Cơ Cấu Tổ Chức Và Thành Viên Của Chính Phủ Như Thế Nào?

Chính phủ là một chủ thể có quyền lực để thi hành luật pháp trong một tổ chức quốc gia hay một nhóm người ở tầm quốc gia. Tại Việt Nam, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp tối cao của Nhà nước. Vậy Chính phủ là gì? Cơ cấu tổ chức của Chính phủ như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY đến hotline 0908 308 123để được Luật sư riêng uy tín - chất lượng TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

Căn cứ pháp lý

Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 được Quốc hội lần thứ 13 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015 (Sau đây được gọi tắt là Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015).

Chính phủ là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 ghi nhận Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Sự ra đời Chính phủ

Hiến pháp 1946, bản Hiến pháp đầu tiên thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946 lần đầu tiên quy định về Chính phủ. Thiết chế nhà nước ở thời điểm này có sự khác biệt, khi mà Chủ tịch nước đồng thời là người đứng đầu Chính phủ, giúp việc cho Chủ tịch nước có Nội các do Thủ tướng đứng đầu cùng các Bộ trưởng, Thứ trưởng, Phó Thủ tướng.

Hiến pháp 1959, có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 1959, gọi với tên gọi Hội đồng Chính phủ. Từ bản Hiến pháp này, thiết chế của nhánh hành pháp trở về Thủ tướng đứng đầu Chính phủ như hiện tại thay vì là Chủ tịch nước như bản Hiến pháp 1946.

Hiến pháp 1980, có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 1980, gọi là Hội đồng Bộ trưởng.

Hiến pháp 1992, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 1992 được đổi lại là Chính phủ.

Hiến pháp 2013, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2014 vẫn giữ nguyên tên gọi Chính phủ.

Như vậy, trước khi có tên là ‘Chính phủ’, cơ quan này được gọi với tên là Hội đồng Chính phủ trong giai đoạn 1959-1980 và Hội đồng Bộ trưởng trong giai đoạn 1980-1992.

Thành viên của Chính phủ

Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định như sau:

“Điều 2. Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ

1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.”

Theo đó, Chính phủ gồm có:

  • Thủ tướng Chính phủ: Là người đứng đầu Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội theo đề cử của Chủ tịch nước.
  • Các Phó Thủ tướng: giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Thông thường sẽ có 4 Phó Thủ tướng đảm nhiệm trong bộ máy hành chính của Chính phủ.
  • Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.

Tóm tắt tiểu sử Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính | VTV.VN

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026

Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội. Các thành viên của Chính phủ hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội, Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Các thành viên của Chính phủ có thể bị Quốc hội bãi nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.

- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.

- Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.

- Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

- Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 thì Cơ cấu của Chính phủ bao gồm các bộ và cơ quan ngang bộ.

Ngoài ra trong cơ cấu của Chính phủ còn có 7 cơ quan thuộc Chính phủ như: Đài Tiếng nói Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam…

Các cơ quan Bộ được tổ chức theo chiều dọc theo các ngành kinh tế - xã hội của quốc gia. Mỗi một ngành là một nhiệm vụ của Chính phủ, do một Bộ đảm nhiệm, đứng đầu mỗi Bộ là Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng và trước Quốc hội về tình của của ngành.

Mỗi một lĩnh vực tương ứng với một chức cần phải quản lý của Chính phủ do một Cơ quan ngang Bộ được tổ chức theo chiều ngang gọi là những chiều chức năng, các cơ quan này thường được gọi là các ủy ban, hoạt động của quản lý của các ủy ban này xuyên suốt tất cả các ban ngành của các Bộ.

Bộ, cơ quan ngang bộ

Hiện nay Chính phủ Việt Nam có 22 Bộ và Cơ quan ngang Bộ. Bao gồm:

  • Bộ Quốc Phòng
  • Bộ Công an
  • Bộ Ngoại giao
  • Bộ Nội vụ
  • Bộ Tư pháp
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Bộ Tài chính
  • Bộ Công thương
  • Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • Bộ Giao thông vận tải
  • Bộ Xây dựng
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Bộ Thông tin và truyền thông
  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  • Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Bộ Y tế

4 Cơ quan ngang bộ gồm:

  • Ủy ban dân tộc
  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • Thanh tra Chính phủ
  • Văn phòng Chính phủ

Ủy ban Quốc gia là gì?

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành Kế hoạch hành động năm 2022

Chính phủ Việt Nam tổ chức các Ủy ban Quốc gia về nhiều lĩnh vực. Các Ủy ban Quốc gia không phải là một cơ quan hay bộ máy riêng biệt, mà thành phần gồm có các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng từ các Bộ và cơ quan khác liên quan, được thành lập và kết thúc sứ mạng tùy thuộc vào tình hình thực tế.

Hiện tại có 9 Ủy ban Quốc gia:

- Ủy ban Quốc gia Đổi mới Giáo dục và Đào tạo;

- Ủy ban Quốc gia về Ứng dụng Công nghệ Thông tin;

- Ủy ban Quốc gia về Biến đổi Khí hậu;

- Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia;

- Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS và Phòng chống Tệ nạn Ma túy, Mại dâm;

- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;

- Ủy ban An ninh Hàng không Dân dụng Quốc gia;

- Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi;

- Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế

Các Ủy ban Quốc gia đóng vai trò là cơ quan cố vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các chính sách, cũng như tổ chức phối hợp liên ngành và liên Bộ, cho nên không có quyền lực hành pháp hoặc hành chính.

Theo đó, mỗi một tổ chức, mỗi một chủ thể đều chịu hai lần quản lý của Chính phủ: Một chiều dọc do các bộ chuyên ngành, và một chiều ngang do các bộ chức năng đảm nhiệm.

Trường hợp Khách hàng có vấn đề thắc mắc, hãy Liên Hệ Ngay qua số điện thoại 0908308123 với Công ty Luật Hoàng Anh để được hỗ trợ tư vấn pháp luật miễn phí và cung cấp dịch vụ Luật sư phù hợp, được cung cấp bởi những Luật sư UY TÍN - TIN CẬY.

Từ khóa » Cơ Cấu Tổ Chức Của Chính Phủ Bao Gồm