Co Cứng Cơ, Khi Nào Là Nguy Hiểm? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Sự co cứng cơ thông thường sẽ không gây nguy hại đến tính mạng người bệnh, nhưng co cứng cơ toàn thân có thể làm cho các cơ bị tác động tiêu cực tạm thời và không thể cử động được nên ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây ra co cứng cơ
Sử dụng cơ quá mức, mất nước, căng cơ hoặc đơn giản là giữ nguyên một tư thế trong một thời gian dài có thể gây ra sự co cứng cơ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, không biết rõ nguyên nhân gây ra co cứng cơ.
Mặc dù hầu hết sự co cứng cơ đều không gây hại, một số có thể liên quan đến tình trạng bệnh nền, chẳng hạn như: không cung cấp máu đầy đủ: hẹp các động mạch đưa máu đến chân (xơ cứng động mạch ở các chi) có thể gây ra đau như kiểu chuột rút ở chân và bàn chân khi bạn đang tập thể dục. Những sự co cứng cơ này thường biến mất ngay sau khi bạn ngừng tập thể dục. Thường đi bộ càng nhiều, đau càng tăng. Đi bộ với tư thế hơi cong về phía trước - chẳng hạn như bạn vừa đi vừa đẩy giỏ hàng như khi đi siêu thị - có thể cải thiện hoặc trì hoãn sự xuất hiện các triệu chứng; Thiếu các chất khoáng: quá ít kali, canxi hoặc magiê trong chế độ ăn uống của bạn có thể góp phần gây co cứng cơ. Thuốc lợi tiểu - thuốc thường được kê toa khi bị tăng huyết áp - cũng có thể làm giảm hấp thu các khoáng chất này.
Co cứng cơ thường không nguy hiểm tới tính mạng.
Các di chứng có thể gặp
Cứng khớp: Các khớp thường được cố định ở trạng thái cơ bị co cứng, dẫn đến những thay đổi trong mô liên kết, giảm chiều dài của cơ và gân liên kết. Sự cố định kéo dài tạo điều kiện cho sự phát triển các sợi mô liên kết vùng khớp. Chính vì vậy, khớp bị cố định do cơ bị co kéo trong thời gian dài dẫn đến sự hình thành xơ liên kết, tiêu sợi cơ, và mất khả năng phát triển của khớp; Co cứng cơ: nếu co cứng không được điều trị, các co cứng khác có thể xảy ra. Cơ thể mất cân bằng kiểm soát co cơ, dẫn đến co thắt cơ liên tục, càng làm giảm sự kiểm soát của cơ thể lên cơ bị co cứng. Khớp sẽ ở trạng thái uốn cong theo tình trạng co cơ, dẫn đến những mẫu co cứng; Yếu cơ: sự mất cân bằng giữa cơ chủ vận và cơ đối vận có thể xảy ra do rối loạn thần kinh, tổn thương tủy sống, và do thói quen lâu ngày. Sự sụt giảm khối lượng cơ dần dẫn đến mất lực cơ và cuối cùng là teo cơ. Sự co thắt liên tục của cơ chủ vận với sức đề kháng tối thiểu của cơ đối vận càng làm cho nhóm cơ này yếu đi.
Điều trị co cứng cơ
Kéo giãn thụ động: Thông thường kéo giãn nhóm cơ co cứng bằng các kỹ thuật vật lý trị liệu, việc kéo giãn thụ động là một biện pháp phòng ngừa có lợi hơn là dụng cụ trợ giúp để duy trì tầm vận động khớp (ROM). Kỹ thuật này rất quan trọng để cơ liên tục được vận động trên toàn bộ tầm vận động của chi thể.
Nẹp: Một thiết bị điều chỉnh co cứng cơ (contracture corrective device: CCD) là dụng cụ hỗ trợ, vận động thay hoạt động chủ động của cơ, giúp duy trì tầm vận động khớp. Hiện tại, đây là kỹ thuật hỗ trợ được đánh giá là tốt, nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn. Nẹp được sử dụng trong điều trị lâu dài, cùng với cơ đối vận, giúp kéo dài nhóm cơ chủ vận.
Kích thích điện: Giúp cải thiện phạm vi hoạt động thụ động, nhưng chỉ là tạm thời. Sau khi điều trị, thời gian điều trị cần được giảm dần. Phương pháp kích thích điện còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngừa teo cơ.
Một số nhóm thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương giúp làm mềm cơ. Ngoài ra, khi co cứng cơ, có thể sử dụng thuốc tiêm tại chỗ như botulinum toxin
Phẫu thuật: là phương pháp để giảm rút ngắn cơ nhưng lại có nhiều biến chứng phát sinh. Sau khi phẫu thuật kéo dài nhóm cơ co rút, lực cơ và tầm vận động thường giảm đi, dẫn đến việc xơ hóa và tiêu các sợi cơ. Lúc này, việc co rút cơ lại có thể tái diễn. Vì vậy, tập luyện sau khi phẫu thuật là rất cần thiết
Các phương pháp điều trị trên sẽ tùy vào mức độ, sự ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho người bệnh. Do vậy, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu của co cứng cơ.Làm gì khi bị co cứng cơ?Nếu bị co cứng cơ khi đang vận động thì cần ngừng vận động, cố gắng thả chùng chi bị bệnh để thư giãn bắp thịt đang bị co rút. Sau đó xoa bóp các cơ một cách nhẹ nhàng, có thể xoa một chút dầu nóng lên vùng da đang bị co cơ rồi mới xoa bóp. Nếu bị co cứng cơ ở cẳng chân, nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược, kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao, hướng về phía đầu gối. Nếu bị co cứng cơ ở bắp đùi, có thể nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia ấn đầu gối xuống. Nếu bị co cứng cơ xương sườn, cần hít thở sâu để thư giãn cơ hoành và cần xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.
Từ khóa » Cứng đờ Người
-
Hội Chứng Người Cứng - Rối Loạn Thần Kinh - Cẩm Nang MSD
-
Co Cứng Cơ: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Vinmec
-
Làm Gì Khi Bị Co Cứng Cơ ? | Sở Y Tế Nam Định
-
Chứng Co Cứng, Co Giật Toàn Thân - Hello Bacsi
-
Cứng Khớp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Bệnh động Kinh: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị
-
3 Lý Do Khiến Bạn Bị Cứng Cổ Và Lựa Chọn điều Trị Ban đầu
-
Điều Trị Co Cứng Cơ Sau Tai Biến Mạch Não Tại Khoa Thần Kinh Bệnh ...
-
Cần Phát Hiện Sớm Dấu Hiệu Cứng Cổ ở Trẻ - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Liệt Cứng / Spasticity - International - Christopher Reeve Foundation
-
Một Số Bệnh Lý Dễ Nhầm Lẫn Với động Kinh - FAMILY HOSPITAL
-
Top 10 Bệnh Thường Gặp ở Người Cao Tuổi Và Cách Phòng Tránh.
-
Cứng Khớp Ngón Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị