Có được Trao Giấy Chứng Nhận Kết Hôn Khi Vợ Hoặc Chồng Là Người ...

Tôi kết hôn với người Nhật Bản, khi đi đăng ký kết hôn thì tư pháp huyện có cho giấy hẹn đi nhận giấy đăng ký kết hôn, khi lên nhận thì chỉ có tôi đi lấy, cán bộ huyện không cho nhận nói phải đủ hai vợ chồng mới được nhận. Nhưng chồng không thể về Việt Nam nhận được. Tầm một tháng nữa chồng tôi về Việt Nam. Vậy có công văn nào hướng dẫn cần giấy tờ gì cho vợ lên nhận thay mà không cần chồng về không? Mục lục bài viết Nội dung chính
  • Thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật Bản được pháp luật quy định như thế nào?
  • Thủ tục đăng ký kết hôn với người Nhật Bản được pháp luật quy định ra sao?
  • Việc trao giấy chứng nhận kết hôn được pháp luật quy định như thế nào?

Thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật Bản được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

Theo đó trường hợp người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài thì thực hiện đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.

Tải về mẫu tờ khai đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất 2023: Tại Đây

Trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Thủ tục đăng ký kết hôn với người Nhật Bản được pháp luật quy định ra sao?

Theo khoản 3 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký kết hôn như sau:

"1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
4. Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên."

Việc trao giấy chứng nhận kết hôn được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 32 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định việc trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn như sau:

"1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
2. Việc trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Hộ tịch.
Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên theo quy định tại Khoản này.
3. Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.
Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu."

Do đó, khi đi nhận giấy đăng ký kết hôn bắt buộc phải có cả vợ và chồng, trường hợp chồng chị không có ở Việt Nam thì được gia hạn thêm 60 ngày. Sau khi kết thúc 60 ngày mà chồng chị vẫn không có mặt ở Việt Nam để cùng chị đến nhận giấy đăng ký kết hôn thì 2 người sẽ phải đăng ký kết hôn lại từ đầu.

Từ khóa » Chứng Chỉ Làm Vợ