Cơ Duyên Thông Tấn Với Trụ Sở Số 5 đường Lý Thường Kiệt
Có thể bạn quan tâm
Hai ngày trước Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954) - “năm cửa ô đón mừng đoàn quân kéo về,” ngày 8/10/1954, một đoàn cán bộ thông tấn từ chiến khu về Hà Nội, chuẩn bị cơ sở vật chất cho cơ quan.
Theo cuốn “Thông tấn xã Việt Nam-Nửa thế kỷ một chặng đường” (NXB Chính trị quốc gia- 1996), đoàn cán bộ thông tấn do đồng chí Ðào Tùng phụ trách đã theo một đơn vị bộ đội vào tiếp quản Thủ đô vào thời điểm trước hai ngày khi lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội; chọn nhà số 5 Lý Thường Kiệt làm trụ sở, chuẩn bị cho việc tiếp quản, bắt đầu thời kỳ mới của sự nghiệp phát triển hãng thông tấn Nhà nước.
Bà Phan Thị Tám (phu nhân nguyên Phó Tổng giám đốc TTXVN Lê Chân), người vào ngành từ 1947 và đã trải qua thời kỳ chống Pháp gian khó ở chiến khu, tâm sự: "Khi rời Hà Nội đi, chúng tôi đều nghĩ chỉ vài năm là ta sẽ thắng lợi, cơ quan sẽ trở về Thủ đô. Vậy mà ròng rã 9 năm kháng chiến… Thời gian dài dằng dặc, nhưng ai cũng tin chắc rằng, chiến thắng sẽ tới."
Vậy sau chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ, cơ quan thông tấn đã “tiến về thủ đô” như thế nào? Bà Phan Thị Tám kể lại: "Ông Lê Chân có mặt trong đoàn cán bộ về Hà Nội tiền trạm. Trước chuyến đi, ông và một vài cán bộ được học cách “tiếp quản”: Tiếp xúc với nhân dân thế nào, nguyên tắc tiếp quản nhà đất, cơ sở vật chất ra sao…
Chi tiết “học tiếp quản” này cũng có trong câu chuyện khá cụ thể, sinh động của nhà báo lão thành Ðinh Chương (người từng có thời gian đi đưa tin về Hồ Chủ tịch): “Ngày 8/10/1954, một bộ phận của đoàn cán bộ, phóng viên do đồng chí Ðào Tùng phụ trách, theo một đơn vị bộ đội từ Trung Giã vào tiếp quản Thủ đô, hai ngày trước khi tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội.
Mỗi cán bộ, phóng viên được Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội cấp một chứng minh thư do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban ký, để công tác trong thời kỳ tiếp quản thành phố Hà Nội. Số chứng minh thư của tôi là 467CMT-A. Và một cái thẻ có chữ Ủy ban Quân chính Hà Nội trên nền lá quốc kỳ màu đỏ, năm cánh sao vàng. Thẻ của tôi mang số 01951T.T.V.N, luôn đeo trên ngực áo khi công tác.
Chúng tôi đều được học tập những điều cần thiết nhất của người cán bộ tiếp quản, trong đó có thư của Bác Hồ căn dặn cán bộ, chiến sỹ các đơn vị bộ đội vào tiếp quản thành phố phải giữ gìn trật tự, trị an, giữ đúng kỷ luật, bảo vệ tính mạng, tài sản của đồng bào và ngoại kiều.
(…) Giữa những ngày trung tuần tháng 10/1954, trên cổng nhà số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, người ta thấy xuất hiện tấm biển màu vàng với dòng chữ đỏ chói Việt Nam Thông tấn xã. Ðây là trụ sở cơ quan”…
Việc chọn nhà số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội làm trụ sở, sau khi đã để ý đến một vài địa điểm khác, theo nhiều cán bộ lão thành kể lại, là quyết định của đồng chí Ðào Tùng - người đứng đầu ngành lúc đó. Âu cũng là cơ duyên của cơ quan thông tấn.
Ðấy là nói về hoạt động của những người tiền trạm. Còn các bộ phận khác của VNTTX, sau khi ngành đã chọn được “đại bản doanh,” cũng lần lượt trở về Hà Nội. Ông Lê Bá Tâm, nguyên Trưởng Phòng điện vụ VNTTX, người có mặt ngay từ ngày làm việc đầu tiên (23/8/1945) và đã lăn lộn với công tác thu phát tin của cơ quan thông tấn suốt những năm chống Pháp, ôn lại ngày về Thủ đô trong niềm hân hoan: “Chiến thắng Ðiện Biên Phủ và kết thúc Hội nghị Geneva, anh em chúng tôi 16 người được lệnh chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô."
Trình tự di chuyển của bộ phận thu phát tin được ông Lê Bá Tâm kể lại như sau: “Bước 1: Chúng tôi di chuyển máy móc từ chiến khu về trung du, huyện Ðại Từ, tỉnh Bắc Thái hiện nay. Bước 2: Di chuyển từ Ðại Từ về xã Xuân Tảo, tỉnh Sơn Tây lúc bấy giờ. Bước 3: Từ Xuân Tảo về Hà Nội” (trích cuốn “Thông tấn xã Việt Nam-Nửa thế kỷ, một chặng đường”, 1996).
Trải qua 60 năm gắn bó cùng với ngành thông tấn, nhà số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, từ một khu nhà “nhan sắc” kiến trúc “thường thường bậc trung” buổi đầu, ngày nay đã được xây dựng lại, với quy mô và kiến trúc xứng tầm Trung tâm Thông tấn quốc gia.
Nói về Thông tấn xã trong thời điểm tháng 10/1954, cũng phải nhắc đến hoạt động của VNTTX Nam Bộ: Tháng 10/1954, hai chiếc thuyền lớn chở toàn bộ người và phương tiện máy móc của Thông tấn xã Nam Bộ, từ kênh Ngang ra kênh Sáng, thẳng ra sông Ông Ðốc, lên tàu Liên Xô để tập kết ra Bắc. Nhưng một số đồng chí được lệnh ở lại, tiếp tục thu tin của VNTTX (Hà Nội) và một số đài phương Tây, biên soạn, cung cấp tin tức cho lãnh đạo.
Là một trong những người ở lại, ông Nguyễn Văn Hạng (tức Ba Ðỗ, nguyên Phó Tổng giám đốc TTXVN), không quên thời khắc đó: "Chúng tôi lưu luyến chia tay nhau, mọi người giơ cao hai ngón tay thành hình chữ V (chữ đầu của từ tiếng Pháp Victoire - chiến thắng) ngầm hẹn tái ngộ hai năm sau… Ðó là hai năm mà Hiệp định Geneva quy định tổ chức tổng tuyển cử… Có ai nghĩ rằng cuộc chia tay hẹn tái ngộ trong hai năm đã kéo dài đến tận 21 năm." (Bài “Chuyện về Phòng Thông tấn xã Nam Bộ” - cuốn “Thông tấn xã Việt Nam-Nửa thế kỷ, một chặng đường”)./.
(TTXVN/Vietnam+)Từ khóa » Số 10 Lý Thường Kiệt
-
Cho Thuê Nhà Hai Mặt Tiền Số 10 Lý Thường Kiệt
-
10, Lý Thường Kiệt, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà ...
-
Cửa Hàng Xăng Dầu Số 10 - 621, Lý Thường Kiệt, Q. Tân Bình, Tp ...
-
Bảo Hiểm Xã Hội Quận Hải Châu - 10, Lý Thường Kiệt, P. Thạch ...
-
Bảo Hiểm Xã Hội Quận Hải Châu, Số 10 Lý Thường Kiệt, Hải Châu
-
Thời Trang Cao Cấp May 10 Khai Trương Showroom Mới Tại Số 10 Lý ...
-
Nhà Số 10, đường Lý Thường Kiệt, Phường Lê Lợi, Thành Phố Vinh ...
-
Tú Ka Wa - 10 Lý Thường Kiệt , Hóc Môn | Facebook
-
Lý Thường Kiệt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thông Báo Chuyển Phòng Khám Sang địa điểm Mới | Trung Tâm ...
-
Bán Nhà Số 10 Mặt Phố Lý Thường Kiệt