Cô Chín được Hóa Thân Từ Ai? Đặt Tượng Thờ Cô Chín ở đâu Tốt

Cô chín là ai? Căn cô chín là gì? Khi đi cầu căn cô chín cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

Thông tin sơ lược về tượng Cô Chín

Cô Chín hay còn gọi là cô Chín Giếng, cô Chín Sòng sơn, cố Chín Âm Dương, Cô Chín Thượng Ngàn. Cô nổi tiếng là người có tài phép, xinh đẹp sắc sắc sảo. Tượng cô được thờ tại Đền Cô Chín Giếng. Tuy có nhiều tên gọi khác nhau như vậy, nhưng cũng chỉ là một cô. Vì có nhiều cách giáng ngự khác nhau nên cô có nhiều tên khác như vậy. Khi cô giáng ngự ở thượng ngàn thì mọi người gọi cô là cô Chín Thượng Ngàn, còn cô giáng ngự ở Suối thì gọi là cô Chín giếng.

Thong Tin Ve Co Chin

Khi ngự đồng cô thường mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai, và múa quạt tiến Mẫu hoặc múa cờ tiến Vua, đôi khi cô cũng thêu hoa dệt lụa rồi múa cánh tiên. Khi cầu đảo cô ai cũng phải đầy đủ sắm lễ vật: Nón đỏ hài hòa vòng hồng để dâng cô. Cô chín chính là một tiên cô trong tứ vị thánh cô chấm lính nhận đồng.

Cô Chín Cửu Tỉnh – Cô Chín Giếng

Ngày tổ chức tiệc Cô Chín Giếng vào ngày 09/09 âm lịch.

Cứu có nghĩa là Chín.

Tỉnh có từ đồng nghĩa là Giếng.

Như vậy: Cửu Tỉnh đồng nghĩa với Chín Giếng.

Đền Chín Giếng hay gọi là đền Cô Chín nổi tiếng linh thiêng nhất nhì ở Thanh Hóa. Đền tọa lạc ở phường Bắc Sơn – thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hóa cách đèn Sòng 1km về phía đông ngược dốc, rẽ phải khoảng 200m nữa là đến chân đền thờ cô.

Đền cô Chín có tên bắt nguồn từ Chín miệng giếng thiêng quanh năm đùn nước mà không bao giờ cạn ở dưới dòng suối nước chảy tự nhiên qua đền Sòng và đền Chín Giếng. Người dân ở khu vực này đồn rằng, trong số 9 chín giếng đó thì miệng giếng số 9 có nước đùn sâu nhất và nơi đây chính là địa điểm cô Chín đang ngự.

Tích xưa kể lại, cô Chín chính là cô con gái thứ 9 của Ngọc hoàn Thương đế. Cô được giáng sinh xuống trần, dưới trần gian cô bán nước ở cổng đền Ba Dọi, cô từng theo hầu ở mẫu Sòng. Lúc đầu, người trần mắt thịt nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, tìm mọi cách để đánh đuổi cô đi. Tức giận quá, cô đã về tâu với thiên đình xin thu giam hồn phách rồi hành cho đến khi dở điên dở dại. Hơn thế, cô còn làm cho trứng hiểm nghèo, khi thì lội dưới suối khi trèo lên cây. Với phép thần thông quảng đại, cô chín lại có biệt tài xem bói nghìn quẻ, vì vậy trong những năm chiến tranh loạn lạc cô đã tiên đoán trận mạc để phò vua cứu nước. Nhờ vậy, mà đánh trận nào thắng trận đó, với công lao to lớn của cô Chín, nhà vua để truyền lệnh cho dân lập đền thờ cô, trước đền có chín miệng giếng do cô tự quản.

Cô Chín Sòng Sơn

Ngày tiệc của cô Chín Sòng Sơn vào ngày 09/09 âm lịch.

Tượng Cô Chín Sòng Sơn được đặt thờ ở đền Sòng Sơn. Theo truyền thuyết kể lại, cô chính là một cung nữ trên thiên đình bị Ngọc Hoàng giáng xuống trần gian làm hầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh do làm rơi vỡ chiếc chén ngọc.

Co Chin Song

Cô Chín Thượng Ngàn (Cô Chín Tít Mù)

Không giống như cô Chín Giếng ở đồng Bằng, cô Chín Tít Mù ở thượng ngàn có tài trị bệnh bằng nước Suối rất tốt. Tuy nhiên, có rất ít người hầu về giá cô.

Đền Cô Chín Thượng Ngàn được lập ở Tít Mù – Đồng mở, trên đường lên Chầu 10 bỏ ba. Ai cầu cô ở miếu nước thiêng cô đều về in bóng trên suối, đầu quấn khăn tía. Để xin thuốc chữa bệnh, có người dâng thì dân cô lễ vật nón đỏ, người dâng nón xanh. Ngoài ra, Cô Chín Thượng Ngàn còn được thờ tại Đền nơi Đức thánh Tản Viên Sơn Thánh.

Vào thời Lê Triều, cố giáng xuống hạ trần và hiển linh báo cho một người đào được vàng ở ngay phía sau Đền của cô. Sau này, người dân này đã đầu từ phát tâm xây dựng vào Đền Cô.

Thông thường vào ngày lễ tết, người dân địa phương thường dâng lễ tại Đền Cô rồi sau đó đến lễ Chầu 10. Khi ngự đồng cô thường mặc áo ngắn vạt, chít khăn củ ấu giống như Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn. Cô chính là nữ tướng đã giúp Chầu Mười đánh giặc.

Nhung dieu can biet ve co Chin co Chin la ai Mang y nghia gi

Cô Chín Âm Dương

Cô Chín Âm Dương được thờ tại Đền Âm Dương Linh Từ ở xã Phú Long, Nho Quan, Ninh Bình. Dân địa phương thường gọi cô là Cô Bé Âm Dương.

Trong cuộc đại chiến Sòng Sơn quân lính bị thương rất nhiều và được đưa về Nho Quan, Ninh Bình để điều trị. Thấy vậy, vua cha đã sai Cô Bé Âm Dương giáng xuống trần luyện thuốc để cứu quân binh. Thuốc thần cô luyện được là lấy ở giếng đần đấy, đây là chiếc giếng có chín mạch nước nối liền với đền cô Chín Sòng Sơn. Khi hoàn thành nhiệm vụ, cô thác hóa về trờ, đội an cô đã cứu giúp, dân làng và binh lính đã lập đền thờ phụng cô tại đây. Do chiến tranh tàn khốc nên đền Cô và giếng bị tàn phá và san lấp, hiện nay ngôi đền đã được xây dựng lại và cách đó khoảng 200m. Những ai có duyên với cô đều được cô ban tặng nước âm dương linh thiêng để chữa bệnh.

Nếu muốn đến đền Cô các bạn đến đền Đồi ngang rồi đi lên Phố Cát cách đó khoảng 3km đến thông 5, xã phú Long. Hỏi thăm đường đi Cúc Phương, đi thẳng một đoạn, gặp ngã 3 tô nhất thì rẽ tay trái rồi đi thắng. Đi tiếp khoảng 3 – 5 km nữa thì đến đền Cô Chín Âm Dương. Cũng có khá nhiều người sát cửa cô, được cô báo về những không biết đường về.

Căn cô chín biểu hiện như thế nào

Căn cô Chín được dùng để nói đến những người có duyên với nhà thánh. Khi được bề trên chọn làm người hầu đồng, giúp đỡ thiên hạ thì người đã phải phục tùng mệnh lệnh đó. Nếu không làm theo sẽ bị những ở cõi âm đày đọa làm cho sinh bệnh, làm ăn thất bát, bệnh hoạn triền miên, không tìm ra căn cơ sự việc.

Những người mang căn cô Chín thường có tính cách hiền lành, thông minh, lanh lợi, sắc sảo, nhan sắc hơn người mang cốt canh thanh cao của một vị thánh tiên. Cô chín thích màu hồng, cam, đỏ và đặc biệt rất yêu thích hoa. Cô chín khuôn mặt phúc hậu, tuy nhiên tính cách đôi lúc cáu giận và bướng bỉnh, nghiêm khắc nhưng luôn yêu thương mọi người và biết giúp đỡ người khác.

Những người có căn cô Chín thường có giác quan rất nhạy bén, trực giác tốt và đói việc như thần. người có căn Cô sẽ được dẫn dắt để yên bề đúng hướng, phục vụ hầu đồng,..

Nếu quý khách đang có nhu cầu đặt tượng Cô Chín bằng gỗ hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài: 0961.35.31.31 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá. Xin cảm ơn.

Đi lễ đền cô chín
Đi lễ đền cô chín

Ngày tiệc cô Chín ngày nào?

Để tỏ lòng thành kính và biết ơn, bạn có thể viếng thăm và dâng lễ Cô được tất cả các ngày trong năm. Tuy nhiên, để linh ứng nhất thì các bạn nên tham gia các ngày hội chính thức được diễn ra ở tại đền cô Chín vào 2 khung thời gian trong năm như sau:

Lễ hội rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền cô Chín sau đó tới đèo Ba Dội nhằm vào ngày 26/2 âm lịch

Lễ hội Đền cô Chín chính nhằm vào ngày 9/9 âm lịch

Ngày tiệc cô chín vào ngày nào?
Ngày tiệc cô chín vào ngày nào?

Văn khấn cô chín hay và đầy đủ nhất

Văn khấn cô chín hay và đầy đủ
Văn khấn cô chín hay và đầy đủ

Trên đây là tất cả những giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi của các bạn về cô Chín là ai. Mong rằng sau những chia sẻ này bạn có thể hiểu hơn phần nào đó về các sự tích và cách dâng lễ cô Chín. Cầu may mắn và an khang cho gia đình là những điều tốt lành nhất mà khi dâng sính lễ cho cô Chín mọi người đều hướng đến. Hy vọng bạn đọc sẽ có những giây phút thư giãn nhất và sâu sắc nhất về vấn đề tín ngưỡng tâm linh này.

Tượng cô Chín bằng gỗ mít đẹp tại Gỗ Vượng

Tượng Cô chín rất linh thiêng, vì vậy ngay từ những bước đầu tiên tạc tượng, các nghệ nhân Gỗ Vượng đã rất tỉ mỉ và tốn nhiều công sức, tâm huyết để làm nên những mẫu tượng thờ Cửu Trùng đẹp nhất và hoàn mĩ nhất.

Các sản phẩm tượng cô Chín được tạc từ gỗ tự nhiên và được chạm khắc hoa văn rất tinh xảo để có thể thể hiện được cái hồn, sự chân thực của bức tượng mang lại sự linh thiêng, uy nghiêm cho không gian thờ tự.

Quý khách nếu có nhu cầu đặt tượng cô chín bằng gỗ có thể liên hệ với Gỗ Vượng qua hotline: 0961.35.31.31 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá.

Sau đây, quý khách có thể chiêm ngưỡng qua một số mẫu tượng cô chín bằng đẹp từ gỗ mít:

[masterslider id=”23″]

Từ khóa » đền Thờ Cô Bé âm Dương ở đâu