Có được Cho Người Khác Nộp Và Ký đơn Khởi Kiện
Có thể bạn quan tâm
Thủ tục khởi kiện và các vấn đề liên quan việc nộp đơn khởi kiện là chủ đề được nhiều người quan tâm mỗi khi có nhu cầu nhờ Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về chế định đại diện trong pháp luật dân sự qua đó giúp bạn đọc trả lời câu hỏi có được nhờ người khác làm, ký tên khởi kiện thay hay không?
Đơn khởi kiện
Mục Lục
- 1 Đơn khởi kiện là gì
- 2 Đại diện trong pháp luật dân sự
- 2.1 Đại diện theo pháp luật
- 2.2 Đại diện theo ủy quyền
- 3 Có được cho người khác làm và nộp đơn khởi kiện không
- 4 Có được cho người khác ký đơn khởi kiện không
- 5 Trường hợp người khởi kiện là tổ chức
Đơn khởi kiện là gì
Trong quá trình làm việc, sinh sống khi có TRANH CHẤP xảy ra hoặc khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm do hành vi trái quy định pháp luật của chủ thể khác gây ra, chúng ta thường nghĩ đến hướng giải quyết là khởi kiện tại Tòa án. Tuy rằng khởi kiện không phải là phương án giải quyết nhanh chóng nhất nhưng là hướng xử lý đảm bảo được tính chính xác, hợp tình hợp lý nhất bởi vì có sự tham gia của các cơ quan tố tụng.
Để được Tòa án thụ lý và giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật, trước tiên, ĐƯƠNG SỰ phải làm đơn khởi kiện.
Đơn khởi kiện là văn bản được đương sự làm và nộp tại Tòa án nhằm yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị chủ thể khác xâm phạm.
Đại diện trong pháp luật dân sự
Đại diện là một chế định quen thuộc trong pháp luật dân sự. Đại diện mang nghĩa THAY MẶT, theo đó một cá nhân hoặc pháp nhân khi đáp ứng điều kiện được pháp luật quy định có thể thay mặt cho một cá nhân, pháp nhân khác tham gia giao dịch, công việc hoặc các quan hệ khác phát sinh trong cuộc sống.
Việc đại diện có thể được phát sinh do quy định bắt buộc của pháp luật hoặc được phát sinh trên nhu cầu và thỏa thuận giữa hai bên người đại diện và người được đại diện, hình thành hai khái niệm đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.
Đại diện theo pháp luật
Các trường hợp đại diện đương nhiên của cá nhân theo quy định của pháp luật được liệt kê tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm những trường hợp sau:
- Cha, mẹ là đại diện theo pháp luật đương nhiên của con chưa thành niên: Cha, mẹ đại diện cho con trong việc tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trừ các giao dịch dân sự mà con từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng đủ để tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự đó.
- Người giám hộ là đại diện theo pháp luật đương nhiên của người được giám hộ: Người giám hộ là chủ thể đại diện người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên nhưng không còn cha mẹ xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự.
- Người được Tòa án chỉ định là người đại diện nếu không xác định được đại diện trong hai trường hợp trên.
- Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Cha mẹ là đại diện theo pháp luật đương nhiên của con chưa thành niên
Đại diện theo ủy quyền
Đại diện theo ủy quyền của cá nhân là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền của người đại diện và người được đại diện. Là khi một người tuy có đủ năng lực hành vi dân sự nhưng không muốn TRỰC TIẾP sử dụng năng lực đó mà ủy quyền cho người khác nhân danh mình thực hiện.
Một người có thể ủy quyền cho nhiều người cùng làm một công việc trong cùng một lúc, tuy nhiên, nghĩa vụ của mỗi người không nhất thiết là liên đới mà có thể là nghĩa vụ riêng rẽ.
Quan hệ đại diện theo ủy quyền có thể chấm dứt theo thỏa thuận của hai bên.
Đại diện theo ủy quyền
Có được cho người khác làm và nộp đơn khởi kiện không
Điểm a khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định rõ việc người khởi kiện có thể TỰ MÌNH hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
Có được cho người khác ký đơn khởi kiện không
Cũng tại điểm a khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, pháp luật quy định cá nhân phải tự mình ký vào đơn khởi kiện mà không được nhờ người khác ký thay.
Do vậy, tuy người khởi kiện có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện nhưng phải tự mình ký vào đơn khởi kiện đó. Quy định này mâu thuẫn với quy định về phạm vi đại diện theo Bộ luật Dân sự và quy định về quyền khởi kiện tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Cụ thể, Điều 186 cho phép người khởi kiện được thực hiện thủ tục khởi kiện thông qua người đại diện của mình, được hiểu là có thể ủy quyền cho người khác thực hiện tất cả công việc khởi kiện bao gồm việc ký đơn khởi kiện. Tuy nhiên, điểm a khoản 2 Điều 189 lại quy định người đại diện của người khởi kiện không được quyền ký tên vào đơn khởi kiện.
Đây là một trong những quy định gây mâu thuẫn của luật dân sự. Để đảm bảo việc khởi kiện diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian, người khởi kiện nên tự mình ký vào đơn khởi kiện.
Trường hợp người khởi kiện không thể tự mình làm và ký đơn khởi kiện (người không biết chữ, người khiếm thị,…), đơn khởi kiện do người khác làm và ký hộ nhưng phải có sự làm chứng của người có năng lực tố tụng dân sự.
Trường hợp người khởi kiện là tổ chức
Tổ chức là pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật cũng như tham gia vào việc xác lập, thực hiện các giao dịch sự thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật đó.
- Người đại diện theo pháp luật là đại diện đương nhiên của pháp nhân, là người ĐỨNG ĐẦU của pháp nhân theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đại diện theo ủy quyền của cá nhân đã được đề cập ở phần trên.
Như vậy, trong trường hợp pháp nhân có nhu cầu khởi kiện do phát sinh tranh chấp với các cá nhân, pháp nhân khác, việc khởi kiện nói chung và làm đơn, ký đơn khởi kiện nói riêng được thực hiện bởi chính người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc người ủy quyền của người đại diện đó.
>>> Xem thêm: Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật trong doanh nghiệp
Với đội ngũ luật sư có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực dân sự, Luật Long Phan xin hỗ trợ quý khách hàng trong những công việc sau:
- Tư vấn quy định của pháp luật về đại diện
- Tư vấn quy định của pháp luật về thủ tục khởi kiện tại Tòa án
- Hỗ trợ soạn thảo đơn, tài liệu liên quan
- Đại diện theo ủy quyền tham gia tranh tụng tại Tòa án.
Trên đây là toàn bộ bài viết về vấn đề nộp và ký đơn khởi kiện thay. Nếu còn bất cứ thắc mắc hoặc khó khăn trong quá trình tìm hiểu các quy định về vấn đề này hoặc cần tư vấn luật dân sự, bạn đọc có thể gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn!
Từ khóa » Giấy ủy Quyền Nộp đơn Khởi Kiện
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Trong Tham Gia Tố Tụng Dân Sự Mới Năm 2022
-
Có Thể ủy Quyền Cho Người Khác Ký Và Nộp đơn Khởi Kiện Thay Mình ...
-
Ủy Quyền Khởi Kiện Vụ án Dân Sự - Tạp Chí Tòa án
-
Thủ Tục ủy Quyền Cho Người Khác Tiến Hành Khởi Kiện Tranh Chấp
-
Giấy Uỷ Quyền Tham Gia Vụ án Dân Sự Có Bắt Buộc Công Chứng?
-
Có được ủy Quyền Cho Người Khác Ký Và Nộp đơn Khởi Kiện Không?
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Trong Tham Gia Tố Tụng Dân Sự - Luat Su Bao Ho
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Tham Gia Tố Tụng 2022
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Tham Gia Tố Tụng ? - Văn Phòng Luật Sư đms
-
Có được ủy Quyền Nộp đơn Ly Hôn Không? - LuatVietnam
-
Nộp Hồ Sơ Khởi Kiện Và Những Vấn đề Cần Quan Tâm
-
Người đại Diện Theo ủy Quyền Có được Quyền Ký Và Nộp đơn Khởi ...
-
Mẫu GIẤY ỦY QUYỀN THAM GIA TỐ TỤNG - Thế Giới Luật