Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Và Những Vấn đề đặt Ra
Có thể bạn quan tâm
- Hoàn thành 2 tuyến cao tốc trên địa bàn hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng ngay trong năm 2025
- Hợp tác giữa TP.HCM với ĐBSCL: Kết quả chưa như kỳ vọng
- Duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Sân bay Vân Đồn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
- Đà Nẵng yêu cầu có biện pháp xử lý nhà thầu thi công kém năng lực
- Bình Thuận đề xuất đầu tư hơn 4.200 tỷ đồng làm đường vào trung tâm Phan Thiết
- Quảng Trị thành lập tổ công tác “gỡ khó” cho dự án khu công nghiệp 4.533 tỷ đồng
- Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%
- Covid-19 là thời cơ để đẩy nhanh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng lực nội tại
- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chậm tái cơ cấu, nền kinh tế sẽ khó vượt bẫy thu nhập trung bình
Nhiều kết quả tích cực
Nông nghiệp, nông thôn không chỉ là nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, là nơi tiêu thụ sản phẩm rộng lớn…, mà còn là “bệ đỡ” cho công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, khi các ngành này bị tác động bởi những biến động lớn do khủng hoảng, dịch bệnh. Nhiều nước chuyển sang công nghiệp - dịch vụ, có dân số đông hoặc bị thiên tai hoành hành… sẽ là thị trường nhập khẩu lớn và lâu dài của Việt Nam.
Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đã tăng lên và hiện chiếm trên 1/3 GDP của cả nước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng lên qua các năm (từ 13,69% năm 2015, lên 16,48% năm 2019, lên 16,70% năm 2020). Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng này sẽ đạt trên 25%, để Việt Nam có công nghiệp theo hướng hiện đại và vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
Trong khi đó, tỷ trọng dịch vụ/GDP tăng lên, hiện đạt 36,1% - cao nhất trong 3 nhóm ngành và có xu hướng cao lên nữa.
Sự chuyển dịch cơ cấu là kết quả, đồng thời cũng là nguyên nhân của sự chuyển dịch nhiều cơ cấu khác. Tỷ lệ dân số thành thị của Việt Nam mặc dù còn thấp so với thế giới, nhưng đã tăng mạnh trong những năm gần đây, từ 35% năm 2019 lên 36,82% năm 2020.
Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp - thủy sản đã giảm, hiện còn dưới 1/3 tổng số, trong khi của công nghiệp - xây dựng tăng, hiện chiếm 30,8%, của dịch vụ hiện chiếm 36,1%. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm tăng năng suất lao động. Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội vào công nghiệp - xây dựng chiếm gần 43,5%, vào dịch vụ chiếm trên 50%.
Những vấn đề đặt ra
Đối với nông, lâm nghiệp - thuỷ sản, do vai trò lớn, cần tăng đầu tư với tỷ trọng lớn hơn hiện nay (năm 2020 ước đạt 6,27%). Cần đưa vốn về nông thôn để xây dựng công nghiệp - dịch vụ nhằm thu hút lao động từ nông nghiệp, góp phần làm giảm bớt tình trạng di dân ra thành thị, khu công nghiệp. Cần hỗ trợ khởi nghiệp, khi khu vực này hiện có gần 14.500 hợp tác xã đang hoạt động và trên 5,2 triệu cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp… Cấp thiết sửa đổi Luật Đất đai để giảm thiểu tình trạng bỏ ruộng hoặc không dám tích tụ ruộng đất ở nông thôn. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông, lâm nghiệp - thủy sản thông qua chính ngạch, có thương hiệu riêng...
Đối với công nghiệp - xây dựng, cần tập trung hơn cho công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp nặng. Tỷ lệ doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến phân theo trình độ công nghệ thuộc công nghệ cao còn quá thấp (12,21%), thuộc công nghệ thấp còn quá cao (56,23%), có công nghệ trung bình còn lớn (31,46%). Công nghiệp hỗ trợ sớm có chủ trương, nhưng hiện còn yếu; tính gia công lắp ráp còn nặng, nên giá trị gia tăng thấp và nhập khẩu lớn.
Đối với cả nước thì cần thực hiện công nghiệp hóa, nhưng đối với một số tỉnh, thành phố thì không nhất thiết phải đưa tỷ trọng công nghiệp cao hơn. Ngay cả các tỉnh thuộc vùng động lực, nếu làm công nghiệp, thì chọn công nghệ cao, công nghiệp sạch… Bài học dịch Covid-19 và tình trạng dân chạy về quê vừa qua là một bài học để cơ cấu lại.
Đối với dịch vụ, tỷ trọng trong GDP của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước và thế giới. Tuy nhiên, tỷ trọng của nhóm ngành này lại cao nhất so với 2 ngành kinh tế thực thì cũng cần xem lại. Covid-19 đã làm cho một số địa phương phải cân nhắc lại việc phát triển theo hướng tăng mạnh tỷ trọng dịch vụ. Đó là chưa kể, năng suất lao động nhóm ngành dịch vụ thấp, do còn kiêm nhiệm nhiều.
5 năm tái cơ cấu nền kinh tế: Nợ công giảm mạnh, nợ xấu khó "về đích" Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. # cơ cấu ngành kinh tế # chuyển dịch cơ cấu ngành # GDP # tỷ trọng công nghiệp - xây dựng # tỷ trọng dịch vụ/GDP Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- Hoàn thành 2 tuyến cao tốc trên địa bàn hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng ngay trong năm 2025
- Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
- Hợp tác giữa TP.HCM với ĐBSCL: Kết quả chưa như kỳ vọng
- Duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Sân bay Vân Đồn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
- Đà Nẵng yêu cầu có biện pháp xử lý nhà thầu thi công kém năng lực
- Bình Thuận đề xuất đầu tư hơn 4.200 tỷ đồng làm đường vào trung tâm Phan Thiết
- Quảng Trị thành lập tổ công tác “gỡ khó” cho dự án khu công nghiệp 4.533 tỷ đồng
- Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ
- Sau gần 1 năm ra mắt, ITTC Ninh Thuận giúp đổi mới công tác thu hút đầu tư
- Ninh Thuận trình phê duyệt hồ sơ Quy hoạch Cảng Hàng không Thành Sơn
- Hà Nội thúc đẩy tiến độ triển khai Dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang
- 1 Bộ Giao thông Vận tải có bộ trưởng mới
- 2 Luật mới có hiệu lực, nhà đầu tư bất động sản thay đổi “khẩu vị”
- 3 Người Việt đứng thứ hai thế giới về tiền số, đại biểu kiến nghị phải thu thuế
- 4 Hà Nội sẽ có nhà hát Opera hiện đại bậc nhất, rộng hơn 25.000 m2
- 5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/11
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River
- Bất động sản nhà phố “tăng tốc”, The Larita đón sóng đầu tư khu Tây TP.HCM
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024
Từ khóa » Một Số Ngành Kinh Tế ở Việt Nam
-
Ngành Kinh Tế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kinh Tế Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thông Cáo Báo Chí Về Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội Quý I Năm 2022
-
Báo Cáo Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội Quý II Và 6 Tháng đầu Năm 2022
-
Một Số Nét Về Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Số ở Việt Nam
-
Việt Nam - AED Business Portal
-
Báo Cáo Thường Niên Kinh Tế Việt Nam 2022 - Hà Nội - VNU
-
[PDF] Kinh Tế Tri Thức ở Việt Nam
-
Một Số Nét Kinh Tế Việt Nam
-
Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế ở Việt Nam Và Những Vấn đề đặt Ra
-
Công Nghiệp Hóa ở Việt Nam Và Quá Trình Phát Triển Kinh Tế Xã Hội
-
Kinh Tế Việt Nam 2022-2023: Kỳ Vọng Phục Hồi Mạnh Mẽ
-
Diễn đàn Dự Báo Kinh Tế Việt Nam 2022-2023
-
Nền Kinh Tế Số Của Việt Nam đạt 21 Tỉ USD - PLO