Cơ Cánh Tay – Wikipedia Tiếng Việt

Cơ cánh tay
Các cơ lớp sâu của ngực và cánh tay trước. (Cơ cánh tay được đánh dấu màu xanh.)
Vị trí của cơ cánh tay (màu đỏ).
Chi tiết
Nguyên ủyNửa xa, mặt trước của xương cánh tay
Bám tậnMỏm vẹt xương trụ và Lồi củ xương trụ
Động mạchđộng mạch quặt ngược quay, động mạch cánh tay
Dây thần kinhthần kinh cơ bì (C5-C7) và thần kinh quay (C5, C6)
Hoạt độnggấp khớp khuỷu
Định danh
Latinhmusculus brachialis
TAA04.6.02.018
FMA37667
Thuật ngữ giải phẫu của cơ[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]

Cơ cánh tay (tiếng Anh: Brachialis) là cơ nằm ở cánh tay trên có chức năng gấp khớp khuỷu. Cơ ở phía sau cơ nhị đầu cánh tay và tạo nên một phần hố trụ. Cơ cánh tay mang chức năng chính là gấp khuỷu tay. Mặc dù cơ nhị đầu được nhiều người tập thể hình chú trọng vì nó lồi lên mặt trước của cánh tay, nhưng cơ cánh tay mới thực sự tạo ra nhiều hơn 50% sức mạnh khi thực hiện động tác gấp khuỷu tay.[1]

Cấu tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ cánh tay có nguyên ủy là mặt trước của nửa xa xương cánh tay,[1] gần chỗ bám tận của cơ delta.

Cung máu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ cánh tay do các nhánh cơ của động mạch cánh tay và động mạch quặt ngược quay cung cấp máu.[2]

Chi phối thần kinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ cánh tay do thần kinh cơ bì chi phối. Thần kinh này chạy trên bề mặt mặt nông của cơ cánh tay, kẹp giữa cơ cánh tay và cơ nhị đầu.[3] Tuy nhiên, ở 70-80% trường hợp, thần kinh quay (C5-T1) cũng chi phối cơ cánh tay. Ranh giới thần kinh chi phối cơ cánh tay của hai dây thần kinh nằm ở vị trí bám tận của cơ delta.[4]

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ cánh tay gấp khớp khuỷu.[3] Không giống như cơ nhị đầu, cơ cánh tay không có bám tận ở xương quay, và không tham gia thực hiện động tác sấp và ngửa của cẳng tay.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng La tinh, Bracchialis nghĩa là thuộc về cánh tay,[5][6] có nguồn gốc từ tiếng Latin cổ Bracchium, "cánh tay". Danh pháp musculus brachialis là thuật ngữ giải phẫu chính thức, được ghi chép trong Terminologia Anatomica.[7] Danh pháp giải phẫu tiếng Việt là cơ cánh tay.[8]

Hình ảnh bổ sung

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vị trí của cơ cánh tay (màu đỏ) Vị trí của cơ cánh tay (màu đỏ)
  • Vị trí của cơ cánh tay (màu đỏ) Vị trí của cơ cánh tay (màu đỏ)
  • Thiết đồ qua đoạn giữa cánh tay. ("Brachialis" (cơ cánh tay) ở giữa bên trái.) Thiết đồ qua đoạn giữa cánh tay. ("Brachialis" (cơ cánh tay) ở giữa bên trái.)
  • Cơ của cẳng tay, chứa đoạn bám tận của cơ cánh tay. ("Brachialis" (cơ cánh tay) ở dưới cùng bên trái.) Cơ của cẳng tay, chứa đoạn bám tận của cơ cánh tay. ("Brachialis" (cơ cánh tay) ở dưới cùng bên trái.)
  • Xương cánh tay trái. Nhìn từ phía trước. Xương cánh tay trái. Nhìn từ phía trước.
  • Hai xương cẳng tay trái. Nhìn từ phía trước. Hai xương cẳng tay trái. Nhìn từ phía trước.
  • Thần kinh chi trên bên trái. Thần kinh chi trên bên trái.
  • Cơ cánh tay (chú thích màu xanh lá cây) Cơ cánh tay (chú thích màu xanh lá cây)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài viết này kết hợp văn bản trong phạm vi công cộng từ trang 444 , sách Gray's Anatomy tái bản lần thứ 20 (1918).

  1. ^ a b Saladin, Kenneth S, Stephen J. Sullivan, and Christina A. Gan. Anatomy & Physiology: The Unity of Form and Function. 2015. Print.
  2. ^ "Brachialis." UW Department of Radiology. University of Washington, Nov. 2005
  3. ^ a b Drake, Richard L.; Vogl, Wayne; Tibbitts, Adam W.M. Mitchell; illustrations by Richard; Richardson, Paul (2005). Gray's anatomy for students. Philadelphia: Elsevier/Churchill Livingstone. tr. 662,672. ISBN 978-0-8089-2306-0.
  4. ^ "Brachialis Muscle." Kenhub. Kenhub, Aug. 2001
  5. ^ Di J.H. (Ed.) (1997).Stedman’s concise me10b">Triepel, H. (1910). Die anatomischen Namen. Ihre Ableitung und Aussprache. Mit eitte Auflage). Wiesbaden: Verlag J.F. Bergmann.
  6. ^ Lewis, C.T. & Short, C. (1879). A Latin dictionary founded on Andrews' edition of Freund's Latin dictionary. Oxford: Clarendon Press.
  7. ^ Federative Committee on Anatomical Terminology (FCAT) (1998). Terminologia Anatomica. Stuttgart: Thieme
  8. ^ Giáo trình Giải phẫu người 2017, bộ môn Giải phẫu, trường Đại học Y Hà Nội

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ảnh minh họa cơ cánh tay. Khoa X-quang tại Đại học Washington
  • x
  • t
  • s
Cơ chi trên
Vai
  • cơ delta
  • đai xoay
    • cơ trên gai
    • cơ dưới gai
    • cơ tròn bé
    • cơ dưới vai
  • cơ tròn lớn
mạc:
  • mạc delta
  • mạc trên gai
  • mạc dưới gai
Cánh tay(Các ô mạc cánh tay)
Ô cánh tay trước
  • cơ quạ - cánh tay
  • cơ nhị đầu cánh tay
  • cơ cánh tay
Ô cánh tay sau
  • cơ tam đầu cánh tay
  • cơ khuỷu
  • cơ dưới khuỷu (articularis cubiti muscle)
mạc
  • hố nách
  • mạc nách
  • mạc cánh tay
  • vách gian cơ
    • vách gian cơ ngoài
    • vách gian cơ trong
khác
  • lỗ
    • lỗ tứ giác
    • tam giác bả vai - tam đầu
    • tam giác cánh tay - tam đầu
Cẳng tay
ô cẳng tay trước
nông:
  • cơ sấp tròn
  • cơ gan bàn tay dài
  • cơ gấp cổ tay quay
  • cơ gấp cổ tay trụ
  • cơ gấp các ngón nông
sâu:
  • cơ sấp vuông
  • cơ gấp các ngón sâu
  • cơ gáp ngón cái dài
ô cẳng tay sau
nông:
  • phần ngoài cánh tay
    • cơ cánh tay quay
    • cơ duỗi cổ tay quay dài và cơ duỗi cổ tay quay ngắn
  • cơ duỗi các ngón tay
  • cơ duỗi ngón tay út
  • cơ duỗi cổ tay trụ
sâu:
  • cơ ngửa
  • hõm lào giải phẫu
    • cơ giạng dài ngón tay cái
    • cơ duỗi ngắn ngón tay cái
    • cơ duỗi dài ngón tay cái
  • cơ duỗi ngón tay trỏ
mạc
  • trẽ cân cơ nhị đầu cánh tay
  • gân
    • gân duỗi
    • gân gấp
  • mạc cánh tay trước
khác
  • hố trụ
Bàn tay
gan tay ngoài
  • mô cái
    • cơ đối chiếu ngón tay cái
    • cơ gấp ngón tay cái
    • cơ giạng ngắn ngón tay cái
  • cơ khép ngón tay cái
gan tay trong
  • mô út
    • cơ đối chiếu ngón tay út
    • cơ duỗi ngón tay út
    • co giạng ngón tay út
  • cơ gan tay dài
giữa
  • các cơ giun ở tay
  • cơ gian cốt
    • cơ gian cốt mu bàn tay
    • cơ gian cốt gan bàn tay
mạc
sau:
  • Hãm gân duỗi ở tay
  • extensor expansion
trước:
  • Hãm gân gấp ở tay
  • palmar aponeurosis

Từ khóa » Giải Phẫu Cơ Cánh Tay