Cỏ Dại Kháng Thuốc Diệt Cỏ: Trường Hợp Kháng Thuốc Glyphosate

Nhảy đến nội dung

Breadcrumb

  • Trang chủ
  • Kết quả Nghiên cứu khoa học
  • Cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ: trường hợp kháng thuốc Glyphosate
Cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ: trường hợp kháng thuốc Glyphosate

TS. Ngô Đức Thể

Glyphosate đã trở thành thuốc diệt cỏ được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới kể từ năm 1974 với lượng sử dụng toàn cầu là 8,6 tỷ kg (hoạt chất glyphosate) từ năm 1974 đến năm 2014. Nghiên cứu này đề cập về cỏ dại kháng glyphosate (GR) và cơ chế kháng của chúng dựa trên các trường hợp kháng glyphosate đã được đăng trên bài báo và báo cáo khoa học trên thế giới. Có bốn mươi chín loài cỏ dại khác nhau đã phát triển khả năng kháng glyphosate ở 29 quốc gia, với tổng số 318 trường hợp được ghi nhận trên toàn thế giới. Năm mươi phần trăm các trường hợp kháng thuốc Glyphosate được ghi nhận trong các hệ thống canh tác có sử dụng cây trồng kháng glyphosate. Có 255 trường hợp được xác định (80,2%) kháng glyphosate thuộc 5 quốc gia đứng đầu (về số trường hợp và loài), đó là Mỹ, Australia, Argentina, Brazil và Canada. Năm loài cỏ dại phổ biến nhất (về số trường hợp kháng glyphosate) được phát hiện có khả năng kháng glyphosate là Conyza canadensis, Amaranthus palmeri, Amaranthus tuberculatus, Lolium perenne ssp. Multiflorum, và Ambrosia artemisiifolia tương ứng lần lượt là 42, 42, 29, 26 và 21 trường hợp kháng glyphosate được ghi nhận trên thế giới. Trong số 49 loài cỏ dại, 19 loài cỏ dại kháng glyphosate được phát hiện không chỉ kháng glyphosate mà còn với các loại thuốc diệt cỏ khác (kháng nhiều loại thuốc diệt cỏ). Cơ chế kháng glyphosate ở cỏ dại bao gồm (1) thay đổi vị trí đích: đột biến vị trí đích và khuếch đại gen vị trí đích; và (2) các cơ chế không phải vị trí đích liên quan đến các phương thức loại trừ glyphosate khỏi vị trí đích: giảm hấp thu glyphosate, giảm chuyển vị glyphosate và tăng cường chuyển hóa glyphosate. Điều cần thiết là phải có một chương trình quản lý cỏ dại tổng hợp không chỉ bao gồm phối trộn và thay đổi thuốc diệt cỏ một cách hợp lý, mà còn cả các phương pháp quản lý cỏ dại theo truyền thống, thủ công, cơ giới và dựa trên từng đối tượng cây trồng.

Đính kèm document.pdf

Tin liên quan

Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ năm 2023 Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ cây cà phê ở Việt Nam của các chế phẩm sinh học mới trong điều kiện nhà lưới. Đề tài 'Nghiên cứu chọn tạo giống và hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh một số cây ăn quả chủ lực (chuối, xoài, sầu riêng, nhãn) phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh Nam bộ' Đánh giá thời vụ cấy, mức phân đạm và mật độ cấy đến canh tác giống lúa Tẻ mèo Sơn La Nghiên cứu khả năng kháng bệnh bạc lá (xanthomonas oryzae pv. oryzae) và bệnh đạo ôn (pyricularia oryzae) trong tập đoàn lúa địa phương từ ngân hàng gen cây trồng Quốc gia Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ năm 2022

Tin mới nhất

  • Quy trình Nhân giống cam Xã Đoài sạch bệnh
  • Quy trình canh tác Giống lúa thuần BĐR999 cho các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên
  • Giống lúa thuần BĐR999
  • Quy trình canh tác Giống lúa thuần BĐR57 cho các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên
  • Giống lúa thuần BĐR57
  • Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ năm 2023
  • Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ cây cà phê ở Việt Nam của các chế phẩm sinh học mới trong điều kiện nhà lưới.
  • Giống bí xanh Thanh Ngọc
  • Giống bí đỏ Mật Sao 2
  • Giống hoa cúc C195
  • Giống hoa cúc C11
  • Giống hoa cúc C10
  • Giống hoa cúc C19
  • Giống hoa cúc C15
  • Đề tài 'Nghiên cứu chọn tạo giống và hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh một số cây ăn quả chủ lực (chuối, xoài, sầu riêng, nhãn) phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh Nam bộ'

Từ khóa » Gen Kháng Thuốc Diệt Cỏ