Có Cách Chữa Rò Hậu Môn Tại Nhà Không? Cách điều Trị ... - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Bệnh rò hậu môn làm cho người bệnh khó chịu, lo lắng và mất tự tin. Có cách chữa rò hậu môn tại nhà hay không? Bệnh nhân rò hậu môn cần làm gì để điều trị triệt để căn bệnh này?
Mời bạn cùng đi tìm câu trả lời qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết dưới đây.
Có cách chữa rò hậu môn tại nhà hay không?
Bệnh rò hậu môn là gì?
Rò hậu môn, hay bệnh mạch lươn, là một loại viêm nhiễm phổ biến ở hậu môn trực tràng. Bao quanh hậu môn trực tràng gồm các mô và tuyến có thể bị viêm nhiễm vì nhiều lý do. Khi không được điều trị đúng cách, các tổ chức viêm này tiến triển thành áp xe rồi vỡ ra để lại những đường rò.
Triệu chứng rò hậu môn thường bao gồm:
- Đau và sưng quanh hậu môn.
- Tiết dịch có máu hoặc có mùi hôi (mủ) từ một lỗ xung quanh hậu môn. Cơn đau có thể giảm sau khi lỗ rò đã chảy dịch.
- Kích ứng da xung quanh hậu môn do dịch bị rò ra ngoài.
- Đau khi đại tiện.
- Chảy máu hậu môn.
- Tình trạng nhiễm trùng có thể gây sốt, ớn lạnh và cảm giác mệt mỏi.
Bạnh nên đi thăm khám khi có các triệu chứng kể trên.
Điều trị bệnh rò hậu môn như thế nào?
Đường rò hậu môn được chia thành một số kiểu rò để thuận tiện cho việc điều trị như:
- Rò hoàn toàn (có lỗ rò ngoài) hoặc không hoàn toàn (chỉ có lỗ rò trong)
- Rò đơn giản hoặc phức tạp (đường rò phân nhánh, ngoằn ngoèo)
- Rò nông dưới da mép hậu môn, rò xuyên cơ thắt hay rò bên ngoài cơ thắt…
Đường rò một khi đã hình thành sẽ không ngừng chịu sự viêm nhiễm từ phân bên trong trực tràng, nên không có cách chữa rò hậu môn tại nhà nhờ chăm sóc hay uống thuốc. Cách điều trị duy nhất là dùng phương pháp ngoại khoa phẫu thuật rò hậu môn để làm sạch, đóng kín đường rò đồng thời tránh làm tổn thương đến chức năng của cơ thắt. Bệnh nhân thường có thể về nhà trong ngày.
Dù không có cách chữa rò hậu môn tại nhà, nhưng việc tự chăm sóc tại nhà sau phẫu thuật cho đến khi vết thương lành hẳn, lỗ rò hậu môn đóng kín hoàn toàn rất quan trọng, giúp việc điều trị đạt được kết quả mỹ mãn.
Tìm hiểu thêm Điều trị rò hậu môn
Cách chữa rò hậu môn tại nhà: Chăm sóc sau phẫu thuật lỗ rò hậu môn đúng cách
Giảm đau và chống nhiễm trùng sau phẫu thuật lỗ rò hậu môn
Bạn sẽ được bác sĩ kê các loại thuốc cần thiết để chăm sóc vết mổ trong một vài ngày. 2 nhóm thuốc chính là kháng sinh để chống nhiễm trùng và thuốc giảm đau, dạng thuốc uống hoặc thuốc bôi lên vết thương. Đối với kháng sinh, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn về số lần uống (hoặc bôi) thuốc trong ngày, liều lượng và dùng hết lượng thuốc được kê để đảm bảo hiệu quả chống nhiễm khuẩn tái phát. Với thuốc giảm đau, cần chú ý không dùng quá liều được chỉ định.
Giữ vệ sinh vết mổ lỗ rò
Cần giữ vết thương luôn sạch sẽ và khô thoáng bằng cách chọn quần lót và trang phục thoải mái và thoáng khí. Có thể dùng băng mềm thấm hút tốt để lót lên quần. Bạn nên thay quần lót (hoặc băng) thường xuyên và sau khi vết thương rỉ dịch.
Giữ sạch hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh bằng nước sạch (và xà phòng dịu nếu là đại tiện), thấm khô với khăn mềm và sạch. Có thể dùng thêm povidone iodine 3 – 5% để sát khuẩn hậu môn trong một vài ngày đầu.
Ngâm hậu môn trong nước ấm bằng phương pháp tắm ngồi
Ngâm hậu môn trong nước ấm bằng phương pháp tắm ngồi (sitz bath) thường được các bác sĩ khuyến khích đối với bệnh nhân sau phẫu thuật rò hậu môn. Có nhiều cách thực hiện, bạn có thể:
- Ngồi trong một chiếc chậu vừa đủ rộng
- Sử dụng loại chậu tắm ngồi chuyên dụng đặt gọn trong bồn cầu
- Sử dụng bồn tắm thông thường với mực nước vừa đủ để ngâm hậu môn.
Chỉ cần ngâm với nước bình thường, sạch và ấm. Nước ấm có công dụng kích thích lưu thông mạch máu và bạch huyết, nhờ đó giảm sưng viêm, giảm đau và thúc đẩy vết mổ nhanh hồi phục. Bạn nên thực hiện 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần chỉ nên kéo dài 10 phút, không nên lạm dụng. Cần lưu ý rửa sạch vật dụng trước khi thực hiện.
Uống đủ nước
Để bảo vệ và giúp vết mổ bệnh rò hậu môn phục hồi tốt, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc làm mềm phân, nhuận tràng trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh cần chủ động phòng ngừa táo bón bằng một số lưu ý trong chế độ ăn và sinh hoạt, mà trước tiên là đảm bảo uống đủ nước. Ngoài ra, cung cấp đủ nước cũng giúp cơ thể đào thải thuốc mê và hồi phục nhanh hơn.
Bạn nên uống nước lọc, có thể kết hợp với một ít nước ép trái cây, rau củ. Không nên uống nước ngọt và nước ép đóng hộp sẵn vì chúng không có lợi cho sức khỏe. Cần tránh thức uống chứa caffeine (như trà đậm, cà phê) và cồn (như bia, rượu) vì chúng sẽ làm cho bạn dễ dàng bị táo bón.
Tìm hiểu thêm Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước? 10 lợi ích bất ngờ khi bạn uống đủ nước
Bị bệnh rò hậu môn nên ăn gì, kiêng gì?
Ăn gì sau phẫu thuật rò hậu môn để hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng, tránh ảnh hưởng xấu lên vết thương chỗ lỗ rò đang chờ lành? Sau phẫu thuật rò hậu môn, bạn hãy:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…) để dễ tiêu, làm mềm phân, chống táo bón. Nên ăn luân phiên nhiều loại rau củ quả khác nhau để có đầy đủ các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ vết mổ và sức khỏe nói chung phục hồi tốt hơn.
- Cung cấp đủ chất đạm theo đúng nhu cầu mà cơ thể cần từ các loại thịt, ưu tiên thịt gà và cá. Vì 2 loại thực phẩm này không thua kém thịt heo và bò về mặt dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa hơn.
- Không quên bổ sung chất béo tốt từ các loại dầu thực vật và hạt.
- Ngày đầu sau phẫu thuật có thể ăn các món mềm, nhiều nước như cháo, súp (có thịt và rau củ) để dễ hấp thu. Từ ngày thứ 2, bạn có thể ăn uống hoàn toàn bình thường. Nhưng lưu ý: là việc ăn quá nhiều tinh bột, thịt hoặc rau củ đều có thể dẫn đến táo bón, đầy hơi, khó tiêu. Chỉ tiêu thụ lượng vừa đủ là tốt nhất.
- Bạn có thể cần tránh một số loại thức ăn sau:
- Thức ăn cay nóng gây khó chịu cho vết mổ.
- Nếp, một số loại hải sản: Việc tiêu thụ các sản phẩm từ nếp, một số hải sản… có thể khiến vết mổ mưng mủ, gây dị ứng hoặc khó tiêu.
- Đồ ăn chế biến sẵn (thức ăn nhanh, đồ hộp, thịt xông khói, xúc xích…) vì chúng nghèo dinh dưỡng nhưng lại thường chứa nhiều chất béo không tốt.
- Sau phẫu thuật rò hậu môn, bạn không chỉ quan tâm đến việc ngăn ngừa táo bón mà cũng cần quan tâm phòng ngừa tiêu chảy bằng cách ăn uống hợp vệ sinh, hạn chế ăn đồ tươi sống.
Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân sau phẫu thuật rò hậu môn
Những thói quen sinh hoạt lành mạnh dưới đây không chỉ cần thiết để việc chăm sóc sau phẫu thuật rò hậu môn đạt hiệu quả. Bạn nên duy trì những thói quen này để hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phòng tránh nhiều căn bệnh phổ biến khác, đặc biệt là trĩ. Nên:
- Tạo lập thói quen đi vệ sinh vào khung giờ cố định mỗi ngày để cơ thể hoạt động nhịp nhàng, tránh táo bón.
- Để tránh phải rặn nhiều, tạo áp lực không tốt lên hậu môn trực tràng, khi có nhu cầu đi vệ sinh thì nên đi ngay. Việc phân bị giữ lại trong trực tràng càng lâu sẽ càng khô cứng do bị thành ruột rút nước.
- Tránh các thói quen đặt nhiều áp lực lên hậu môn trực tràng như: ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ.
- Vận động đủ, vừa sức và điều độ để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ nhu động ruột (sự di chuyển của thức ăn trong đường tiêu hóa).
Bạn cần tuyệt đối tuân thủ lịch hẹn tái khám của bác sĩ để kiểm tra vết mổ hoặc tiến hành những bước điều trị tiếp theo để tránh bệnh rò hậu môn tái phát trở lại.
Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc xác định rõ ràng rằng không có cách chữa rò hậu môn tại nhà. Để nhanh chóng điều trị bệnh với kết quả như ý muốn, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt tránh việc đường rò và lỗ rò hậu môn ngày càng phát triển phức tạp. Sau cùng, cần có sự hợp tác từ chính người bệnh bằng những lưu ý trong sinh hoạt để việc điều trị thực sự phát huy hiệu quả.
[embed-health-tool-bmr]
Từ khóa » Thuốc Bôi Rò Hậu Môn
-
Rò Hậu Môn Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi, Không Tái Phát
-
Rò Hậu Môn Nên Bôi Thuốc Gì? Bệnh Có Tự Lành Không?
-
Rò Hậu Môn Bôi Thuốc Gì? - Bệnh Trĩ
-
Rò Dịch Hậu Môn Nên Bôi Thuốc Gì? Bệnh Tự Khỏi Không?
-
Rò Hậu Môn Bôi Thuốc Gì Nhanh Lành? - Phòng Khám Lê Lợi
-
Rò Hậu Môn Nên Bôi Thuốc Gì Nhanh Khỏi?
-
Rò Hậu Môn Bôi Thuốc Gì Nhanh Lành
-
Chữa Bệnh Rò Hậu Môn Như Thế Nào Cho Hiệu Quả? | TCI Hospital
-
Mách Bạn Các Loại Thuốc Bôi Chữa Nứt Kẽ Hậu Môn Hiện Nay
-
Các Loại Thuốc Bôi Nứt Kẽ Hậu Môn Hiệu Quả Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Nứt Kẽ Hậu Môn Bôi Thuốc Gì? Khi Nào Cần Phải Phẫu Thuật?
-
Điều Trị Lỗ Rò Hậu Môn Thế Nào? | Vinmec
-
3 Thuốc Bôi Dạng Kem Trị Nứt Kẽ Hậu Môn Tốt Nhất