Cơ Cấu Vốn Của Doanh Nghiệp (Capital Structure) Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Bạn có biết chỉ cần nhìn vào cơ cấu vốn chủ sở hữu và cơ cấu vốn vay cũng có thể nói lên phần nào tình hình tài chính của doanh nghiệp và các chính sách điều hành quản lý doanh nghiệp đó. Học Excel Online sẽ giải thích rõ về cơ cấu vốn của doanh nghiệp cùng cách phân tích chỉ số cơ cấu vốn doanh nghiệp cho các bạn.
Tầm quan trọng của việc phân tích cơ cấu vốn doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể tách rời quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ hay còn gọi là vốn. Ngoài việc là điều kiện tối quan trọng khi thành lập doanh nghiệp và là yếu tố không thể thiếu khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn của doanh nghiệp còn phản ánh nguồn lực tài chính của một doanh nghiệp. Nhìn vào cơ cấu vốn chủ sở hữu và cơ cấu vốn vay cũng như tương quan giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu có thể nói lên phần nào tình hình tài chính của doanh nghiệp và các chính sách điều hành quản lý doanh nghiệp đó.
Vốn và đặc điểm của vốn
Đã có rất nhiều khái niệm về vốn. Theo K. Marx thì vốn là tư bản mà tư bản được hiểu là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Theo cuốn Từ điển Longman rút gọn về tiếng Anh kinh doanh thì Vốn (Capital) được định nghĩa như sau: “Vốn là tài sản tích luỹ được sử dụng vào sản xuất nhằm tạo ra lợi ích lớn hơn; đó là một trong các yếu tố của quá trình sản xuất (các yếu tố còn lại là: đất đai và lao động)”. Trong đó vốn kinh doanh được coi là giá trị của tài sản hữu hình được tính bằng tiền như nhà xưởng, máy móc thiết bị, dự trữ nguyên vật liệu”.
Hiểu theo định nghĩa chung, nôm na nhất vốn là toàn bộ giá trị của cải vật chất được đầu tư để tiến hành hoạt động kinh doanh. Vốn có thể là toàn bộ vật chất do con người tạo ra hay là những nguồn của cải tự nhiên như đất đai, khoáng sản… Trong nền kinh tế thị trường bên cạnh vốn tồn tại dưới dạng vật chất còn có các loại vốn dưới dạng tài sản vô hình nhưng có giá trị như bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, lợi thế thương mại… Với một quan niệm rộng hơn người ta cũng có thể coi lao động là vốn.
Theo chu trình vận động tư bản của K. Marx, T – H – SX – … – H’ – T’ thì vốn có mặt ở tất cả trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, từ nguyên liệu đầu vào đến các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận.
Vồn là điều kiện để duy trì sản xuất, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản, có nghĩa là vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản hữu hình cũng như vô hình như: nhà xưởng, đất đai, máy móc, thương hiệu, bằng phát minh, sáng chế.
Vốn luôn vận động để sinh lời, vốn là biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để biến thành vốn thì tiền đó phải đưa vào hoạt động kinh doanh để kiếm lời.
Vốn không tách rời chủ sở hữu trong quá trình vận động, mỗi đồng vốn phải được gẵn với một chủ sở hữu nhất định. Trong nền kinh tế thị trường thì chỉ có xác định được chủ sở hữu thì đồng vốn mới được sử dụng hợp lý không gây lãng phí và đạt được hiệu quả cao.
Vốn có giá trị về mặt thời gian và phải được tích tụ tới một lượng nhất định thì mới có thể phát huy tác dụng. Doanh nghiệp không chỉ khai thác hết tiềm năng vốn của mình mà còn phải tìm cách thu hút nguồn vốn từ bên ngoài như vay trong nươc, vay nước ngoài, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác. Nhờ vậy vốn của doanh nghiệp tăng lên.
Vốn được quan niệm là một loại hàng hoá đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Những người có vốn có thể cho vay và những người cần vốn có thể đi vay, có nghĩa là mua quyền sử dụng vốn của người có quyền sở hữu.
Phân loại vốn
Người ta đứng trên các giác độ khác nhau để xem xét vốn của một kinh doanh của một doanh nghiệp.
- Trên giác độ pháp luật vốn kinh doanh bao gồm:
+ Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu cần phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định với từng ngành, nghề và từng loại hình sở hữu doanh nghiệp. Dưới mức vốn pháp định thì không thể thành lập doanh nghiệp.
+ Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ của công ty (doanh nghiệp). Tuỳ theo từng loại hình sở hữu, theo từng ngành, nghề, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.
2. Đứng trên góc độ chu chuyển vốn:
+ Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông. Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và giá trị của nó lại trở về trạng thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển.
+ Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định dùng trong sản xuất, kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh, nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi sau nhiều chu kỳ kinh doanh.
3. Đứng trên giác độ hình thành vốn:
+ Vốn chủ sở hữu: là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đang có. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn tự có là vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước. Đối với công ty cổ phần hoặc công ty tnhh, nguồn vốn ban đầu do các cổ đông hoặc thành viên đóng góp để hình thành công ty. Đối với các Công ty cổ phần,vốn kinh doanh có thể huy động thêm từ việc phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH không thể phát hành cổ phiếu mà chỉ có thể phát hành trái phiếu.
+ Vốn vay: Ngoài phần vốn tự có của doanh nghiệp (vốn góp) thì nguồn vốn vay có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy động được số vốn lớn, tức thời. Tuy nhiên, sử dụng vốn vay phải hết sức chú ý đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, kế hoạch sử dụng vốn phải đảm bảo hợp lý, đúng mục đích; quản lý tốt quỹ tiền mặt, kỳ trả vay và kỳ thu tiền, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập bám sát thực tế… nếu không vốn vay sẽ trở thành một gánh nặng đối với doanh nghiệp.
+ Vốn chiếm dụng: là một nguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp (trả chậm), việc chiếm dụng này có thể phải trả phí (lãi) hoặc không phải trả phí nhưng lại đáp ứng được việc doanh nghiệp có nguyên vật liệu, điện, nước,… để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra ngay lập tức một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức để có được số nguyên vật liệu, điên, máy móc,… để tiến hành sản xuất. Như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác. Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: không nên chiếm dụng quá nhiều hoặc quá lâu một khoản vay nào đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đối tác, với thị trường hoặc kiện tụng pháp luật, tốt nhất nên có sự thoả thuận về việc chiếm dụng vốn.
+ Nguồn vốn khác: ví dụ lợi nhuận để lại, lương cán bộ công nhân viên chậm thanh toán,….
Học Excel Online mong rằng qua bài viết này bạn đã nắm chắc tất cả những kiến thức về cơ cấu vốn và có thể dễ dàng phân tích tình hình của doanh nghiệp thông qua cơ cấu vốn của công ty mình nhé!
Từ khóa » Cơ Cấu Nguồn Vốn Doanh Nghiệp Là Gì
-
Tác động Của Cơ Cấu Nguồn Vốn đến Hoạt động Của Các Doanh ...
-
Cơ Cấu Nguồn Vốn Là Gì? Các Chỉ Tiêu Phân Tích Cơ Cấu Nguồn Vốn
-
Cơ Cấu Vốn Là Gì? Các Chỉ Tiêu Cơ Cấu Nguồn Vốn (Capital Structure)
-
Cơ Cấu Vốn (CAPITAL STRUCTURE) Là Gì ? Phân Tích Các Chỉ Tiêu ...
-
Cơ Cấu Nguồn Vốn Là Gì? Chỉ Tiêu Phân Tích Cơ Cấu Nguồn Vốn
-
Cơ Cấu Vốn Là Gì? Phân Tích Các Chỉ Tiêu Cơ Cấu Nguồn Vốn - Luật ACC
-
Nguyên Tắc Hoàn Thiện Cơ Cấu Nguồn Vốn Của Doanh Nghiệp
-
Cơ Cấu Nguồn Vốn (Capital Structure) Là Gì? Các Chỉ Tiêu Phân Tích Cơ ...
-
Vốn Của Doanh Nghiệp Là Gì? Hiểu Rõ Về Vốn Của Doanh Nghiệp
-
[PDF] Cơ Cấu Vốn Của Doanh Nghiệp Việt Nam Trong Thời Kỳ Hội Nhập - UEF
-
Tìm Hiểu Về Cơ Cấu Vốn Trong Công Ty Cổ Phần - Luật Phamlaw
-
Vốn Là Gì? Nguồn Vốn Là Gì? Phân Loại Vốn Và Nguồn Vốn
-
Nhóm Chỉ Số Phản ánh Cơ Cấu Nguồn Vốn Và Cơ Cấu Tài Sản
-
#1 Capital Structure Là Gì? Tất Tần Tật Về Cơ Cấu Nguồn Vốn