Có Dấu Hiệu Khó Thở Khi Nằm, Hãy Cảnh Giác Với Những Bệnh Sau
Có thể bạn quan tâm
1. Khó thở khi nằm không phải do bệnh lý
Khó thở khi nằm có thể xuất phát từ những lý do hết sức đơn giản và không gây nguy hiểm như:
- Vận động mạnh
Ngay sau khi mới vận động mạnh xong nếu nằm xuống bạn có thể bị khó thở. Nguyên nhân của điều này là do quá trình vận động đã khiến bạn mất quá nhiều sức nên phải hít thở bằng miệng nhiều. Hệ lụy sinh ra từ đó là lượng khí được hít vào trở nên khô hơn và độ ẩm bị thiếu, phế quản bị co thắt, hô hấp bị cản trở. Trong tình huống ấy, việc nằm xuống ngay vô tình làm hơi thở trở nên gấp gáp và dồn dập hơn mức bình thường.
Nằm xuống ngay sau khi vận động quá sức có thể bị khó thở
- Tâm lý
Khi tâm lý stress, căng thẳng, lo âu cũng có thể sinh ra hiện tượng khó thở khi nằm ngủ kèm theo các biểu hiện khác như: tim đập nhanh, đổ mồ hôi,... Điều này là do tâm lý không ổn định gây nên.
2. Khó thở khi nằm xuất phát từ bệnh lý
2.1. Ngưng thở lúc ngủ
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ thường gây ra các biểu hiện khó thở, giật mình tỉnh giấc ban đêm. Điều này được giải thích do lưỡi, amidan hoặc hàm quá lớn; đường thở yếu nên hô hấp bị cản trở.
2.2. Suy tim
Người mắc bệnh suy tim thường thức giấc trong giấc ngủ đêm, đột ngột cảm thấy khó thở. Nếu không được chữa trị đúng cách và phát hiện kịp thời người bệnh rất dễ bị tử vong.
2.3. Bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn gây nên triệu chứng điển hình là khó thở kịch phát ban đêm. Cơn hen khiến cho niêm mạc đường hô hấp phù nề, đờm và chất nhầy tiết ra nhiều nên không khí bị thiếu và sinh ra hiện tượng thở dồn, tức ngực, khó thở.
2.4. Viêm mũi, viêm xoang
Khi thời tiết thay đổi, bệnh viêm mũi, viêm xoang mạn tính dễ trở nên nặng hơn khiến người bệnh chảy nước mũi nhiều, khó thở (nhất là khi nằm ngửa). Nguyên nhân của tình trạng ấy là do khi nằm, nước mũi chảy xuống họng làm cho đường hô hấp bị chặn nên oxy không được đưa xuống phổi. Nhiều trường hợp người bệnh còn kèm theo triệu chứng thở gấp, ho theo cơn vô cùng khó chịu,...
2.5. Phù phổi
Người mắc bệnh phù phổi cũng dễ bị khó thở khi nằm. Sở dĩ họ gặp hiện tượng ấy là bởi có sự tích tụ quá mức lượng dịch trong phổi. Khi bị khó thở, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu.
Dư thừa chất lỏng ở túi khí của phổi có thể gây khó thở khi nằm
2.6. Một số bệnh lý khác
- Béo phì
Mô mỡ của người bị béo phì sẽ dư thừa quanh vùng cổ làm cho đường thở bị chặn và khiến họ khó thở khi nằm ngửa. Nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 20% người mắc bệnh béo phì có dấu hiệu này thường mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng.
- Bệnh lý thần kinh cơ
Đây là bệnh lý gây ảnh hưởng đến sự giãn nở lồng ngực hoặc khả năng di động của cơ hoành từ đó sinh ra triệu chứng khó thở khi nằm cho người bệnh.
- Hội chứng rối loạn hệ thống
Đây là chứng rối loạn xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công đến một phần của hệ thần kinh ngoại biên.
Ngoài ra, các bệnh lý như: bị nhược cơ, suy dinh dưỡng, áp lực nội sọ tăng, viêm màng não, tai biến mạch máu não, COPD,... cũng có thể gây nên hiện tượng khó thở khi nằm.
3. Phương pháp xử trí
Từ những thông tin ở trên có thể thấy không phải mọi trường hợp khó thở khi nằm đều đáng lo ngại. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cảnh giác bởi nó vẫn có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe và thậm chí là tính mạng nếu không được phát hiện để xử trí kịp thời.
Khám bác sĩ nếu thường xuyên bị khó thở khi nằm là việc làm cần thiết
Vì thế, khi có hiện tượng khó thở khi nằm kèm theo những dấu hiệu bất thường khác hoặc thường xuyên lặp lại thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được thăm khám, làm những kiểm tra cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân. Khi đến gặp bác sĩ, hãy nhớ cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng mà bạn đang mắc phải, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng (nếu có) để thuận tiện hơn cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán bệnh.
Để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng khó thở khi nằm bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn kiểm tra tim, phổi bằng cách: chụp X-quang, siêu âm tim, điện tim đồ,... Sau khi có kết quả của những kiểm tra này, bác sĩ sẽ dựa vào đó kết hợp cùng quá trình thăm khám để đưa ra hướng điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Điều trị khó thở khi nằm hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân ở từng người bệnh, cần kiên trì thực hiện đúng phác đồ của bác sĩ mới sớm đạt được hiệu quả tốt nhất.
Với những trường hợp khó thở khi nằm không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng này:
- Từ từ ngồi dậy, hít thở sâu để hơi thở được điều hòa trở lại.
- Vận động thể dục thể thao hợp lý, không quá sức để vẫn đảm bảo được việc nâng cao sức đề kháng, cải thiện tinh thần mà không gây ra khó thở khi nằm xuống.
- Luyện tập hít thở đều, thở sâu để không bị thở gấp.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh và khoa học, nói không với thuốc lá để tránh gây ảnh hưởng xấu cho đường hô hấp.
Nếu đang gặp phải hoặc băn khoăn về dấu hiệu khó thở khi nằm, bạn cũng có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây chúng tôi có đội ngũ chuyên viên y tế với kiến thức chuyên môn sâu rộng, kinh nghiệm lâu năm luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp và cho bạn lời khuyên tốt nhất để giúp bạn tìm ra phương án bảo vệ sức khỏe một cách an toàn.
Từ khóa » Khi Nằm Ngửa Khó Thở
-
Đi Tìm Nguồn Cơn Gây Nên Triệu Chứng Khó Thở Khi Nằm Ngửa
-
Bị Khó Thở Khi Nằm Ngửa - Nguyên Nhân Do Đâu? - MedJin
-
Nguyên Nhân Bị Khó Thở Khi Nằm | Vinmec
-
Dấu Hiệu Tức Ngực Khó Thở Khi Nằm Ngửa Khi Nào Nên đi Khám?
-
Khó Thở Khi Nằm Ngửa Có Thể Báo Hiệu Suy Tim - VnExpress
-
Khó Thở Khi Nằm Ngửa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Khó Thở Khi Nằm: Nguyên Nhân Và điều Trị - Hello Bacsi
-
Khó Thở Khi Nằm Ngửa Là Bệnh Gì? Cách Xử Trí Như Thế Nào?
-
Khó Thở Khi Nằm Cảnh Báo Bệnh Gì? Cách Khắc Phục?
-
Nguyên Nhân Gây Khó Thở Khi Nằm Xuống? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
3 Nguyên Nhân Gây Tức Ngực Khó Thở Khi Nằm Xuống
-
Bạn Có Bao Giờ Thấy Khó Thở, đây Là Lý Do Và Nên đi Khám Ngay!
-
Hay Bị Tức Ngực Và Khó Thở Khi Nằm Ngửa | Web Thảo Dược
-
Bạn Có đang Mắc Phải Khó Thở Khi Nằm Ngủ Không? - Viêm Phổi