an toàn nhiều lớp
Kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt được sản xuất từ hai hay nhiều lớp kính ghép lại và giữa các kính được liên kết với nhau bằng màng PVB Kính an toàn – Khi có lực tác động, màng phim PVB có tác dụng giữ chặt các mảnh kính vỡ giúp chúng không bị rơi ra ngoài, giảm rủi ro, tránh gây sát thương cho người sử dụng. Đặc biệt, màng phim PVB còn tạo thành màng chắn chống sự xâm nhập từ bên ngoài (chống đạn, chống trộm,…). Bên cạnh đó, màng phim PVB còn có khả năng hạn chế hiệu ứng nhiệt và những bức xạ UV có hại cho sức khỏe giúp giảm thiểu tiếng ồn nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm kính dán an toàn cho một cuộc sống an toàn, bền vững của chính bạn và gia đình bạn. Cũng chính nhờ những tính năng ưu việt này nên kính dán an toàn được ứng dụng rộng rất rộng rãi trong kiến trúc xây dựng và nền công nghiệp hiện đại. Kính dán an toàn được ứng dụng làm cửa sổ, mái hiên, cửa ra vào, màn chắn mưa hay đơn giản như bể cá,… Kính dán an toàn gồm các loại 4,38 mm, 5,38 mm, 6,38mm, 8,38mm, 10,38mm,… với các màu như: trắng trong, trắng sữa, nâu trà, xanh đen, xanh lá cây, xanh nước biển,… vô cùng đa dạng và phù hợp với sở thích của mọi người tiêu dùng.
Kính cách âm cách nhiệt
Kính cách âm cách nhiệt hay còn được gọi là kính hộp cách âm cách nhiệt là loại kính được cấu tạo bởi hai hay nhiều lớp kính nổi chất lượng cao trở lên. Trong đó ngăn cách giữa các lớp kính là thanh cử nhôm (aluminum spacer) được nạp hạt hút ẩm và kết dính với nhau bằng các lớp keo Butyl, làm giảm khả năng dẫn nhiệt giữa thanh cử nhôm và các lớp kính, đồng thời còn tăng khả năng chống xâm nhập của không khí. Đặc biệt, tất cả các hộp kính đều được nạp khí Argon (khí trơ) làm tăng tối đa khả năng cách nhiệt và tránh sự ngưng tụ sương. Các hộp kính được bịt kín bằng keo hai thành phần Polyisobutylene làm tăng khả năng linh hoạt trong quá trình ứng dụng lắp đặt, đảm bảo độ bền tối đa trước các ứng suất và nhiệt độ khắc nghiệt của thiên nhiên. Kính hộp cách âm cách nhiệt còn được sử dụng để đạt mục tiêu tiết kiệm đáng kể chi phí về tiêu hao năng lượng do có tính siêu cách nhiệt cũng như ưu điểm vượt trội về tính siêu cách âm, giúp giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài, tăng tối đa khả năng tiết kiệm năng lượng, khả năng chống ẩm tuyệt đối và khả năng bền vững về kết cấu.
Sản phẩm kính cường lực
Kính cường lực (kính tôi, kính temper) là kính được tôi ở nhiệt độ khoảng 700 độ C và để nguội nhanh bằng khí nhằm tạo sức căng trên bề mặt, tăng khả năng chịu lực, chống lực va đập, chịu tải trọng lớn và chống vỡ do ứng suất nhiệt. Kính cường lực sẽ có những đặc điểm:
Chịu lực gấp 4-5 lần so với các loại kính nổi thông thường cùng loại, cùng độ dày và kích thước. Khi bị tác động gây vỡ thì kính cường lực sẽ vỡ thành nhiều mảnh vụn nhỏ riêng biệt và không có những cạnh sắc như kính thông thường nên không hề gây nguy hiểm cho người sử dụng. Kính cường lực chịu được độ sốc nhiệt rất cao, sự chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt và có lớp lõi trên 200 độ C trong khi các loại kính thường khác chỉ chênh lệch nhiệt độ cho phép không quá 50 độ C.
Toàn bộ sản phẩm kính cường lực đều được đưa qua thiết bị kiểm tra kính sau khi tôi (Heat-Soak-Test). Trong quá trình kiểm tra này, những tấm kính lỗi sẽ tự vỡ và bị loại bỏ nhằm giảm thiểu nguy cơ “vỡ tự phát” khi sử dụng. Và đặc biệt, tại Việt Nam hiện nay chúng tôi chính là đơn vị duy nhất đang nhập khẩu thiết bị kiểm tra kính này của CHLB Đức theo tiêu chuẩn kiểm tra EN 14179-1 09/2005.
Kính phản quang
Kính phản quang là loại kính phẳng được phủ trên bề mặt một lớp phản quang bằng oxit kim loại. Lớp phản quang bằng oxit kim loại này có tác dụng làm giảm luồng nhiệt dư thừa và độ chói sáng, cân bằng những ánh sáng thông thường và có khả năng đặc biệt ngăn chặn tia UV gây hại cho con người. Kính phản quang còn có khả năng giảm tới gần 21% nhiệt lượng của không khí trong các tòa nhà cao tầng và chính nhờ khả năng giảm bức xạ nhiệt rất tốt nên kính phản quang thường được dùng làm cửa sổ, mái kính, vách kính để giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt của các mảng tường khi phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, kính phản quang vẫn mang đầy đủ tính chất của kính thường phẳng nên ta có thể ghép dán thành kính dán an toàn, tôi cường lực hay uốn cong,…
Kính Low-e
Low-e là loại kính đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhờ những đặc tính vượt trội trong việc làm giảm sự hấp thụ nhiệt và quá trình truyền tải nhiệt lượng. Loại kính này được phủ lên bề mặt một lớp metalic siêu mỏng với khả năng làm chậm sự phát tán nhiệt và ngăn ngừa sức nóng của ánh sáng mặt trời. Do đó nên nó đặc biệt phù hợp với các công trình xây dựng tại khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam trong việc chống nóng vào mùa hè và giữ nhiệt vào mùa đông. Với tính năng hạn chế sự truyền nhiệt từ ngoài vào và từ trong ra ngoài, kính low-e còn giúp bạn có được một giải pháp tối ưu cho việc giữ nhiệt độ trong phòng luôn ổn định theo ý muốn mà không cần mất quá nhiều chi phí. Ngoài ra, ta còn có thể gia tăng tính năng của kính low-e bằng cách ghép dán thành kính dán an toàn, tôi cường lực hay ghép hộp, … Đặc biệt, kính low- e còn được sử dụng công nghệ thổi từ tính để phủ một hoặc nhiều lớp kim loại hay hóa chất đặc biệt lên bề mặt kính giúp cản sức nóng trên bề mặt.
Kính dán
Kính dán của kính an toàn được sản xuất dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ tôi cường lực và dán rất an toàn. Kính rạn gồm có một lớp kính cường lực được ghép vào giữa hai lớp kính thường bằng màng phim PVB, trong đó tấm kính cường lực ở giữa được làm nổ và nhờ màng phim PVB liên kết với 2 tấm kính thường bên ngoài để tạo thành một màng chắn khiến cho các mảnh vụn không bị văng ra ngoài khi vỡ. Với sự kết hợp này nhà sản xuất đã tạo ra một loại sản phẩm kính dán an toàn độc đáo, mang đến một phong cách vô cùng mới cho nghệ thuật trang trí bằng kính.
Mọi chi tiết liên quan đến sản phẩm xin liên hệ vào hotline (0972836159) của doanh nghiệp. Để được hỗ trợ tốt hơn về dịch vụ cũng như là các sản phẩm về cửa kính cường lực xây dựng, kính màu ốp bếp, vách kính cường lực ,…
Share on FacebookShare on TwitterShare on LinkedinTừ khóa » Các Loại Kiếng
-
Các Loại Kính Và Cấu Tạo Các Loại Kính Dùng Trong Xây Dựng
-
Các Loại Kính Và Cấu Tạo Các Loại Kính ... - Nhà Thầu Nhôm Kính Fintech
-
Các Loại Kính Xây Dựng Và ứng Dụng Cụ Thể Của Từng Loại - Viglacera
-
Kính Cường Lực Có Mấy Loại? Loại Kính Cường Lực Nào Tốt Nhất
-
Các Loại Kính Thường Gặp
-
Các Loại Kính Cửa Sổ Phổ Biến Trên Thị Trường - Toàn Cầu Invest
-
Phân Biệt Các Loại Kính - Wisdom Vina
-
Các Loại Kính Dùng Trong Xây Dựng Và ứng Dụng Của Từng Loại
-
Kính Cường Lực Có Mấy Loại? Loại Kính Cường Lực Nào Tốt
-
Kính Cường Lực Có Mấy Loại? Nên Chọn Loại Kính Cường Lực Nào?
-
Phân Loại Kính Cường Lực Và Cách Chọn Kính ... - NAMWINDOWS
-
CÁC LOẠI KÍNH THƯỜNG DÙNG KHI LÀM CỬA