Có độ Nóng Tuyệt đối Không? - Câu Hỏi Hay
Có thể bạn quan tâm
Theo tôi được biết thì độ lạnh tuyệt đối là -273 độ C. Nhưng không biết có độ nóng tuyệt đối không? (Tuấn Anh)
Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây
Bạn Tuấn Anh ! Theo những tài liệu trong, ngoài nước tôi đã tìm hiểu về nhiệt độ thì có vài con số chủ yếu xin chia sẻ cùng bạn:- Nhiệt độ lõi củaTrái đất tương đương bề mặt Mặt trời khoảng 6.000 độ Celsius.- Nhiệt độ lõi của Mặt trời khoảng 13,6 triệu độ Celsius.- Nhiệt độ Quầng Mặt trời khoảng từ 8 đến 20 triệu độ Celsius.- 1 Ngôi sao siêu lớn đang phát nổ thành 1 Siêu tân tinh có độ sáng hơn Mặt trời 5 tỉ lần; hầu hết các tài liệu khoa học nêu nó khoảng 80 tỉ độ C, cỡ 6.000 lần nhiệt độ của lõi Mặt trời ! với nhiệt độ "khủng" cỡ đó nó mới đủ nhiệt lượng tổng hợp các nguyên tố bình thường thành những nguyên tố nặng như: chì, platinum, bạc, vàng, uranium...Ngoài ra, theo Thuyết Vụ nổ lớn (The Big Bang) khi bùng nổ hình thành Vũ trụ nó có nhiệt độ lên tới....hàng ngàn tỉ độ !Như vậy có lẽ đó là nhiệt độ cao nhất xảy ra trong Vũ trụ; theo khoa học thì không có nhiệt độ cao tuyệt đối bạn ạ; vì ai mà biết được sẽ có những sự kiện vũ trụ vĩ đại nào khác to lớn hơn The Bing Bang thì sao. Cám ơn đã đọc trả lời - (Trương Mỹ An)
nhiệt độ là thước đo mức độ chuyển động của phân tử. Tại nhiệt độ -273 độ C phân tử ngưng chuyển động nên không thể có nhiệt độ thấp hơn được. Đó là do phân tử không thể chuyển động âm được. Còn độ nóng có thể bao nhiêu cũng được vd: nhiệt độ ở các ngôi sao lớn có thể hàng trăm triệu độ, lúc vũ trụ hình thành nhiệt độ lên đến hàng tỷ - (dinhvantran)
Nhiệt độ là đại lượng đo mức năng lượng. Mức năng lượng càng cao thì nhiệt độ càng lớn. Khi mức năng lượng bằng 0 thì có nhiệt độ âm tuyệt đối là -273o. Do không có giới hạn về độ lớn của năng lượng nên không có giá trị tuyệt đối cho độ nóng. - (Tony)
do nong va lanh tuyêt đối trước mắt chỉ là chỉ số tới hạn đo được khi thiết bị đo của trình độ khoa học chỉ đo được như thế thôi - (phamdailong)
Mọi thứ chỉ là tương đối không có gì là tuyệt đối chính xác, hiện tại một sự việc có thể được mọi người công nhận là luôn luôn đúng, là chân lý, nhưng biết đâu vài trăm năm sau vài ngàn năm sau người ta lai tìm ra được điều ngược lại và chân lý trở thành vô lý - (rasx2610)
Nhiệt độ của một vật thể là do sự chuyển động của các phân tử quyết định. Khi ở -273 độ C (hay 0 độ K), thì các phân tử gần như không chuyển động. Từ đó suy ra khi các phân tử chuyển động với tốc độ tới hạn thì lúc đó nhiệt độ của vật thể cũng là tới hạn, tuy nhiên để xác định được đó là một vấn đề. - (thechuong.kt)
độ lạnh tuyệt đối là độ lạnh mà theo lý thuyết phân tử ở nhiệt độ đó ngừng hoạt động hoàn toàn (con người chưa làm thế nào đạt được mà mới chỉ tiệm cận nhiệt độ đó thô)i. còn độ nóng tuyệt đối thì đến nay chưa ước đoán được. và cũng chưa biết lấy cơ sở gì để đặt ra cả. - (formica)
Độ 0 tuyệt đối (0K) là trạng thái mọi vật chất cấu thành nên vật ngừng chuyển động và không có trong thực tế vì chúng ta không thể làm cho mọi vật chất trong một vật ngừng chuyển động được. Nên đó chỉ là giả thuyết.Nhiệt độ cao tuyệt đối cũng không có vì chúng ta có thể gia nhiệt ( cung cấp nhiệt ) cho vật bấy nhiêu thì nó nhận bấy nhiêu. Các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ cao nhất là ở 1/10^xxxxxxxxx.....giây sau vụ nổ bigbang.Mời các bác chuyên môn góp ý. - (Cuong)
Chuyển động của một electron còn được gọi là chuyển động nhiệt, khi electron nhận được năng lượng sẽ dao động quanh một vị trí do đó sinh ra nhiệt lượng và các loại sóng điện từ.Theo lý thuyết ở -273oC thì electron sẽ không dao động nữa do đó nó được gọi là độ không tuyệt đối (Kenvil).Dao động của electron càng nhanh thì nhiệt lượng sinh ra sẽ càng lớn do đó không có nhiệt độ lớn nhất. - (Vũ Bá Toàn)
Nhiệt độ phát sinh do chuyển động của các hạt. Các hạt chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. Mà tốc độ của hạt thì có tốc độ tối đa. Nên độ nóng tuyệt đối xảy ra khi các hạt chuyển động với tốc độ tối đa. Do đó sẽ có độ nóng tuyệt đối. Tuy nhiên khi có độ nóng tuyệt đối thì ko có gì có thể đo được mà chỉ có thể tính gián tiếp thôi. - (romeo_thach)
Với chút hiểu biết từ khi học lớp 9, tôi xin trả lời bạn như sau: Nhiệt độ nóng nhất theo hiểu biết của con người( có thể là cái độ nóng tuyệt đối theo cách hiểu của bạn) xuất hiện cách đây không lâu lăm khoảng 13,772 ± 0,059 tỷ năm về trước, đó là thời điểm vũ trụ được khai sinh sau vụ Nổ lớn Big Bang, nhiệt độ cỡ vào khoảng 10,000 tỷ độ Kenvil, sau 1/10^33 giây vũ trụ nở to ra gấp 10^30 lần và bây giờ khi bạn đang đọc bài báo này nó vẫn tiếp tục nở ra.Đôi điều xin chia sẻ với các bạn, cảm ơn ! - (Duychien Nguyen)
trong vũ trụ không có cái gì tuyệt đối kể cả nhiệt độ, -273 độ C chỉ là nhiệt độ thấp tương đối do con người phát hiện ra. với nhiệt độ -273 độ C sẽ làm moi thứ đứng im hoàn toàn, khi vật chất ở trong môi trường trong đó trường hấp dẫn và từ trường cân bằng lẫn nhau tạo điều kiện cho các nguyên tử cách xa nhau và giảm vận tốc gần như đứng im, trong khi bình thường các nguyên tử chuyển động 300,000km/s. Còn nhiệt độ cao thì dường như rõ ràng vô hạn, con người càng hiểu biết thêm về vũ trụ thì nhiệt độ sẽ càng tăng thêm. - (Khởi Văn Phạm)
-273 là độ 0 tuyệt đối chứ không phải độ lạnh tuyệt đối - (Trong Phan Huu)
có nhiệt độ âm vô cùng và dương vô cùng nhưng 2 nhiệt này giống nhau ví dụ như bạn coi mực nước biển là 0 thì cái cao nhất và thấp nhất so với mực nước biển là như nhau; nhiệt độ là không có thực nó được đo bằng mức năng lượng của cái mà người ta gọi là photon và trong máy gia tốc proton thì mức năng lượng đó rất cao và chưa có thiết bị để đo đếm. - (contraicuagio)
nhiêt độ nóng nhất ( hay như bạn nói là độ nóng tuyệt đối) là nhiệt độ mà ở đó các phần tử vật chất dao động bằng vận tốc ánh sáng. còn nó bằng bao nhiêu thì người ta không tính được vì theo nguyên lý bất định, khi đã xác định được vạn tốc thì không thể xác định được khối lượng mà tính toán. trong thực tế cũng chưa gặp khối vật chất nào có nhiệt độ như vậy để ma đo. - (mt bt)
Nói thế này không biết có được không, xin chỉ giáo thêm: Bản chất của nhiệt độ là chuyền động nhiệt của các "hạt". Nếu các hạt đứng yên thì lúc đó nhiệt độ là thấp nhất (lạnh tuyệt đối), như vậy chỉ có thể hoặc chuyển động hoặc đứng yên chứ không có kiểu nào khác "dưới" đứng yên để tồn tại nhiệt độ thấp hơn nữa. Ngược lại, chuyển động cành nhanh nhiệt độ càng cao. Tuy nhiên, Enstein nói vận tốc ánh sáng là lớn nhất, ko có "hạt" nào chuyển động nhanh hơn. Suy ra tồn tại "nóng tuyệt đối". - (thanhhieugtvt)
Đồng ý quan điểm của bạn phamdailong. Ko có cái gì là tuyệt đối cả. - (buiquocchi)
Không có gì là tuyệt đối mọi sự vật đều chỉ mang tính chất tương đối mà thôi.albe anhxtanh - (dicauca1984)
Chào bạn, nhiệt độ nóng tuyệt đối có thể có hoặc không, vì ...- ở hiện tại chúng ta chỉ tạm xác nhận nhiệt độ của vai loài vật chất sao và hành tinh.- nhưng mức độ phân hạch trên các hạt cơ bản trong vũ trụ vẫn còn là điều bí ẩn, và chưa biết tao sự tổng hợp đó sẽ tạo ra vật chất gì và cần lượng nhiệt bao lớn.>>> trong vũ trụ chỉ tồn tại hidro, nhưng từ hidro đã tổng hợp được một lượng lớn vật chất sau các quá trình siêu tân tinh, con người chưa biết được vẫn còn vật chất gì chưa phát hiện và có thể các vật chất đó cần một lượng nhiệt lớn hơn.Theo ý kiến của riêng mình, không có cái gọi là độ nóng tuyệt đối. - (Gà Con)
Chỉ có độ không tuyệt đối , chứ không có độ lạnh tuyệt đối nhé, đề nghị bạn hỏi xem kĩ lại sách - (lastsurviver)
nhiet do 273,15 đo am la do lanh tuyệt doi ở nhiệt do nay moi vạt chat ngừng chuyên dong nen kg the lam lanh hon duoc nua con nhiet do Cao nhát thi co le kg bao gio con ngươi co the lam đuợc và kham pha ra đuợc , cho den bay gio nhiet do Cao nhat may con nguoi lam duoc la khoang 4 Ngan Ty do - (Tran Trong Tran)
Mình nghĩ khi nào đạt đến nhiệt độ mà phân tử chuyển động với tốc độ xấp xỉ ánh sáng thì là tối đa. - (asd)
Mình nghĩ đó là "nhiệt độ Planck", giá trị xấp xỉ 1.415 x 10^32 K, ở nhiệt độ cao hơn thế, các định luật vật lý không còn đúng nữa. - (Khôi)
theo mình nghĩ thì độ 0 tuyệt đối là các hạt đứng yên , thì độ nóng tuyệt đối là các hạt di chuyển với tốc độ ánh sáng, nếu gom lượng hạt ánh sáng lại bằng quả trứng thì không biết nó nóng thế nào - (tu)
nang luong do phan hach , - (thanhnguyen)
phân tử không chuyển động nhiệt độ là 0 độ K, nhiệt độ lớn nhất là vô cùng - (On Thành)
Nhiệt độ Planck, hay nhiệt độ tuyệt đối được cho là có giá trị 1.416785(71)x10^32 kelvin. Người ta cũng cho rằng lúc Big Bang xảy ra, vũ trụ đã từng đạt tới nhiệt độ này ở thời điểm 10^(-42) giây sau Big Bang.Ở nhiệt độ này coi như mọi lý thuyết vật lý đều đổ vỡ vì không thể mô tả trạng thái vật chất được nữa. - (Phong)
nhiệt độ lớn nhất theo lí thuyết hiện đại là nhiệt độ plank nhé chỉ là lí thuyết thôi. nhưng để tạo ra cái lí thuyết đó cũng phải suy nghĩ nhiều mà. có thể coi như vậy với sự hiểu biết của con người - (01071968)
Từ khóa » độ Nóng Tuyệt đối
-
Độ 0 Tuyệt đối, độ Nóng Tuyệt đối Và Những Kỉ Lục Về Nhiệt độ Khác
-
Độ Nóng Tuyệt đối Là Giới Hạn Trên Lý... - Bầu Trời Khoa Học | Facebook
-
Nhiệt độ Không Tuyệt đối – Wikipedia Tiếng Việt
-
Có độ Nóng Tuyệt đối Không? - VnExpress
-
Có độ 0 Tuyệt đối, Vậy Có Nhiệt độ Tối đa Không? - VnExpress
-
90 Kỷ Lục Gia Vũ Trụ | Phần 1: Độ Nóng Tuyệt Đối & Hơn Thế Nữa!
-
Hành Trình Từ độ Không Tuyệt đối Tới Thứ Nóng Nhất Trên Trái đất
-
Nóng Tuyệt đối - After The Love Has Gone (Steps Song) - Wikipedia
-
Nhiệt độ Tuyệt đối - Có Một điều Như Vậy - ATOMIYME.COM
-
Độ Không Tuyệt đối Là Gì?
-
Sau 100 Năm Dài Tranh Cãi, Ta đã Có Bằng Chứng Chứng Minh Rằng ...
-
Nhiệt độ Nóng Nhất Có Thể Là Gì? - Interestrip
-
Nóng Tuyệt đối Là Nhiệt độ Nóng Nhất Trên...... , Nóng Tuyệt đối ... - Hoc24