Cơ Cấu Phối Khí Trục Cam Trên đỉnh – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Cơ cấu phối khí trục cam trên đỉnh (Tiếng Anh: overhead camshaft, viết tắt là OHC) là một cơ cấu điều hành sự chuyển động của các xupap trong động cơ ô tô nhờ vào các trục cam đặt trên đỉnh động cơ.
Có một số cơ cấu thông dụng như SOHC, DOHC.
SOHC
[sửa | sửa mã nguồn]SOHC (viết tắt cho từ tiếng Anh Single Overhead Camshaft) dùng để chỉ cơ cấu phối khí một trục cam trên đỉnh. Trong cơ cấu này, trục cam được bố trí trong cụm đầu xylanh (trên đỉnh piston), được dẫn động bởi xích cam và điều khiển xupap thông qua cò mổ.
Ưu điểm của cơ cấu là do giảm nhiều chi tiết dẫn động nên nó hoạt động ổn định hơn, SOHC và DOHC nói tới 2 kết cấu hệ thống phân khối khí trong động cơ. Cả hai đều cần trục cam, con đội, cò mổ, xu-páp, lò xo.
SOHC (Single Overhead Camshaft) nghĩa rằng động cơ có duy nhất một trục cam bố trí ở đỉnh máy, phía trên các van. Trục cam dẫn động trực tiếp cả xu-páp nạp và xả thông qua con đội hoặc cò mổ. SOHC cho phép bố trí 2 hoặc 3 van cho mỗi xi-lanh, nếu dùng 4 van, kết cấu truyền động sẽ rất phức tạp.
DOHC
[sửa | sửa mã nguồn]DOHC (viết tắt cho từ tiếng Anh Double Overhead Camshaft) dùng để chỉ cơ cấu phối khí hai trục cam trên đỉnh. Trong cơ cấu này, xupap nạp và xupap xả được điều khiển bởi hai trục cam riêng biệt. Có hai loại cơ cấu phối khí hai trục cam: loại có sử dụng cò mổ và loại không sử dụng cò mổ.
Cơ cấu DOHC cho phép thiết kế dạng buồng đốt ưu việt hơn loại SOHC. Khả năng đáp ứng và hoạt động của xupap cũng nhanh hơn và chính xác hơn so với loại SOHC. Do vậy, cơ cấu này được áp dụng cho các loại động cơ cần tính năng cao, tốc độ cao (xe thể thao, xe hơi).
DOHC (Double Overhead Camshaft) chỉ loại động cơ sử dụng 2 trục cam bố trí trên đỉnh mỗi xi-lanh. Phương án bố trí 4 van cho mỗi xi-lanh tương đối dễ dàng. Động cơ có thể đạt tốc độ vòng quay lớn. Đồng thời cho phép đặt xu-páp ở các vị trí tối ưu tăng khả năng vận hành. Tuy nhiên nhược điểm là trong lượng hệ thống phân phối khí tăng, kết cấu phức tạp, tốn nhiều công suất quay trục cam và giá thành cao.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
| ||
---|---|---|
Thuộc về chủ đề Ô tô | ||
Thân máy & Cơ cấu quay |
| |
Cơ cấu phân phối khí & Nắp xi lanh |
| |
Cơ cấu nạp nhiên liệu cưỡng bức |
| |
Hệ thống nạp nhiên liệu |
| |
Đánh lửa |
| |
Hệ thống điều khiển |
| |
Hệ thống điện |
| |
Hệ thống nạp không khí |
| |
Hệ thống khí xả |
| |
Hệ thống giải nhiệt |
| |
Hệ thống bôi trơn |
| |
Khác |
| |
|
Từ khóa » Trục Cam Wiki
-
Trục Cam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trục Cam: Một Bộ Phận Của động Cơ đốt Trong, Giúp điều Khiển Các ...
-
Trục Cam Là Gì? Cấu Tạo, Dẫn động Và Nguyên Lý Làm Việc - VinFast
-
Trục Cam - Wikipedia Updit.
-
Trục Cam Trên Cao – Wikipedia - Wiki Là Gì
-
Cơ Cấu Phối Khí Trục Cam Trên đỉnh - Wiki Là Gì
-
Trục Cam Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Của Trục Cam
-
Trục Cam - Tieng Wiki
-
Trục Cam - Wiktionary Tiếng Việt
-
Trục Cam - Wikimedia Tiếng Việt
-
Cơ Cấu Trục Cam Là Gì? Nguyên Lý Làm Việc Của Trục Cam | UNIDUC
-
Trục Cam Xe Máy Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Trục Cam Xe Máy
-
Cấu Tạo Và Dẫn Động Trục Cam Là Gì ? Cấu Tạo Và Nguyên Lý ...
-
Trục Cam ô Tô - Trục Cam Là Gì - AvtoTachki