CO CQ Là Gì? Phân Biệt Và áp Dụng Chứng Nhận Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Bạn đã từng nghe nhiều về CO và CQ trong xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa thực sự hiểu về 2 loại chứng nhận này. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần thiết về CO, CQ là gì? Chứng nhận CO, CQ áp dụng như thế nào? Và phân biệt chúng ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1.Tìm hiểu chứng nhận CQ là gì?
Chứng nhận CQ (Certificate of quality) là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc quốc tế. Đây là một chứng nhận được sử dụng rộng rãi trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế để chứng minh rằng các sản phẩm có trong danh sách đã đáp ứng được các tiêu chí nhất định, đã vượt qua các bài kiểm tra tính năng và kiểm tra đảm bảo chất lượng và cũng đáp ứng các tiêu chí chất lượng được tính trong hợp đồng, thông số kỹ thuật và quy định.
Tìm hiểu CO, CQ là gì? Phân biệt như thế nào?
CQ sẽ có những vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu:
- CQ giúp chứng minh hàng hóa sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo hàng hóa đó. Hầu hết các cơ quan chứng nhận sản phẩm đều được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996;
- Chứng chỉ chất lượng CQ rất quan trọng cho cả nhà sản xuất và cả khách hàng của họ. Giúp xác nhận chất lượng của hàng hóa có đáp ứng thông số kỹ thuật như công bố hay không;
- Chứng từ CQ không bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan. (trừ một số mặt hàng quy định bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký).
Doanh nghiệp khi sản xuất ra hàng hóa chỉ có quyền công bố các tiêu chuẩn chất lượng, cũng như cấp phép các giấy tờ xuất xưởng chứng nhận như hàng chuẩn v.v... Nhưng cấp CQ (Certificate of Quality) là cơ quan độc lập có chức năng cấp giấy tờ đó (thường thì cơ quan nhà nước có các thiết bị thẩm định chất lượng).
Cần phải có một bên độc lập kiểm định chất lượng hàng hóa. Bởi vì nó là thước đo chuẩn cho các mặt hàng cùng mẫu mã, chức năng của các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau. Từ đó, người tiêu dùng có quyền so sánh và lựa chọn các tiêu chí sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nhưng về phía nhà sản xuất, thì nên khuyên khích họ hoàn thành thủ tục đó, về lâu dài rất có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng có những mặt hàng thời vụ, thực sự không cần thiết.
✍ Xem thêm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận CQ tại Việt Nam
2. Chứng nhận CO xuất xứ sản phẩm
Chứng nhận CO (từ viết tắt của Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xưởng hay chứng nhận xuất xứ sản phẩm. Đây là 1 giấy chứng nhận được sử dụng rộng rãi trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế để chứng minh rằng các sản phẩm có trong danh sách đã đáp ứng được những tiêu chí nhất định để được coi là có nguồn gốc xuất xứ của một quốc gia cụ thể.
Giấy chứng nhận xuất xứ thường được cấp bởi đơn vị xuất khẩu hoặc do nhà sản xuất chuẩn bị và được bên thứ ba có thẩm quyền hoặc được ủy quyền cấp phép. Giấy tờ này thường được nộp cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu sản phẩm để chứng minh số hàng hóa đủ điều kiện để được nhập cảnh hay có quyền được hưởng những ưu đãi.
Mục đích của CO là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu. Nói tóm lại là hàng hóa đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng.
Hình ảnh minh họa giấy chứng nhận CO, CQ xuất nhập khẩu
Thông tin thường thấy trong giấy chứng nhận CO trên các kiện hàng xuất nhập khẩu:
- Loại mẫu theo chuẩn từng vùng cụ thể, họ tên chủ thể, địa điểm xuất nhập khẩu;
- Tên, địa chỉ công ty xuất khẩu, nhập khẩu;;
- Tiêu chí về vận tải, phương tiện vận chuyển, cảng biển, địa điểm dỡ hàng vv;
- Tiêu chuẩn về đóng gói hàng hóa (bao bì, quy cách đóng gói, nhãn mác, số lượng);
- Và cuối cùng là tiêu chuẩn về xuất xứ, và xác nhận cơ quan có thẩm quyền.
✍ Xem thêm: Kiểm định an toàn thiết bị, máy móc nhập khẩu
2.1 Doanh nghiệp lần đầu xin CO cần phải làm gì?
Không ít những doanh nghiệp lúng túng trong vấn để hoàn thành thủ tục xin cấp phép chứng nhận CO. Việc đầu tiên là chuẩn bị những giấy tờ cần thiết như bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp. Kèm theo là bộ mẫu hồ sơ xin cấp phép chứng nhận CO theo chuẩn đề ra. Cụ thể là:
- Một đơn cấp CO, điền đầy đủ thông tin và đóng dấu người có thẩm quyền của doanh nghiệp cần cấp phát.
- Thông thường, chỉ được cấp một mẫu chứng nhận CO cho mỗi lô hàng xuất khẩu tại thời điểm đó, và sao lưu cho các bên liên quan.
- Kèm theo là hóa đơn thương mại của doanh nghiệp, tờ khai hải quan các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu vv.
- Cuối cùng là các giấy phép liên quan như bản giải trình quy định sản xuất, hợp đồng mua bán, chứng nhận nguyên vật liệu sản xuất .
Cơ quan có đủ thẩm quyền cấp phát CO cho doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam là Bộ Công thương. Bên cạnh đó, Bộ có thể ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Và mỗi cơ quan được ủy quyền được phép cấp một số loại CO nhất định.
Phân biệt giấy chứng nhận CQ và CO
✍ Xem thêm: Thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
2.2 Các mẫu CO phổ biến tại Việt Nam
- CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
- CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không được hưởng ưu đãi
- CO form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT
- CO form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1)
- CO form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào CO form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2)
- CO form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3)
- CO form VJ :Việt nam – Nhật Bản
- C/O form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP
- C/O form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (IC/O)
Việc yêu cầu chứng chỉ CO CQ cho sản phẩm nhập khẩu giúp đảm bảo chất lượng cho công trình. Căn cứ nội dung thỏa thuận trong hồ sơ dự thầu, hợp đồng thi công. Hiểu rõ CO CQ là gì rất cần thiết đối với người làm thủ tục hải quan. CO CQ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại quốc gia nào đó. Việc này giúp nhà nhập khẩu biết hàng có được hưởng ưu đãi đặc biệt hay không.
Như vậy trên đây, Vinacontrol CE đã cung cấp thông tin cần thiết về 2 loại giấy chứng nhận thường dùng trong xuất nhập khẩu CO và CQ. Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn! Mọi thông tin giải đáp liên hệ qua hotline miễn phí 1800.6083 hoặc email vnce@vnce.vn
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Cp Là Gì
-
CP, CPK Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa CP Và CPK - Isocert
-
Tại Sao Bạn Chọn Thực Phẩm Sạch CP? - Trường Foods
-
Thế Nào Là Thực Phẩm đạt Tiêu Chuẩn Chất Lượng?
-
Thịt Gà CP Có An Toàn Không? Mua Thịt Gà CP ở đâu?
-
CP, CPK Là Gì? Các điểm Khác Nhau Giữa CP, CPK, PP, PPK - Goodvn
-
7 Nguyên Tắc Theo Tiêu Chuẩn HACCP Là Gì?
-
THỰC PHẨM CHẾ BIẾN CỦA CP FOOD VIỆT NAM - Nguyên Hà Food
-
Thiết Bị Chăn Nuôi Heo CP đạt Chuẩn Và Chất Lượng Top đầu
-
Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Thực Phẩm CP Siêu Hiệu Quả Cho Bạn
-
Quy Chuẩn Là Gì? So Sánh Quy Chuẩn (QCVN) Và Tiêu Chuẩn (TCVN)?
-
Công Bố Tiêu Chuẩn Cơ Sở | VNC
-
Chăn Nuôi Trang Trại Là Gì ? Điều Kiện Kinh Doanh Chăn Nuôi Trang Trại
-
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT _ Tra Cứu, Nắm Bắt Pháp Luật Việt Nam
-
Công Ty CP Chứng Nhận Và Giám định VinaCert | Dịch Vụ Chứng ...