Có Các Xét Nghiệm Viêm Khớp Dạng Thấp Nào Và ý Nghĩa - Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Khi nào nên xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp?
Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh tự miễn, nghĩa là xảy ra rối loạn hoạt động hệ thống miễn dịch khiến các màng bao quanh khớp hoặc bao hoạt dịch khớp bị hệ miễn dịch tấn công. Sự tấn công này cũng gây tổn thương, viêm nhiễm, phá hủy sụn và xương trong khớp. Đây là bệnh lý phức tạp, khó điều trị, gây hậu quả nặng nề tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh rối loạn miễn dịch
Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực, triệu chứng của viêm khớp dạng thấp có thể cải thiện tốt. Tuy nhiên triệu chứng bệnh giai đoạn sớm thường dễ gây nhầm lẫn với bệnh viêm, đau khớp thông thường nên nhiều trường hợp điều trị sai cách khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Khi có các dấu hiệu sau, người bệnh nên đi khám và thực hiện xét nghiệm để biết bản thân có mắc viêm khớp dạng thấp hay không và nếu mắc thì ở mức độ nào của bệnh.
-
Cứng khớp sau khi thức dậy hoặc sau khi đứng, ngồi quá lâu ở một tư thế. Cứng khớp kéo dài đến hàng giờ khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động.
-
Dưới da xuất hiện hạt cộm bất thường, kích thước nhỏ chỉ khoảng 5 - 15 mm không gây đau, thường gặp ở khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay hay đầu gối.
-
Dấu hiệu viêm các khớp thường xuất hiện ở bàn tay.
-
Triệu chứng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, hay sốt, da dẻ xanh xao.
Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến khớp tứ chi
Những triệu chứng trên có thể gặp trong bệnh khác không phải viêm khớp dạng thấp song xét nghiệm cũng giúp chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.
2. Có những loại xét nghiệm viêm khớp dạng thấp nào?
Có nhiều xét nghiệm để chẩn đoán xác định viêm khớp dạng thấp và giai đoạn, mức độ bệnh, có thể chia thành 2 nhóm chính sau:
2.1. Xét nghiệm cơ bản
Khi người bệnh có các dấu hiệu viêm khớp dạng thấp, đầu tiên bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cơ bản nhằm xác định mức độ viêm nhiễm và phân biệt với các bệnh có triệu chứng tương tự. Cụ thể các xét nghiệm này bao gồm:
Xét nghiệm công thức máu
Xét nghiệm công thức máu vừa giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh, vừa giúp bác sĩ nhận biết dấu hiệu viêm nhiễm thông qua các chỉ số hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Sự suy giảm số lượng hồng cầu nhưng bạch cầu và tiểu cầu tăng cao cho thấy có dấu hiệu viêm nhiễm trong viêm khớp dạng thấp.
Xét nghiệm hóa sinh máu
Xét nghiệm hóa sinh máu giúp đánh giá tình trạng trao đổi chất trong cơ thể, cũng liên quan đến hoạt động của hệ miễn dịch và bệnh viêm khớp dạng thấp. Nồng độ bất thường của các chất điện giải và muối ion như Natri, Kali, Clorua,… cũng là dấu hiệu chỉ điểm viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, qua xét nghiệm hóa sinh, bác sĩ có thể phát hiện các bệnh lý liên quan như bệnh lý về gan, thận, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch,…
Xét nghiệm CRP chỉ ra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể
Xét nghiệm CRP
Xét nghiệm CRP, hay còn gọi là xét nghiệm định lượng protein phản ứng C giúp đánh giá mức độ viêm nhiễm trong cơ thể, chỉ ra tình trạng viêm khớp cấp tính.
Nếu bệnh nhân nhiễm viêm khớp dạng thấp, kết quả xét nghiệm sẽ thấy chỉ số CRP tăng trong 6 giờ đầu.
Xét nghiệm lắng ESR
Tốc độ lắng của hồng cầu là khác nhau ở nam và nữ giới, song chỉ số này cao hơn bình thường cũng chỉ ra tình trạng viêm nhiễm. Nếu bị viêm khớp dạng thấp, chỉ số ESR sẽ thường tăng cao không quá 100mm/hr, nếu vượt mức này thường do các bệnh viêm nhiễm khác.
Xét nghiệm kháng thể kháng phân
Cần chẩn đoán phân biệt viêm khớp dạng thấp với lupus ban đỏ cũng là bệnh rối loạn miễn dịch, xét nghiệm kháng thể kháng phân ANA sẽ được thực hiện. Xét nghiệm phân tích từ mẫu huyết thanh của người bệnh, chỉ số này ở người viêm khớp dạng thấp là khoảng 55% thấp hơn người bệnh lupus ban đỏ là khoảng 95%.
Xét nghiệm Anti DNA và Anti Smith
Đây cũng là xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ, sự xuất hiện đồng thời của Anti DNA và Anti Smith cho thấy bệnh nhân mắc chứng lupus ban đỏ. Hai bệnh lý này gây rối loạn khác nhau và điều trị cũng khác nhau, do đó cần chẩn đoán phân biệt để có biện pháp điều trị thích hợp.
Đo điện tâm đồ
Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng tới hệ tim mạch của người bệnh, do đó bệnh nhân sẽ được đo điện tâm đồ để kiểm tra.
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần đánh giá chức năng tim và phổi
Xét nghiệm thận và phổi
Xét nghiệm đánh giá chức năng thận và phổi giúp xác định mức độ bệnh viêm khớp dạng thấp và biến chứng có thể gặp. Theo nghiên cứu, có đến 20% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cùng mắc bệnh viêm phổi mãn tính do biến chứng bệnh và ảnh hưởng của phương pháp điều trị.
2.2. Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp đặc hiệu
Bên cạnh các xét nghiệm cơ bản chỉ ra bệnh viêm khớp dạng thấp và đánh giá các rối loạn liên quan, xét nghiệm đặc hiệu giúp bác sĩ xác định bệnh và tiến triển một cách chính xác.
Xét nghiệm viêm khớp RF
RF là yếu tố quan trọng để đánh giá các bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Đây là kháng thể được hệ miễn dịch sinh ra, tồn tại trong huyết thanh và thể hiện những rối loạn của hệ thống xương khớp cũng như tình trạng viêm nhiễm. Chỉ số RF tăng cao cho biết bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên vẫn có trường hợp âm tính giả hoặc dương tính giả.
Xét nghiệm Anti CCP
So với xét nghiệm RF hay các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm Anti CCP cho kết quả chính xác hơn để đánh giá rối loạn miễn dịch có liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Thông thường, xét nghiệm RF và Anti CCP thường chỉ định song song khi bệnh nhân có triệu chứng viêm khớp dạng thấp để chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm Anti CCP chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Chụp X-quang
Chụp X-quang giúp đánh giá mức độ tổn thương do viêm khớp dạng thấp, đặc biệt là tình trạng bào mòn hoặc sai lệch vị trí xương khớp. Chụp X-quang thường thực hiện ở tứ chi do viêm khớp dạng thấp thường gây ảnh hưởng nhất, ngoài ra có thể chụp MRI hay quét siêu âm nếu hình ảnh X-quang không cung cấp rõ tình trạng tổn thương.
Dựa trên các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp trên, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác cũng như giai đoạn, mức độ bệnh và tổn thương. Phát hiện sớm giúp điều trị viêm khớp dạng thấp dễ dàng, hiệu quả hơn. Do đó khi có các dấu hiệu bệnh, hãy sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa để xét nghiệm chẩn đoán.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và nhận được sự đánh giá cao bởi:
-
Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, nhất là các chuyên khoa Cơ Xương Khớp đều được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, giúp bệnh nhân tiếp cận phương pháp điều trị tối ưu.
-
Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists) ngày 7/1/2022, có thể thực hiện các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu để hỗ trợ quá trình chẩn đoán cũng như điều trị bệnh.
-
Chi phí chữa bệnh công khai, có áp dụng bảo hiểm y tế, bảo lãnh viện phí, tiết kiệm tối đa chi phí điều trị cho khách hàng.
Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Từ khóa » Chẩn đoán Xác định Viêm Khớp Dạng Thấp
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Viêm Khớp Dạng Thấp - Vinmec
-
Chẩn đoán Viêm Khớp Dạng Thấp (phần 1) - Benh Vien 108
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp A - Cẩm Nang MSD
-
Viêm Khớp Dạng Thấp (RA) - Rối Loạn Mô Cơ Xương Và Mô Liên Kết
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Viêm Khớp Dạng Thấp • Hello Bacsi
-
Viêm Khớp Dạng Thấp: Chẩn đoán Và điều Trị Nội Khoa - Dieutri.Vn
-
Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Viêm Khớp Dạng Thấp Mới Nhất
-
Viêm Khớp Dạng Thấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị, Phân Loại
-
Phác đồ Chẩn đoán Và điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp (Rheumatoid ...
-
Các Loại Xét Nghiệm Xác định Viêm Khớp Dạng Thấp Chuẩn Xác
-
Các Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Viêm Khớp Dạng Thấp 1987, 2010 Acr, Eular
-
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh
-
[Cập Nhật] Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Viêm Khớp Dạng Thấp Mới Nhất 2022