Có Bắt Buộc Phải đi Bầu Cử? Không đi Bầu Cử Bị Phạt Không?
Có thể bạn quan tâm
Bầu cử đại biểu Quốc hội. Hội đồng nhân dân là quyền tham gia, quản lý nhà nước của cử chi. Các quyền này được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan. Qua đó xác định quyền lựa chọn người có năng lực, khả năng và tín nhiệm vào làm việc trong Bộ máy nhà nước. Nhiều người thắc mắc về việc bầu cử là quyền hay nghĩa vụ của công dân. Cũng như nếu không đi bầu cử có bị ràng buộc trách nhiệm pháp lý không. Sau đây, công ty Luật Dương gia có bài viết trả lời như sau:
Căn cứ pháp lý:
– Hiến pháp năm 2013.
– Luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư! Em tên Hoàng, nay em muốn hỏi luật sư về việc bầu cử quốc hội, trong trường hợp em không đi bầu cử thì có bị làm sao không ạ, tại có ông chú kia nói là em không đi bầu thì mốt khỏi làm hồ sơ hay chứng từ gì được, theo em tìm kiếm trên các trang MXH thấy người ta viết là bầu cử là quyền công dân chứ không phải nghĩa vụ cho nên không đi bầu cũng không sao, mong Luật sư giải đáp. Em cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Mục lục bài viết
- 1 1. Có bắt buộc phải đi bầu cử không?
- 2 2. Thuật ngữ tiếng Anh:
- 3 3. Không đi bầu cử có bị phạt không?
- 4 4. Có được nhờ người khác đi bầu cử hộ không?
1. Có bắt buộc phải đi bầu cử không?
Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định. Bởi nhà nước Việt nam là nước của dân, dân phải được thực hiện quyền làm chủ của mình. Từ đó nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước.
Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Công dân đi bầu cử là đang thực hiện quyền của mình, để bầu người xứng đáng, đại diện cho quyền lợi của chính mình.
Theo Hiến pháp 2013 quy định về quyền bầu cử như sau:
“Điều 27.
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.”
Độ tuổi cũng phản ánh trong khả năng, điều kiện được thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân. Đây là các điều kiện cần bên cạnh các điều kiện đủ về năng lực, phẩm chất.
Quy định này một lần nữa được khẳng định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015:
“Điều 2. Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.”
Hai văn bản này đều nhắc đến bầu cử là quyền chứ không phải nghĩa vụ của công dân.
Nhận xét:
Theo đó, bầu cử là quyền của mỗi công dân. Đã là quyền thì bạn có thể lựa chọn thực hiện hoặc không mà đều được pháp luật cho phép. Do đó không ai được quyền bắt ép bạn bầu cử theo ý chí của họ.
Cán bộ xã phường chỉ có nhiệm vụ nhắc nhở bạn đi bỏ phiếu, không được xử phạt hay gây khó khăn cho bạn. Tuy nhiên đã là một công dân mong muốn đóng góp cho đất nước, bạn cần thể hiện ý chí, lựa chọn của mình đối với người sẽ thay mặt quản lý nhà nước.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Bầu cử tiếng Anh là Vote.
Quyền bầu cử của công dân tiếng Anh là Citizens’ right to vote.
3. Không đi bầu cử có bị phạt không?
Tuy nhiên, Điều 15 Hiến pháp 2013 quy định:
“1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.”
Như vậy, dù là quyền nhưng công dân cũng cần thực hiện quyền này đầy đủ, đúng quy định của pháp luật. Các quyền lợi này được đảm bảo bên cạnh nghĩa vụ đóng góp, xây dựng đất nước. Các quyền lợi chỉ được đảm bảo nhận về nếu bạn thực hiện nghĩa vụ tương ứng.
Trong trường hợp này phải hiểu là công dân cần phát huy vai trò, giá trị cũng như đóng góp một lá phiếu ở ý kiến của mình. Từ đó tham gia vào xây dựng đất nước.
Phân tích các quy định pháp luật:
Các cơ quan Nhà nước mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện để người dân nâng cao ý thức, tham gia bầu cử. Các công tác tuyên truyền giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa khi tham gia bầu cử.
Khi chọn được người có năng lực, phẩm chất đầy đủ tham gia lãnh đạo, các quyền công dân sẽ được nhận về hiệu quả hơn. Đây cũng là cơ hội để người dân lựa chọn ra những người “có đức, có tài”, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình, thay mặt mình tham gia vào hệ thống chính trị,… Chính các công dân cũng đang thể hiện quyền lực, ý chí của mình trong tham gia quản lý đất nước.
Không có quy định nào xử phạt công dân không đi bầu cử cả:
Mọi hành vi gây khó khăn bằng biện pháp hành chính của các chủ thể quản lý hay cơ quan nhà nước khác là vi phạm pháp luật. Như các biện pháp: không ký các loại giấy tờ, trừ điểm thi đua, hạ hạnh kiểm sinh viên,…. để ép buộc công dân tham gia bầu cử đủ số lượng, không đảm bảo chất lượng.
Đối với những cử tri không tham gia bầu cử, họ được quyền lựa chọn và thực hiện quyền đó. Do vậy mà các hành vi kia đều là những hành vi xâm hại quyền tự do của công dân, phải bị xử lý theo luật định.
Bởi trên thực tế, hiện nay trong các văn bản xử phạt vi phạm hành chính, không ghi nhận quy định xử phạt đối với người đủ điều kiện bầu cử không tham gia bầu cử. Cũng như bầu cử chỉ được ghi nhận là quyền của công dân, vận động nhân dân thực hiện tốt các quyền của họ.
4. Có được nhờ người khác đi bầu cử hộ không?
* Nguyên tắc bỏ phiếu:
Theo Điều 69 Luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 2015 quy định nguyên tắc bỏ phiếu như sau:
“Điều 69. Nguyên tắc bỏ phiếu
1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.
2. Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
[…..]
5. Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
7. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.
8. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.”
– Phân tích quy định pháp luật:
Như vậy công dân khi đủ điều kiện về độ tuổi được tham gia bỏ phiếu. Lúc này, mỗi công dân là một cử tri, có một lá phiếu bầu. Tính chất bình đẳng được thể hiện trong số lượng phiếu bầu, giá trị quyết định của mỗi cử tri là như nhau.
Các cử tri được thể hiện lựa chọn, quyết định của mình một cách khách quan, độc lập. Ý chí của họ không cần phụ thuộc vào các chủ thể khác. Bất cứ ai tác động, ép buộc cử tri bỏ phiếu cho người khác đều đang vi phạm quyền của cử tri.
Các quyền dành cho mỗi cử tri là ngang nhau, gắn với quyền nhân thân. Do đó mà cử tri phải tự mình bầu cử, không được nhờ người khác bầu thay.
* Đối với các nhóm cử tri không tự viết phiếu bầu:
“3. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.”
Vì một số lý do khách quan mà họ không thể tự viết. Tuy nhiên họ phải thể hiện ý chí, lựa chọn để phản ánh đúng trên phiếu bầu. Người viết hộ phải tôn trọng quyền của cử tri.
* Đối với nhóm cử tri già yếu, ốm đau, bệnh tật:
“4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.”
Quy định này giúp cử tri được tiếp cận, được thực hiện quyền của họ một cách tốt nhất. Họ được trực tiếp bầu cử tại nơi ở, nơi sinh hoạt, được tạo điều kiện tuyệt đối. Để đảm bảo khả năng, quyền lợi tham gia bầu cử.
* Đối với nhóm cử tri bị hạn chế quyền công dân:
Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
Các cơ sở là nơi tập chung số lượng lớn công dân có quyền bầu cử. Họ có thể bầu cử ngay tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trại tạm giam,…. Để đảm bảo các quyền công dân của họ khi đang chấp hành biện pháp hạn chế đi lại.
* Kết luận:
Như vậy, công dân không được phép nhờ người nhà đi bầu cử hộ. Bởi đây là quyền được gắn với chính cá nhân đó. Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình. Thực hiện việc tiếp cận, hỗ trợ tốt nhất cho cử tri về địa điểm, cách thức tham gia bỏ phiếu.
Theo đó, bạn phải tự mình đi bỏ cử, không được nhờ người khác đi bầu hộ. Đây là trách nhiệm đi kèm với quyền bầu cử được trao cho cử tri. Trường hợp bạn không thể có mặt để bỏ yếu thì bạn có thể làm giấy ủy quyền cho người khác để có thể bỏ phiếu hộ bạn.
Từ khóa » đi Bầu Cử
-
BÀI CA BẦU CỬ 2021 - AMEE X GREY D X HỨA KIM TUYỀN
-
Những điều Cử Tri Cần Biết Khi đi Bầu Cử - UBND Tỉnh Kon Tum
-
Bầu Cử VN: Thực Chất Bỏ Phiếu Là Quyền Hay Nghĩa Vụ? - BBC
-
Nghịch Lý Bầu Cử Việt Nam: Cử Tri đi Bầu Chỉ để Cho Xong? - BBC
-
Có Bắt Buộc Phải đi Bầu Cử? Không đi Bầu Cử Có Bị Sao Không?
-
Những điều Cử Tri Cần Biết Khi đi Bầu Cử - Duy Tiên
-
99,80% Cử Tri đi Bỏ Phiếu Bầu Cử đại Biểu Quốc Hội Và đại Biểu ...
-
06 điều Cử Tri Cần Biết Về Bầu Cử đại Biểu Quốc Hội, Hội đồng Nhân ...
-
Bầu Cử Là Quyền Và Nghĩa Vụ Của Công Dân
-
Quy Trình 6 Bước Cử Tri Thực Hiện Khi đi Bầu Cử - Xã Nga An
-
NHỮNG ĐIỀU CỬ TRI CẦN LƯU Ý KHI ĐI BẦU CỬ - Quốc Hội
-
Cuộc Bầu Cử Năm 2021 Diễn Ra Trọn Vẹn, Tỷ Lệ Cử Tri đi Bầu đạt 99,57%
-
Thừa Thiên Huế Có Tỉ Lệ Cử Tri đi Bầu Cử Thuộc Nhóm Cao Toàn Quốc
-
Bầu Cử địa Phương - Bộ Nội Vụ