CƠ CẤU XÃ HỘI - Đơn Giản

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

CƠ CẤU XÃ HỘI

CƠ CẤU XÃ HỘI LÀ GÌ ?* Cơ cấu xã hội là gì ?a. Khái niệmCCXH là mô hình của cá mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản trong hệ thống XH, những thành phần này tạo bộ khung cho tất cả các XH loài người. Mặc dù tính chất, quan hệ của chúng có sự biến đổi. Những thành phần cơ bản của CCXH là vị trí, vai trò nhóm, cộng đồng, thiết chế.CCXH là những mối liên hệ vững chắc của các thành tố trong hệ thống XH, các cộng đồng XH (dân tộc, giai cấp, nhóm nghề nghiệp …) là những thành tố cơ bản.CCXH là kết cấu tổ chức bên trong của một hệ thống XH nhất định trong đó có sự thống nhất bền vững tương đối của các yếu tố, thành phần, mối liên hệ cơ bản của hệ thống XH đó.CCXH nằm trong bản thân XH, trước hết là một bộ phận, nhân tố cấu thành hệ thống XH.CCXH gồm các bộ phận thành phần tạo nên CCXH, các thành phần và mối liên hệ của CCXH có ý nghĩa chung là bộ khung cho toàn thể XH loài người.Các qua niệm về CCXH đều thừa nhận sự gắn kết giữa CCXH và quan hệ XH.b. Các yếu tố cơ bản của CCXH* Vị thế XHVị thế xh là khái niệm để chỉ vị chí của mỗi cá nhân trong cơ cấu tổ chức xh.theo sự thẩm định ,đánh giá của những người khác,của xh.Vị thế xh vừa do phẩm chất xh cá nhân quy định vừa chịu sự tác động của xh đánh giá của xh được xh thừa nhận.Cá nhân thường có rất nhiều vị thế khác nhau những vị thế đó cho biết cá nhân đó là ai trong thiết chế xh .Vị thế đó chỉ có ý nghĩa đầy đủ khi đặt nó trong quan hệ để so sánh với các vị thế khác trong cơ cấu xh.Phân loại vị thế xh có hai loại : Vị thế có sẵn và vị thế đạt đượcVị thế có sẵn được quy định theo những cơ sở điều kiện vẫn có của cá nhân mà cá nhân không kiểm soát được lựa chon hay tạo dựng được.Vị thế đạt được là vị thế quy định theo phẩm chất năng lực,trình độ do cá nhân lựa chọn chủ động tích cực hoạt động mà đạt được và đạt được xh thừa nhận .Sự lựa chọn đó chỉ là tương đối. * Vai trò XHLà một tập hợp các chuẩn mực hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định. Vai trò là những đòi hỏi của XH đặt ra với các vị thế XH, những đòi hỏi được xác định và căn cứ vào các chuẩn mực XH. Vì vậy ở các xã hội khác nhau, cùng một vị thế XH nhưng mô hình hành vi được XH mong đợi rất khác nhau, tức vai trò cũng khấc nhau.Trên thực tế, nhiều vai trò XH có những đòi hỏi khác nhau, những đòi hỏi này có thể phối hợp được với nhau nhưng cũng có những đòi hỏi hoàn toàn trái ngược nhau dẫn đến mâu thuẫn và xung đột với nhau.* Nhóm xã hộiLà mộttập hợp người với nhau theo một kiểu nào đó để chia sẻ với nhau một hành động chung hay những nhu cầu lợi ích và định hơứng giá trị nhất định.Có hai loại nhóm XH:+ Nhóm sơ cấp:Là nhóm có quy mô nhỏ, có quan hệ trực diện với nhau, có sự cộng tác về mục tiêu chung, có quan hệ gắn bó về mặt tình cảm (gia đình, đồng nghiệp, bạn bè …)Từ 2 thành viên trở lên hình thành nên nhóm XH.+ Nhóm thứ cấp:Là nhóm XH có quy mô lớn, trong đó có thể chứa nhiều nhóm sơ cấp.Đặc trưng của nhóm thứ cấp:- Gồm nhiều mối quan hệ XH. Các quan hệ XH này thường được định chế hoá theo mục đích của nhóm.- Các quan hệ Xh trong nhóm có thể diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc có thể duy trì trong một thời gian nhất định.- Các quan hệ XH trong nhóm thường được xác lập trên cơ sở những thoả thuận chung giữa cá thành viên trong nhóm (thành văn hoặc bất thành văn)* Cộng đồng xã hộiLà một tập hợp người trong đó các cá nhân liên hệ với nhau theo những cơ sở, điều kiện tồn tại, hoạt động nhất định theo những quan niệm thống nhất về văn hoá, giá trị XH.Về cấu trúc, mỗi cộng đồng đèu có đặc thù về kết cấu liên hệ giữa các thành viên tính cố kết, chặt chẽ hay lỏng lẻo, phụ thuộc vào điều kiện vật chất và ý thức của các thành viên trong cộng đồng.Phân loại:Được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau nhưng đều có một số đặc trưng chung:+ Phải có dân số+ Có sự chia sẻ yếu tố địa lý+ Về tôn giáo, có những vật thiêng để thờ.+ Có hệ thống vai trò điều hành chung, hoạt động dưới hình thức tự quản+ Có chung một kiểu văn hoá* Thiết chế xã hội* Mạng lưới xã hộiĐ/n: MLXH là phức hợp các mối quan hệ của các cá nhân trong các nhóm, các tổ chức, cộng đồng Xh tạo nên CCXH.MLXH là những quan hệ Xh thông qua MLXH các thành viên trong XH có thể trao đổi với nhau thông tin, kiến thức làm cho XH vận hành một cách gắn bó, hài hoà, trôi chảy. Các cá nhân tích cực tham gia, nhà quản lý thì tạo ra những mạng lưới hợp lý để chia sẻ những hoạt động hữu ích cho XH.c. Các CCXH cơ bản* Cơ cấu XH giai cấp:là kết cấu và mối quan hệ XH giữa các giai cấp dựa trên các yéu tố cơ bản như: quan hệ sở hữu vè TLSX, vị trí của con người trong hệ thống sản xuất và tổ chức lao động XXH. Việc phân phối lợi ích XH, nghĩa vụ và quyền lợ của mọi người trong đời sống XH.* Cơ cấu XH nghề nghiệpLà kết cấu, mối liên hệ XH giữa các lực lượng lao động, các ngành nghề lao động khác nhau trong XH trên cơ sở của sự phát triển liên ngành, hợp ngành, phân nhỏ giữa ngành và xuất hiện một số ngành nghề mới. Ngoài ra còn phân tích lao động theo tuổi, giới tính, học vấn, được đào tạo hay không được đào tạo và quan tâm đến những người trong độ tuổi lao động có việc làm hay không có việc làm để từ đó vạch ra xu hướng phát triển của CCXH nghề nghiệp nói riêng và cũng như CCXH tổng thể nói chung.* Cơ cấu XH dân số:Cũng là kết cấu, là mối liên hệ XH trong thực tại của tái SX nhân khẩu, của tỉ lệ giữa các mức tuổi, giới tính, mật độ dân cư, quá trình di dân* Cơ cấu XH cộng đồng lãnh thổ:Được nhận diện chủ yếu qua đường phân ranh giới lãnh thổ. Đó là sự khác biệt về lối sống, điều kiện sống, trình độ SX, mật độ dân cư, đặc trưng văn hoá.* Cơ cấu XH dân tộc:Được hình thành chủ yếu dựa trên sự khác biệt dấu hiệu dân tộc quy định. ------------------------------------------------------------------------ Các cộng đồng xã hội (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội,...) là những thành tố cơ bản. Về phần mình, mỗi cộng đồng xã hội lại có cơ cấu phức tạp với những tầng lớp bên trong và những mối liên hệ giữa chúng. Một số nhà lý thuyết xã hội còn đưa ra định nghĩa: "Cơ cấu xã hội là mô hình của các mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo nên bộ khung cho tất cả các xã hội loài người, mặc dầu tính chất của các thành phần và các mối quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này đến xã hội khác. Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là vị trí, vai trò, nhóm và các thiết chế,...". Cơ cấu xã hội là một khái niệm rộng không chỉ liên quan tới hành vi xã hội mà còn là mối tương tác giữa các yếu tố khác nhau của hệ thống xã hội. Cơ cấu xã hội cũng bao gồm cả các thiết chế gia đình, dòng họ, tôn giáo, kinh tế, chính trị, văn hóa, hệ thống chuẩn mực giá trị, cũng như hệ thống các vị trí, vai trò xã hội, v.v... Xã hội là một tổ chức phức tạp, đa dạng của các mối liên hệ cá nhân, tổ chức xã hội và xã hội. Cơ cấu xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với các quan hệ xã hội. Cơ cấu xã hội là nội dung có tính chất bản thể luận của các quan hệ xã hội, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội. Yếu tố chủ yếu của cơ cấu xã hội

Địa vị xã hội

Địa vị xã hội (social status) để chỉ thứ bậc của một cá nhân được xác định bởi sự giầu có, sự ảnh hưởng và uy tín. Dẫu vậy, các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ "địa vị" với một sự khác biệt với nghĩa một vị trí trong nhóm hoặc một xã hội. Điều đó do ý nghĩa của các địa vị mà chúng ta xác định một người nào đó trong những cấu trúc xã hội khác nhau. Quan điểm về địa vị xã hội 1. Quan điểm thứ nhất, Địa vị xã hội giống như một vị trí (position) trong một cơ cấu không ngụ ý về trật tự hay thứ bậc - theo cách xác định này, về bản chất: địa vị đồng nghĩa với vị trí. 2. Quan điểm thứ hai, là quan điểm thể hiện sự nhấn mạnh khía cạnh xếp loại của địa vị và các nhóm địa vị.

Vai trò xã hội

Vai trò, như là động lực, đưa những địa vị vào cuộc sống, vai trò và địa vị không thể tách rời nhau, và sự phân biệt giữa chúng chỉ là trong nhận thức khoa học. Không thể có vai trò mà không có địa vị hoặc ngược lại. Một vai trò đem lại khía cạnh động lực của một địa vị. Cũng như trường hợp của địa vị, thuật ngữ vai trò được dùng với một nghĩa kép. Mỗi một cá nhân có một loạt vai trò, được đem từ những những hình mẫu xã hội khác nhau. Trong cuộc đời, mỗi cá nhân thực hiện một số vai trò khác nhau, lần lượt hoặc đồng thời, và tổng hợp tất cả các vai trò xã hội của cá nhân đã thực hiện từ khi sinh ra cho đến lúc chết tạo thành nhân cách của cá nhân đó. Cần phải hiểu rằng, cá nhân không hoàn toàn thực hiện được vai trò của cá nhân đó nếu không có sự hợp tác của nhóm xã hội mà cá nhân đó tham gia. Ví dụ sẽ không có hoạt động của thầy thuốc nếu không có bệnh nhân, hay sẽ không có giáo viên mà không có học sinh, v.v... Mặt khác, sự thực hiện vai trò được hoàn thành bởi sự tương tác với tác nhân khác hoặc với các tác nhân khác. Như vậy, quyền của một tác nhân đồng thời cũng là những nghĩa vụ về vai trò của đối tác của cá nhân đó; ví dụ, người chồng được chăm sóc bởi người vợ: nấu ăn, giặt giũ,..., người vợ khi thực hiện các công việc đó có quyền được hỗ trợ và những quyền này lại là nghĩa vụ của người chồng - Tất cả các vai trò có các quyền và các nghĩa vụ. Một vai trò là một tập hợp các mong đợi, các quyền, và những nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể. Những sự mong đợi này xác định các hành vi của con người được xem như là phù hợp và không phù hợp với người chiếm giữ một địa vị. Cơ cấu xã hội cơ bản * Cơ cấu xã hội - dân số; * Cơ cấu xã hội - lứa tuổi; * Cơ cấu xã hội - lãnh thổ; * Cơ cấu xã hội - học vấn, nghề nghiệp; * Cơ cấu xã hội - giai cấp. http://voer.edu.vn/m/co-cau-xa-hoi/7448608d

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Giới thiệu về tôi

Unknown Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Lưu trữ Blog

  • ▼  2015 (1208)
    • ▼  tháng 7 (290)
      • ĐẰNG SAU NHỮNG VẺ BỀ NGOÀI MỘT CÁI NHÌN KHÁC VỀ VI...
      • Nạn tham nhũng trong chính quyền VNCH
      • Kawabata (1899-1972 - Giải Nobel Văn Chương 1968) ...
      • CUỘC SỐNG NHƯ MỘT VÁN CỜ!
      • SOMEWHERE MY LOVE-NÀNG LARA BỊ CẤM
      • Trí tuệ của trí thức (talawas)
      • Tarot Cards - Ý nghĩa và Những Bài Học về Cuộc Sốn...
      • Cuốn sách "Xứ Đông Dương thuộc Pháp" của Paul Doum...
      • Anton Makarenko - Bậc thầy về giáo dục học sinh cá...
      • Dạy và học, bàn góp
      • TỔNG HỢP SÁCH ''TẤT CẢ CÁC THỂ LOẠI'' (PDF,PRC)
      • TỔNG HỢP EBOOK:DẠY LÀM NGƯỜI, KỸ NĂNG SỐNG, BÍ KÍP...
      • “Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” là cách đố...
      • TỪ THIỆN :TÌNH NGUYỆN VIÊN NGƯỜI MỸ QUÁT LỚN TÌNH ...
      • Bạn sinh ra nguyên bản, đừng chết như một bản sao
      • VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC LÀ GÌ ? TẠI SAO NÓI ĐÓ...
      • Lá thư của tổng thống Lincoln gửi thầy giáo dạy co...
      • Sự giàu có được tạo ra từ đâu?
      • Vì sao chủ nghĩa tư bản thành công
      • 3 ngộ nhận về Chủ Nghĩa Tư Bản
      • Chính phủ có tạo ra việc làm không?
      • CÂN BẰNG NASH VÀ LỊCH SỬ LÝ THUYẾT KINH TẾ
      • Nghệ thuật thể hiện tư tưởng Lão Trang trong "Bạch...
      • Lan man về từ kỵ húy và ngôn ngữ của ngữ của người...
      • Tản Mạn (Sưu Tầm)
      • Giữ tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
      • CÓ XÁC ĐỊNH ĐÚNG VẤN ĐỀ MỚI CÓ THỂ TÌM RA GIẢI PHÁ...
      • 30 tháng 4 (Lê Qúy Đôn)
      • Hỏi - Trả lời & Bản chất con người & Chiến tranh -...
      • 10 Điều ngu dốt phổ biến của người Việt Nam
      • Tóm lược sách “Sáu tỉ đường đến hạnh phúc” (Stefan...
      • TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
      • HỌC CÁCH ĐỌC - PHẦN 1 - PHẦN 2 - PHẦN 3
      • Kết cục thảm hại của hạm đội mạnh nhất Trung Quốc
      • MỐI THÙ CỦA NHÀ TÂY SƠN VÀ VUA GIA LONG: CHUYỆN ĐỜ...
      • CÁCH PHÂN BIỆT NGƯỜI CHÍNH, KẺ TÀ.
      • GIAI THOẠI VỀ CÔNG TỬ BẠC LIÊU TRẦN TRINH HUY
      • Lập trình Ngôn ngữ Tư duy cho mọi người (Chương 1 ...
      • Con lạc đà thứ mười tám - Một phút suy ngẫm - Luật...
      • “Nguyễn Trường Tộ và vấn đề canh tân” của Bùi Kha ...
      • Hành trình cải cách của FUKUZAWA - NGUYỄN TRƯỜNG T...
      • Bạn có bị mắc căn bệnh “chán học”?
      • Tản mạn về văn minh và văn hoá
      • TỨ ĐẠI KỲ THƯ CỦA TIỂU THUYẾT CỔ ĐIỂN TRUNG QUỐC
      • Tổng Thống Thomas Jefferson tác giả "bản tuyên ngô...
      • CUỘC CHIẾN TÂY TẠNG VÀ TINH THẦN CỦA PHẬT
      • Một vài thuật ngữ cần biết khi bắt đầu tìm hiểu về...
      • Khái lược lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại
      • Quan hệ Việt - Mỹ sau 40 năm chiến tranh
      • Almanach – Những Nền Văn Minh Thế Giới
      • Bộ sưu tập: 100 cuốn sách nền tảng nên đọc
      • Các nhà tư tưởng vĩ đại - Great Thinkers
      • 20 NHÀ TOÁN HỌC VĨ ĐẠI ĐÃ LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI
      • NẮM BẮT CƠ HỘI
      • THÁI ĐỘ SẼ QUYẾT ĐỊNH TƯƠNG LAI CỦA BẠN
      • Tự Do = Hạnh Phúc = Can Đảm? 30 Câu Nói Về Tự Do...
      • TẠI SAO ĐIỀU XẤU LẠI ĐẾN VỚI NGƯỜI TỐT?
      • 6 BÍ QUYẾT GIAO TIẾP ĐỂ THUYẾT PHỤC KHÁCH HÀNG
      • KIỂM SOÁT VÀ CÂN BẰNG QUYỀN LỰC
      • TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC ...
      • Giải pháp cho bạn trẻ thất nghiệp, chưa biết đi về...
      • CÁI HỌC NGÀY NAY
      • DỊCH THUẬT VÀ HỌC THUẬT
      • GIÁO DỤC KHAI MINH - TỰ DO HỌC THUẬT: SINH LỘ C...
      • CƠ CẤU XÃ HỘI
      • SỰ KHÁC NHAU GIỮA SỐNG VÀ TỒN TẠI
      • Chia sẻ tài liệu - Tổng hợp sách
      • KHOẢNG CÁCH GIỮA LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH
      • TẢN MẠN VỀ VĂN HÓA TRANH LUẬN
      • VĂN HÓA TRANH LUẬN - YÊU NƯỚC
      • Nguyên nhân và hậu quả chiến tranh thế giới thứ nhất
      • Ba người thầy vĩ đại
      • Tại Sao Những Nguyên Tắc Vàng Đắc Nhân Tâm Vẫn Vô ...
      • Hai bức thư và tập lịch sử nước An Nam
      • Triệu Đà có thực mang họ Nguyễn, là cháu của Hùng ...
      • CHUYỆN CHỮ NGHĨA
      • Lan man về từ kỵ húy và ngôn ngữ của người Nam Bộ
      • Học thuyết Darwin – Một chủ đề cấm
      • Quân Vương - Thuật trị nước (Niccolò Machiavelli)...
      • Bàn về Tự do của John Stuart Mill (1806-1873)
      • BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC
      • Lời dạy của Khổng Tử
      • Người khôn ngoan không hối tiếc (Gương Người Xưa)
      • Câu chuyện về một thần đồng nhỏ tuổi (Gương Người ...
      • Chú tiểu và hai viên gạch xấu xí ^( ‘‿’ )^ (Gương ...
      • Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu ...
      • Vẻ đẹp của người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao (G...
      • VĂN HÓA TRANH LUẬN VÀ VẤN ĐỀ NGỤY BIỆN
      • TẤT CẢ ĐỀU LÀ NĂNG LƯỢNG – BẠN CŨNG LÀ NĂNG LƯỢNG
      • Ý nghĩa của luân hồi là gì?
      • QUY LUẬT NHÂN QUẢ (The Law Cause and Effect)
      • NHỮNG BÀI HỌC TỪ 7 VĨ NHÂN
      • 3 bài học thành công từ Einstein, Leonardo Da Vinc...
      • BÀI HỌC SỰ NGHIỆP CỦA CÁC VĨ NHÂN
      • HÃY LUÔN LÀ MỘT NHÀ PHẢN BIỆN
      • Nhớ lời Bác dạy về công tác cán bộ
      • KHO SÁCH QUÝ BÁU - TỔNG HỢP LINK TẢI 120 ĐẦU SÁCH HAY
      • Sự ra đời của thuyết “sức mạnh mềm''
      • CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA CƯỜNG QUỐC VÀ VỊ T...
      • 8 PHƯƠNG CHÂM SỐNG VÀ LÀM VIỆC

Từ khóa » Cơ Cấu Xã Hội Là Gì