Có Cần Thiết Phải Nhổ Răng Hàm Không? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Răng hàm là nhóm răng quan trọng trong cung hàm, đảm nhận nhiệm vụ nghiền nát thức ăn để cơ thể dễ dàng tiêu hoá. Tuy nhiên, do cấu trúc cũng như vị trí của loại răng này, một số bệnh lý răng miệng có thể xuất hiện. Để điều trị hiệu quả bệnh lý, một trong các phương pháp được sử dụng là nhổ răng hàm.
Menu xem nhanh:
- 1. Răng hàm là răng gì?
- 2. Có phải lúc nào cũng cần nhổ răng hàm?
- 2.1 Bị sâu tình trạng nặng
- 2.2 Răng khôn mọc
- 2.3 Bị các bệnh lý răng miệng
- 3. Các phương pháp nhổ răng hàm
- 3.1 Phương pháp truyền thống
- 3.2 Phương pháp sóng siêu âm Piezotome
- 4. Nhổ răng hàm xong có mọc lại được không?
1. Răng hàm là răng gì?
Răng hàm là tên một nhóm răng được đánh số thứ tự 6, 7, 8 trong cung hàm. Một người có đủ 32 răng sẽ có 12 răng hàm, chia đều 2 hàm trên và dưới và mọc ở 4 góc. Răng hàm thứ 1 (răng số 6) và răng hàm số 2 (răng số 7) sẽ mọc trong giai đoạn 6 – 12 tuổi còn răng hàm thứ 3 (răng số 8/răng khôn) sẽ mọc vào giai đoạn 17 – 30 tuổi. Bề mặt răng hàm thường không bằng phẳng, có 4 – 5 chóp, có gờ rãnh và chân răng thường có 2 – 4 chân tuỳ thuộc vào vị trí răng.
Chức năng của răng hàm là để nghiền nát thức ăn trước khi thức ăn qua cổ họng và xuống dưới dạ dày. Tuy nhiên trong bộ răng hàm có răng số 8 không có chức năng gì, thậm chí một số trường hợp loại răng này mọc lệch, tạo khe giắt, mọc ngầm… cần phải tiến hành nhổ bỏ.
2. Có phải lúc nào cũng cần nhổ răng hàm?
Theo các bác sĩ, nhổ răng hàm sẽ là phương pháp cuối cùng được thực hiện nếu đã thực hiện một số phương pháp khác nhưng không hiệu quả như: trám (hàn) răng, bọc răng sứ. điều trị tuỷ……Các trường hợp thường được chỉ định nhổ răng hàm có thể kể đến như:
2.1 Bị sâu tình trạng nặng
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lỗ sâu răng xem có thể thực hiện hàn hay bọc sứ hay không, sau đó chỉ định nhổ mới được đưa ra. Nếu không điều trị sớm, lỗ sâu sẽ lây lan ra những răng bên cạnh và gây nên các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
2.2 Răng khôn mọc
Răng khôn/răng số 8 là một loại răng thuộc bộ răng hàm và không có chức năng gì. Chính vì vậy, để loại bỏ được tác hại do loại răng này gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng.
2.3 Bị các bệnh lý răng miệng
Trường hợp răng hàm mắc các bệnh lý răng miệng như viêm tuỷ răng, ảnh hưởng đến chân răng hay các bệnh lý về nướu như viêm nướu, viêm nha chu…khiến cho nướu bị lỏng lẻo, không bám chắc vào răng thì bác sĩ sẽ điều trị bằng cách nhổ bỏ răng nếu đã điều trị nội nha nhưng không hiệu quả.
3. Các phương pháp nhổ răng hàm
3.1 Phương pháp truyền thống
Phương pháp truyền thống được ra đời đầu tiên với giá thành tương đối rẻ và có thể thực hiện với những dụng cụ y tế đơn giản đã được tiệt trùng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này chính là có thể gây đau, biến chứng và chảy máu nhiều nếu bệnh nhân thực hiện tại các cơ sở nha khoa kém chất lượng – nơi đội ngũ bác sĩ không đủ tay nghề để xử lý răng cũng như dụng cụ y tế dùng cho nhiều người và không được tiệt trùng kỹ lưỡng.
3.2 Phương pháp sóng siêu âm Piezotome
Phương pháp sóng siêu âm Piezotome ra đời giúp khắc phục được những nhược điểm của phương pháp cũ. Nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn Piezotome với ưu điểm “3 – không”: không đau đớn – không chảy máu – không biến chứng. Sau khi nhổ răng xong, vết thương nhanh chóng lành lại và bệnh nhân nhanh chóng quay trở lại với công việc.
4. Nhổ răng hàm xong có mọc lại được không?
Theo các bác sĩ, răng hàm một khi đã nhổ đi sẽ không mọc lại. Đây có lẽ là điều mà nhiều bệnh nhân khá lo lắng, dẫn đến không đi nhổ răng khi có dấu hiệu bệnh lý. Tuy nhiên với sự phát triển của nha khoa hiện đại, bạn không cần quá lo lắng vì đã có phương pháp cấy ghép implant giúp thay thế răng đã mất. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm như:
– Việc ăn uống hay vệ sinh răng miệng của bệnh nhân không bị ảnh hưởng.
– Chỉ tác động đến phần răng đã mất, không gây tổn thương cho những răng bên cạnh.
– Tránh được việc tiêu xương, các răng xô lệch hay xương hàm biến dạng khi bị mất răng lâu ngày.
– Mão răng sứ của răng implant có màu sắc như răng thật, giúp người dùng tự tin.
– Răng implant có thể dùng được cả đời, có thẻ bảo hành nếu thực hiện ở các cơ sở nha khoa uy tín.
Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về nhổ răng hàm. Nếu bạn có nhu cầu thực hiện thủ thuật này, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng và liên hệ với nha sĩ tại các cơ sở nha khoa uy tín nhé.
Từ khóa » Nhổ Răng Hàm Cuối Cùng
-
Sâu Răng Trong Cùng Có Nên Nhổ Bỏ Không? Liệu Có An Toàn?
-
Nhổ Răng Khôn Có ảnh Hưởng đến Thần Kinh Không? | Vinmec
-
Răng Khôn Có Tác Dụng Gì? Khi Nào Nên Nhổ? | Vinmec
-
Có Nên Nhổ Răng Khôn Hàm Trên Không? - Nha Khoa Thúy Đức
-
Có Nên Nhổ Răng Khôn Hàm Dưới? Giải đáp Chi Tiết
-
Nhổ Răng Khôn Hàm Trên Hay Hàm Dưới Nguy Hiểm Hơn?
-
Sâu Răng Hàm Trong Cùng Là Răng Nào? Nha Khoa Thùy Anh
-
Có Nên Nhổ Răng Khôn Không? Biến Chứng Và Những Vấn đề Cần Lưu ...
-
NHỔ RĂNG KHÔN HÀM TRÊN BỊ SÂU, NÊN HAY KHÔNG?
-
MẤT BAO LÂU ĐỂ HỒI PHỤC SAU KHI NHỔ RĂNG KHÔN?
-
Khi Nào Nên Nhổ Răng Khôn Và Những Câu Hỏi Thường Gặp | Medlatec
-
Răng Khôn Hàm Trên Là Gì? Giải Quyết đau ... - Nha Khoa Tân Định
-
7 điều Cần Biết Khi Mọc Răng Khôn - Nha Khoa I-Dent
-
Nhổ Răng Khôn Số 8 Có Cần Trồng Lại Không?