Có Cảnh Dân Van Lạy Xin Về Quê, Còn Lãnh đạo VN đi Lại Miễn Cách Ly?

Covid: Có cảnh dân van lạy xin về quê, còn lãnh đạo VN đi lại miễn cách ly?4 tháng 10 2021
Quân đội cũng được huy động chống dịch

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Quân đội cũng được điều động chống dịch ở VN

Dân bị ngăn không được về quê, cán bộ cấp thứ trưởng trở lên không bị cách ly là hai chuyện được mạng xã hội Việt Nam tuần qua chú ý, với các câu hỏi về cách đối xử theo nhiều đẳng cấp khác nhau cho các nhóm công dân nước này.

Sau nhiều tháng phong tỏa vì Covid, hiện tượng nhiều ngàn người, nhiều lần tháo chạy khỏi TPHCM và luôn bị chính quyền ngăn cản, chắc còn gây nhức nhối.

Tin mới nhất cho hay hôm 04/10, nhà chức trách ở Biên Hòa đang xác minh hình ảnh một nhóm người "mặc áo dân quân, dân phòng đã dùng gậy đánh liên tiếp dã man hai người dân", trong khi có công an đang ở đó, theo trang PLO.

Cùng lúc, có câu hỏi về quyền đi lại thoải mái của một nhóm thiểu số rất nhỏ là lãnh đạo ở VN.

Dư luận đặt câu hỏi có đúng là cán bộ cấp thứ trưởng trở lên không phải cách ly y tế và tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, kể từ khi nhập cảnh và thực hiện 5K.

Bình Dương: Muốn về quê, xô xát giữa dân và cảnh sát

Chơi golf giữa dịch: Bình Định cách chức lãnh đạo Sở du lịch

Covid và dân sinh: Tháo chạy khỏi TPHCM lần ba

Covid-19: Ngày phong thành, người Sài Gòn khốn khó trong vòng vây sợ hãi

Câu hỏi trên trang của một blogger

"...Những ai giữ chức vụ tương đương thứ trưởng trở lên thì không phải cách ly" được nhà báo Trương Huy San tiết lộ trên trang cá nhân, ông viết:

"Đầu tháng 9-2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đi châu Âu, cuối tháng 9-2021, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc đi Cuba và Mỹ. Như chúng ta đã thấy, vừa trở về là các vị ấy họp hành, thăm thú ngay. Trong khi, tùy tùng thì phải đi cách li 7 ngày dù tất cả họ đều phải tiêm hai mũi vaccine ít nhất 14 ngày trước đó."

"Chế độ cách li này được thiết lập bởi Bộ Y tế, theo đó, những ai giữ chức vụ tương đương thứ trưởng trở lên thì không phải cách ly."

Ông Trương Huy San bình luận rằng: "Chống dịch như vậy là dựa trên các nguyên tắc của quyền lực chứ không dựa trên các nguyên tắc của dịch tễ."

Mạng xã hội ghi nhận

Nguồn hình ảnh, Chụp từ video clip

Chụp lại hình ảnh, Mạng xã hội ghi nhận cảnh một số người dân quỳ lạy công an, dân phòng để được rời khu đô thị về quê

Hướng dẫn cách ly y tế thí điểm

Tham khảo các nguồn, trong đó có trang tin điện tử của nhà nước, chúng tôi thấy lưu hành văn bản "Hướng dẫn cách ly y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh" nêu là của Bộ Y tế.

Quyết định 3092 này, ban hành 25/6/2021, trong đó quy định các đoàn đi công tác nước ngoài về Việt Nam. Theo đó, cấp thứ trưởng trở lên không phải cách ly y tế như đã nêu trên.

Thậm chí, theo quyết định này, các thành viên khác của các đoàn đi công tác nước ngoài về Việt Nam có thể không phải cách ly y tế và tự theo dõi sức khỏe 14 ngày kể từ khi nhập cảnh.

Văn bản này ghi là triển khai thí điểm tại tỉnh Quảng Ninh. Không rõ việc thí điểm này có được nhân rộng ra các tỉnh, thành phố khác.

Ngoài ra, hiện không rõ các lãnh đạo cao cấp nhất ở VN đã được tiêm vaccine hay chưa và nếu có thì tiêm loại gì, đã tiêm bao nhiêu lần.

Khác với nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực, nơi lãnh đạo thường đăng hình họ tiêm vaccine để khuyến khích người dân làm theo, các hình ảnh tương tự gần như không thấy xuất hiện trên báo chí VN, trừ một vài trường hợp đơn lẻ.

Đó là vào tháng 3/2021, các báo VN đưa tin Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 của Việt Nam và nói sau đó rằng "sức khoẻ của tôi bình thường".

Cùng thời gian, tại VN vẫn có chuyện cán bộ là đảng viên cộng sản đi chơi golf, một bộ môn thể thao yêu thích của giới có thu nhập cao giữa mùa dịch, gây bức xúc dư luận.

Chính sách bất bình đẳng?

Những ngày qua, video người dân quỳ lạy công an lan truyền trên mạng xã hội. Hình ảnh hàng đoàn người tháo chạy khỏi TPHCM cũng được báo chí nhà nước đăng tải hàng loạt.

Ngoài việc bày tỏ sự thương cảm với "tình cảnh cùng cực" của bà con lao động, nhiều người không khỏi day dứt về những chính sách được cho là quá tương phản giữa dân và quan.

Danh khoản Tung Son phụ họa dưới bài của nhà báo Trương Huy San: "Tất cả các loài vật đều bình đằng, nhưng một số loài vật bình đẳng hơn những loài vật khác."

Hiến pháp Việt Nam (2013) quy định quyền tự do cư trú, tự do đi lại trong điều 23, theo trang của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).

Người dân đổ về cửa ngõ để tìm đường về quê rạng sớm 1/10 tại TP HCM

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Người dân đổ về cửa ngõ để tìm đường về quê rạng sớm 1/10 tại TP HCM

Trang web này, trong một bài hồi tháng 10/2020, viết rằng: "Bất chấp những khó khăn do dịch bệnh Covid-19, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực đảm bảo tối đa quyền tự do đi lại cho công dân Việt Nam và nước ngoài trên cơ sở pháp luật Việt Nam và quốc tế."

Tuy thế, VOV cũng giải thích việc hạn chế đi lại vì công tác chống dịch, theo một quyết định cùa thủ tướng chính phủ.

"Chiểu theo luật pháp Việt Nam, khoản 2, điều 14 Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng".

Như vậy, quyền tự do đi lại là thành tố quan trọng trong quyền con người và trong bối cảnh "sức khỏe cộng đồng" bị đe dọa bởi đại dịch Covid-19, quyết định của Thủ tướng Chính phủ là kịp thời và cần thiết, ngăn chặn sự lây lan của đại dịch."

Bài của blogger Trương Huy San

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh, Bài của blogger Trương Huy San

Nhưng việc thi hành các chỉ thị, quyết định hành pháp về chống Covid cũng bị một số ý kiến trên mạng xã hội Việt Nam chỉ trích, đồng thời có ý kiến phê phán việc người dân "tự phát di chuyển".

Quang Trường Nguyễn viết: "OK anh, đã dám nói ra một phần sự thật. Người dân nghèo thấp cổ bé họng đâu dám nói ra, mà có phản ánh thì đâu cũng được ai nghe... Cái đau khổ của dân lành là chỉ biết nghe tin vui một chiều qua tivi đài báo, mà thực tế thì mong cầu cũng chả được chi."

Quang Huy cho rằng: "Chống dịch bằng những quyết định duy ý chí đến mức ấu trĩ, ngớ ngẩn. Không thể chấp nhận được. Đất nước này đang gặp hạn không chỉ bởi thiên tai, dịch bệnh."

Tuy thế, có ý kiến không đồng tình về việc phát tán những hình ảnh người dân lạy công an. Họ cho rằng như thế là kích động lòng dân, thậm chí bị cho là phản động.

Nguyễn Dương viết: "Không nên đăng video này, người dân cả nước nói chung và miền nam ruột thịt nói riêng đều đã và đang cố gắng hết sức chống dịch. Những thông tin gây kích động lòng dân như này sẽ châm ngòi và khơi dậy những hành động túng quá làm liều, vô hình chung đạp đổ mọi nỗ lực chống dịch của nhà nước và nhân dân trong bốn tháng qua."

"Đã không có ý thức còn điên khùng, sợ chết mà kéo nhau đi vậy mới chết đó" Văn Vĩnh phê phán.

Nhiều doanh nghiệp đối mặt nguy cơ thiếu nhân công

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Nhiều doanh nghiệp đối mặt nguy cơ thiếu nhân công

Chưa có thống kê số lượng người dân rời khỏi TPHCM chiếm tổng số bao nhiêu phần trăm lực lượng lao động nơi đây.

Nhưng đã có những dự đoán rằng phải mất nhiều tháng sau khi không chế được dịch, những người lao động ở các tỉnh mới quay lại.

Chưa rõ chính quyền sẽ làm gì để khuyến khích những người lao động ngoại tỉnh yên tâm quay lại làm việc, sau khi chính sách hỗ trợ được cho là không đến tay nhiều người dân.

Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang đối mặt nhiều thách thức. Nhiều tổ chức và hiệp hội các doanh nghiệp này đã kiến nghị Chính phủ Việt Nam thay đổi cách thức chống dịch.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.

Xem thêm:

Chơi golf giữa dịch: Bình Định cách chức lãnh đạo Sở du lịch

Covid-19: Doanh nghiệp nước ngoài tại VN lên tiếng

Tin liên quan

  • Người dân đổ về cửa ngõ để tìm đường về quê rạng sớm 1/10 tại TP HCM

    Covid: Người dân tháo chạy khỏi TPHCM lần ba?

    1 tháng 10 năm 2021
  • Vietnam, Covid-19, lockdown

    Covid-19: Ngày phong thành, người Sài Gòn khốn khó trong vòng vây sợ hãi

    16 tháng 7 năm 2021
  • Ảnh minh họa

    Chơi golf giữa dịch: Bình Định cách chức lãnh đạo Sở du lịch

    1 tháng 9 năm 2021

Tin chính

  • Tiệc ma túy ở Đài Loan, 64 người Việt bị bắt

    một giờ trước
  • Việt Nam nhận 15 tỷ USD để giảm điện than nhưng xây thêm nhà máy: Mỹ ‘sẽ giám sát chặt’

    5 giờ trước
  • Philippines 'sẵn sàng đối thoại với Việt Nam' về Biển Đông

    1 tháng 7 năm 2024

BBC giới thiệu

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cuốn sách dày 900 trang vừa ra mắt hôm 21/6

    Tổng Bí thư tiếp tục ra sách: Truyền bá 'Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng'?

    24 tháng 6 năm 2024
  • Sư Thích Minh Tuệ chọn đứng ngoài mọi giáo hội, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Sư Thích Minh Tuệ: Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Việt Nam vẫn thiếu tự do học thuật khi giáo dục luôn đặt trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

    Tự do học thuật ở Việt Nam: khi giáo dục đi liền với chính trị

    23 tháng 6 năm 2024
  • Jordan Bardella, Chủ tịch Đảng Tập hợp Quốc gia Pháp tại thủ đô Paris vào đầu tháng 6/2024

    Người có thể trở thành thủ tướng Pháp ở tuổi 28 là ai?

    17 tháng 6 năm 2024
  • Ông Joe Biden, ông Donald Trump

    Sáu bang 'dao động' mang tính quyết định cho cuộc bầu cử Mỹ

    16 tháng 6 năm 2024
  • Rác nhựa ở Thanh Hóa, ảnh chụp vào năm 2018

    Người Việt Nam trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới

    12 tháng 6 năm 2024
  • Jenny Stüber và Morris K Ple Roberts

    Những đứa con bất hạnh trong Chiến tranh Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm

    Công an và Quốc phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?

    21 tháng 5 năm 2024
  • Sự biến đổi của đảo Trường Sa Lớn: ảnh trái chụp năm 2011 và ảnh phải là của Google Maps năm 2024

    Bồi đắp ở Trường Sa: '2024 sẽ là năm kỷ lục của Việt Nam'

    12 tháng 6 năm 2024

Đọc nhiều nhất

  1. 1Việt Nam nhận 15 tỷ USD để giảm điện than nhưng xây thêm nhà máy: Mỹ ‘sẽ giám sát chặt’
  2. 2Ông Hun Sen kêu gọi cả nước bắn pháo hoa ngày động thổ kênh đào Phù Nam Techo
  3. 3Philippines 'sẵn sàng đối thoại với Việt Nam' về Biển Đông
  4. 4Ông Biden có thể bị loại khỏi vị trí ứng viên đại diện Đảng Dân chủ trong trường hợp nào?
  5. 5Tại sao phụ huynh Hàn Quốc tự nhốt mình trong phòng giam?
  6. 6‘Khiêu dâm trẻ em từ Việt Nam tràn qua Campuchia’
  7. 7Bầu cử Pháp: Đảng cực hữu ăn mừng vị trí dẫn đầu và tìm kiếm đa số
  8. 8Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc, có gì đáng chú ý?
  9. 9Ông Nguyễn Văn Yên bị bắt: Ông Phan Đình Trạc có 'chịu trách nhiệm người đứng đầu'?
  10. 10Luận án tiến sĩ luật của nhà sư Thích Chân Quang bị mổ xẻ, giải mã vụ tốt nghiệp 'thần tốc'

Từ khóa » Hình ảnh Chế Quỳ Lạy