Có được Phép Rẽ Trái/phải Khi đèn đỏ?

Thực trạng người dân vẫn rẽ phải khi đèn đỏ

Theo ghi nhận của chúng tôi, đa phần người điều khiển xe 2 bánh đều cho rằng đèn đỏ được phép rẽ phải mà theo họ đó là giải pháp giảm ùn tắc; riêng trường hợp rẽ trái khi đèn đỏ thì không được. Cũng câu hỏi trên, nhưng đối những người từ tỉnh khác vào TP.HCM thì muốn quẹo phải khi đèn đỏ thì phải có biển báo phụ và quẹo trái khi đèn đỏ là vi phạm luật.

Biển báo phụ cho phép các xe hai bánh được rẽ phải khi đèn đỏ

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định, khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại.

Các trường hợp được phép rẽ phải khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ gồm:

- Có đèn xanh báo hiệu ưu tiên cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo;

- Có biển báo hiệu cho phép các xe lưu thông được lắp đặt kèm theo;

- Có lắp đặt tiểu đảo để phân luồng cho phép các xe rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.

Đối với trường hợp cảnh sát giao thông phân luồng giao thông và sử dụng hiệu lệnh chỉ dẫn bằng tay, gậy chỉ huy hoặc bằng còi thì các phương tiện được phép rẽ phải. Song song đó, trường hợp rẽ trái khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ cũng là vi phạm Luật giao thông đường bộ; riêng khu vực có lắp đặt đèn tín hiệu giao thông rẽ trái thì các phương tiện được phép rẽ.

Đèn giao thông tại sao có màu Đỏ - Vàng - Xanh

Đèn giao thông tại sao có màu Đỏ - Vàng - Xanh

(CAO) Đỏ - Vàng – Xanh, như một màu sắc mặc định cho hệ thống đèn giao thông trên toàn thế giới. Tuy nhiên tại sao đèn Đỏ phải dừng, đèn Xanh được đi, đèn Vàng giảm tốc độ; mà không phải là những màu sắc khác!? 

Mặc dù Luật Giao thông đường bộ đã quy định rõ ràng và cụ thể, ngay cả tại các cơ sở đào tạo bằng lái xe nhắc về việc “đèn đỏ không có biển phụ thì không được quẹo phải”. Tuy nhiên với mật độ giao thông tại địa bàn TP.HCM khá phức tạp nên lực lượng chức năng đã cho qua lỗi vi phạm rẽ phải khi đèn chuyển sang màu đỏ.

Trường hợp các phương tiện vi phạm lỗi rẽ phải khi đèn tính hiệu chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt như sau:

- Đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu giao thông (căn cứ Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP) thì phạt tiền từ 1.200.000 – 2.000.000 đồng và tước GPLX người điều khiển từ 1 - 3 tháng.

- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (căn cứ Điểm c Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP) sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng và tước GPLX 1 – 3 tháng.

Hoàng Sơn

Từ khóa » Khi Nào Xe Máy được Rẽ Trái