Có Dễ Dàng Bóp Vỡ được Vỏ Trứng Không? - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Chính hình dáng lồi của vỏ trứng đã khiến cho nó vững bền một cách lạ thường như thế. Nguyên nhân của hiện tượng cũng giống như tính vững bền của các loại cửa cuốn hình vòm dưới đây:
Click vào hình để xem rõ hơn. |
Trong hình là một cái cửa sổ bằng đá xây cuốn như thế. Sức nặng S (tức là trọng lượng của các phần nằm bên trên của bức tường) tỳ lên viên đá hình cái nêm chèn ở giữa vòm cuốn sẽ đè xuống dưới một lực, biểu diễn bằng mũi tên A trên hình vẽ. Nhưng hình dạng cái nêm của viên đá làm cho nó không thể tụt xuống dưới được mà chỉ có thể đè lên những viên đá bên cạnh thôi. Ở đây lực A có thể phân tích làm hai lực B và C, theo quy tắc hình bình hành. Các lực này cân bằng với sức cản của các viên đá nằm dính sát nhau, rồi đến lượt chúng mỗi viên đá lại chịu sự nén chặt của các viên đá xung quanh. Như vậy lực từ bên ngoài đè lên cái cửa xây cuốn sẽ không thể làm cửa bị hỏng được.
Thế nhưng, lực tác dụng từ bên trong ra lại có thể làm đổ cái cửa này tương đối dễ dàng. Lý do cũng dễ hiểu: hình dạng cái nêm của các viên đá chỉ giữ không cho chúng tụt xuống, chứ chẳng hề ngăn chúng đi lên chút nào.
Vỏ quả trứng chẳng qua cũng là một cái vòm cửa nói trên, chỉ có điều nó được cấu tạo bởi một lớp liền nhau. Khi có sức ép từ bên ngoài vào thì nó không dễ bị vỡ tan ra như ta tưởng. Có thể đặt một chiếc ghế khá nặng dựa chân lên 4 quả trứng sống mà chúng vẫn không bị vỡ. Bây giờ chắc bạn đã hiểu tại sao thân gà mẹ cũng khá nặng, mà khi xéo lên ổ không làm vỡ trứng, trong khi chú gà con yếu ớt lúc nở ra lại có thể dùng mỏ phá tung dễ dàng lớp vỏ bao bọc bên ngoài.
Tính bền vững kỳ lạ của các bóng đèn điện - những thứ thoạt như rất mảnh dẻ và giòn - cũng được cắt nghĩa như tính bền vững của vỏ trứng. Sự bền vững của chúng còn làm ta ngạc nhiên hơn nữa, nếu bạn nhớ rằng có loại bóng đèn bên trong là khoảng chân không tuyệt đối, không một tí gì có thể chống lại áp suất của không khí bên ngoài. Thế mà độ lớn của áp suất không khí trên một bóng đèn điện lại chẳng phải là nhỏ: một bóng đèn có đường kính 10 cm phải chịu một lực trên 700 N (bằng trọng lượng của một người) ép vào từ mọi phía. Bóng đèn chân không còn "cao thủ" hơn, nó có thể chịu được một áp suất lớn hơn áp suất trên 2,5 lần.
(Theo Vật lý vui)
Từ khóa » Bóp Trứng Không Bể
-
Vì Sao Bóp Quả Trứng Theo Phương Dọc Sẽ Khó Vỡ? - VnExpress
-
Vì Sao Bóp Quả Trứng Theo Phương Dọc Sẽ Khó Vỡ? - Câu Hỏi Hay
-
Tại Sao Bóp Trứng Ko Vỡ
-
Thử Thách Bóp Vỡ Quả Trứng Và Cái Kết đắng Lòng - YouTube
-
Thí Nghiệm Vui - Có Thể Dùng Tay Bóp Bể Quả Trứng Gà Hay Không???
-
Có Dễ Dàng Bóp Vỡ được Vỏ Trứng Không? - WIKI
-
Không Thể Bóp Vỡ Trứng Gà | Diễn đàn Designer Việt Nam
-
Tại Sao Người Ta Thường Có Thói Quen đạp Vỏ Khi ăn Trứng Vịt Lộn?
-
Bóc Trăm Trứng Trong Tích Tắc Với Cách Luộc Trứng Dễ Bóc Vỏ Này
-
Quả Trứng Có Thể Chịu được Lực Bao Nhiêu?
-
Vì Sao Bóp Quả Trứng Theo Phương Dọc Sẽ Khó Vỡ?
-
'Cặp đôi Chém Gió' Và Thách Thức Bóp Trứng Không Vỡ - Phim ảnh - Zing
-
Trứng Gà Bóp Không Vỡ, đốt Khét Lẹt Khiến Người Dân Hoang Mang
-
[Hỏi Ngu] Bóp Quả Trứng Theo Phương Dọc Của Hai đầu Có Vỡ Không?
-
"Lực Sĩ Trứng" Của Quách Mai Bội - Tuổi Trẻ Online