Cờ Ca-rô – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. (tháng 10/2021) |
Cờ ca-rô (hay sọc ca-rô) là một trò chơi dân gian. Cờ ca-rô trong tiếng Triều Tiên là omok (오목) và trong tiếng Nhật là 五目並べ (gomoku narabe); tiếng Anh, sử dụng lại tiếng Nhật, gọi là gomoku.
Ban đầu loại cờ này được chơi bằng các quân cờ vây (quân cờ màu trắng và đen) trên một bàn cờ vây (19x19). Quân đen đi trước và người chơi lần lượt đặt một quân cờ của họ trên giao điểm còn trống. Người thắng là người đầu tiên có được một chuỗi liên tục gồm 4 quân hàng ngang, hoặc dọc, hoặc chéo không bị chặn đầu nào. Một khi đã đặt xuống, các quân cờ không thể di chuyển hoặc bỏ ra khỏi bàn, do đó loại cờ này có thể chơi bằng giấy bút. Ở Việt Nam, cờ này thường chơi trên giấy tập học sinh (đã có sẵn các ô ca-rô), dùng bút đánh dấu hình tròn (O) và chữ X để đại diện cho 2 quân cờ. Cách chơi cũng tương tự nhưng người thắng là người có được một chuỗi liên tục 5 quân cờ hàng ngang, hoặc dọc, hoặc chéo mà không bị chặn hoặc bị quân khác ngắc đường quân cờ.
Trong các luật bổ sung như vậy thì luật renju (theo tên gọi của người Nhật) là phức tạp và chặt chẽ nhất, đồng thời cũng giúp cân bằng cơ hội của quân trắng (đi sau) với quân đen.
Luật chơi Gomoku (cờ ca-rô)
[sửa | sửa mã nguồn]Theo các giải thi đấu quốc tế hiện tại, Gomoku được chơi theo luật Swap2 để đáp ứng công bằng.
Người đi trước xếp 3 quân cờ đầu tiên lên bàn theo ý muốn và để người đi sau chọn:
- Nếu đồng ý với thế cờ, người đi sau chỉ cần chơi tiếp từ nước thứ 4 như thường lệ.
- Nếu không đồng ý với thế cờ, người đi sau có thể đổi bên hoặc đặt thêm 2 quân cờ tiếp theo (tạo thế mới) để người đi trước chọn màu (quân cờ đầu tiên luôn là màu đen), ván cờ tiếp tục như thường lệ từ thế cờ đó.
Theo luật Standard gomoku, một hàng có nhiều hơn 5 quân liên tiếp cùng màu (overline) không được coi là thắng lợi, trận đấu vẫn tiếp tục cho đến khi một bên có đúng 5 quân trong hàng hoặc kết quả sẽ là hòa, nếu không có ai đáp ứng điều kiện đó. Biến thể Free gomoku thì chỉ cần có từ 5 quân thẳng hàng trở lên, không cần cố định phải là đúng 5 quân như luật Standard.
Trong thi đấu quốc tế, luật thi đấu dựa trên hình thức: người nào ăn 5 trên 9 ván cờ trước thì thắng.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Cờ vây
- Cờ thế
- Cờ tam quốc
- Cờ tướng
- Cờ úp
- Cờ vua
- Shogi
- Janggi
- Saturanga
- Cờ gánh
- Cờ toán Việt Nam
- Cờ tư lệnh
- Tic-tac-toe
- Cờ đam
- Cờ Othello
- Cờ cá ngựa
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Renju International Federation website
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
Từ khóa » Trò Chơi Caro Tiếng Anh Là Gì
-
Cờ Caro Tiếng Anh Là Gì ? Cờ Ca Rô Trong Tiếng Anh Là Gì
-
Cờ Ca Rô Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Cờ Caro Tiếng Anh Là Gì
-
Từ Vựng Tiếng Anh Về Board Game - Leerit
-
" Cờ Caro Tiếng Anh Là Gì - Từ Vựng Tiếng Anh Về Board Game
-
Cờ Caro Tiếng Anh Là Gì
-
Cờ Caro Tiếng Anh Là Gì - TTMN
-
Cờ Caro Tiếng Anh Là Gì
-
Cờ Caro Tiếng Anh Là Gì – Từ Vựng Tiếng Anh Về Board Game
-
Cờ Caro Tiếng Anh Là Gì - Từ Vựng Tiếng Anh Về Board Game
-
"Cờ Ca-rô" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Cờ Caro Tiếng Anh Là Gì
-
Cờ Caro Tiếng Anh Là Gì Cũng Như Cờ Chớp Là Gì - Bình Dương
-
Cờ Caro Tiếng Anh Là Gì