Cơ Cấu Kẹp Cơ Khí - Ứng Dụng Máy Tính

1.Bù long kẹp, mỏ kẹp và đế kẹp Chi tiết thường được kẹp trên bàn máy với bù long rãnh đầu T, đai ốc siết, mỏ kẹp và đế siết (Hình 1).

Mỏ kẹp tác động như đòn bẩy một bên (Hình 1). Bù long kẹp càng nằm gần chi tiết thì lực kẹp càng lớn. Mỏ kẹp nên đặt làm sao để cho khoảng cách a nhỏ như có thể. Ở mỏ kẹp, bù long kẹp phải đặt càng gần chi tiết càng tốt. Vì ứng suất lớn nên bề cao của đai ốc vào khoảng 1,5 lần đường kính ren (Hình 2).

Một miếng đệm đã tôi cứng được lót giữa mỏ kẹp và đai ốc kẹp. Vị trí nghiêng giữa mỏ kẹp và chi tiết được cân bằng qua đệm hình cầu và đệm lõm côn. Với các con đội vít ta có thể điều chỉnh vô cấp chiều cao (Hình 2).

Chi tiết chỉnh và chi tiết đỡ được dùng để chỉnh thẳng họăc đỡ chi tiết (Hình 3). Chi tiết nặng được chỉnh qua con nêm chỉnh đưa vị trí của nó đến dụng cụ. Các cơ phận đỡ (bộ phận đỡ, phần tử đỡ, chi tiết đỡ) được đặt dưới chi tiết có thành mỏng để các chi tiết không bị bẻ cong trong lúc gia công.

2.Kẹp phẳng Với kẹp phẳng hay kẹp sâu, chi tíết phẳng được kẹp sao cho dụng cụ khi gia công không bị cản trở (Hình 4).

Qua vị trí nghiêng của bù long kẹp, khi kẹp chi tiết được ép chặt vào mặt tựa và vào bàn máy cùng một lúc 3.Kẹp đòn bẩy khuỷu và kẹp lệch tâm (kẹp cam) Kẹp đòn bẩy khuỷu và kẹp lệch tâm được sử dụng chủ yếu ở đồ gá và được bắt chặt bằng vít. Đặc trưng của kẹp đòn bẩy khuỷu và kẹp lệch tâm Kẹp nhanh và xả kẹp nhanh cơ cấu kẹp Cơ cấu kẹp tự hãm Lực kẹp ít hơn so với kẹp bằng bù long (vít) Một chi tiết kẹp theo nguyên tắc đòn bẩy khuỷu (Hình 1)

đạt lực kẹp lớn nhất khi ba khớp A, B, C bung thẳng hàng. Từ vị trí này đòn bẩy khuỷu không thể đẩy trở vể bởi một lực đối. Vượt qua vị trí duỗi này là một sự kẹp đảm bảo an toàn. Nó tự hãm lại nhờ ma sát. Kẹp đòn bẩy khuỷu tác động tự kẹp giữ sau khi vượt qua đường bung (đường chuẩn, đường xuyên trục). Kẹp nhanh hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy khuỷu (Hình 2).

Nó đảm bảo kẹp và định vị nhanh ít hao tốn lực, do đó thường được sử dụng cho gá hàn, gá khoan hoặc gá kiểm tra nơi không cần lực kẹp cao. Kẹp lệch tâm (kẹp cam) lực kẹp được tạo ra bởi bánh lệch tâm tự hãm (Hình 3).

Ở đĩa lệch tâm, tâm điểm M1 của đường cung kẹp nằm ngoài (lệch tâm) tâm điểm quay M2. Đĩa kẹp lệch tâm không nên sử dụng khi gia công có dao động (rung) mạnh xuất hiện vì qua đó nó có thể tự tháo ra bởi rung động. Do vậy đĩa kẹp lệch tâm không phù hợp để sử dụng cho đồ gá phay. 4.Mặt đế tự lựa (Mặt đế tự chỉnh) Chi tiết, thí dụ như phôi gang, thường phải kẹp ở các mặt không gia công. Vì các mặt này không chính xác bằng phẳng và thường nghiêng nhẹ, chi tiết có thể biến dạng do kẹp không thích hợp (Hình 4).

Để ngăn ngừa sự biến dạng lúc kẹp, cơ cấu kẹp có thể phải điều chỉnh bề mặt nghiêng. Yêu cầu này phù hợp với mặt đế tự lựa (Hình 5).

Mặt đế tự lựa thích ứng với hình dáng của chi tiết. Với nó chi tiết có thể kẹp mà không làm hỏng bề mặt 5.Ê tô máy Ê tô máy sử dụng để kẹp chi tiết vừa và nhỏ với dạng thích hợp cho sản xuất đơn lẻ và loạt nhỏ (Hình 1).

Thao tác kẹp siết được thực hiện bằng cơ hay thủy lực. Trong điều khiển (dẫn động) bằng cơ nhờ vào một tay quay lực kẹp (cơ) được khuếch đại hay bằng thủy lực qua một bộ phận gọi là trục thủy lực cao áp (Ben thủy lực) (Hình 2).

Ê tô máy cao áp (mỏ cặp máy áp lực cao) làm việc với lực kẹp ban đầu để quân bình độ cong của cơ cấu kẹp hay cũng của chi tiết và qua đó có thể tránh mất đi một lực kẹp. Vì vậy tay quay của trục cao áp cơ-thủy lực (Hình 2) được tuột ra sau khi đạt lực kẹp điều chỉnh ban đầu. Pittông chỉ được truyền động qua chuôi nắm trong buồng dầu và tạo ra lực kẹp tương ứng qua áp suất dư phát sinh. Việc vận hành cũng có thể được thực hiện bằng thủy lực - thủy lực kết hợp với máy thủy lực. Việc điều khiển được thực hiện bằng ngắt tay hay ngắt chân hay qua xung điện của bộ điều khiển thiết bị.

Từ khóa » Cơ Cấu Kẹp Xoay