Cô Gái Ngộ độc Do Uống 60 Viên Thuốc Hạ Huyết áp, Tiểu đường
Có thể bạn quan tâm
Uống cùng lúc 60 viên thuốc trị bệnh huyết áp và tiểu đường, cô gái 22 tuổi bị nôn ói, tiêu chảy, mệt mỏi được các bác sĩ BVĐK Tâm Anh cấp cứu kịp thời, ngăn ngừa tử vong do ngộ độc thuốc.
Đêm muộn, chị T.P.Y. (22 tuổi, nhà ở quận Tân Phú, TP.HCM) được người nhà đưa đến khoa Cấp cứu BVĐK Tâm Anh TP.HCM sau khi phát hiện chị đã uống cùng lúc 60 viên thuốc điều trị bệnh huyết áp, tiểu đường.
TTND.TS.BS.CKII Phan Thị Xuân, Trưởng khoa Cấp cứu, kiêm Trưởng khoa Hồi sức tích cực BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết: “Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Y. trong tình trạng mệt mỏi, nôn, tiêu chảy, có dấu hiệu tụt huyết áp do trước khi nhập viện 10 giờ người bệnh tự ý uống 20 viên Losartan, 20 viên Glimepiride, 20 viên Metformin”. Xác định người bệnh bị ngộ độc thuốc, khoa Cấp cứu nhanh chóng tiến hành cấp cứu thải độc, truyền dịch, kiểm soát huyết áp và đường huyết. Đồng thời, các bác sĩ nhanh chóng chỉ định các xét nghiệm ngay tại Khoa Cấp cứu như: chụp X-quang phổi, siêu âm tim, xét nghiệm máu, đo chức năng các cơ quan.
Người bệnh tuy tỉnh táo, tiếp xúc tốt nhưng các xét nghiệm cận lâm sàng ghi nhận có tình trạng khí máu toan chuyển hóa nặng, tăng lactate máu, chức năng thận suy giảm. Nhận thấy chị Y. có tình trạng nhiễm độc toan máu nên các bác sĩ quyết định chuyển đến khoa Hồi sức tích cực. Sau 2 ngày điều trị, theo dõi tại khoa Hồi sức tích cực, tình trạng chị Y. đã dần ổn định, được chuyển đến khoa Nội tổng hợp tiếp tục điều trị.
Theo TS.BS.CKII Phan Thị Xuân, nhiều trường hợp uống thuốc hạ huyết áp quá liều sẽ dẫn đến tình trạng hạ huyết áp nặng và kéo dài, uống quá liều thuốc trị tiểu đường sẽ gây hạ đường huyết kéo dài, trường hợp nặng có thể gây biến chứng suy gan, suy thận cấp, thậm chí suy đa cơ quan dễ dẫn đến tử vong hoặc di chứng về sau. Riêng trường hợp của chị Y. may mắn, dù uống lượng lớn thuốc ở liều gây ngộ độc nhưng nhiều khả năng người bệnh đã nôn ói nên giảm bớt lượng thuốc ngấm vào máu. Hơn nữa, người bệnh được đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời, được điều trị hồi sức nhanh chóng nên sức khỏe dần ổn định sau đó được theo dõi tiếp tại khoa Nội tổng hợp.
Chia sẻ về người bệnh, TS.BS. Nguyễn Thị Minh Đức, khoa Nội tổng hợp, BVĐK Tâm Anh TP. HCM cho biết: “Sau khi người bệnh ổn định sức khỏe, bác sĩ đã tâm sự và tìm ra nguyên nhân chị Y. bị trầm cảm, bản thân cảm thấy không thể giúp đỡ cho gia đình và thật vô dụng nên đã nghiên cứu các tự tử trên mạng xã hội rồi tìm mua thuốc tự vẫn. Người bệnh kể với bác sĩ do gặp khó khăn trong thi cử, dịch bệnh Covid-19 kéo dài làm hạn chế giao tiếp với mọi người, lo lắng sau này không thể nuôi sống bản thân và gia đình nên cô quyết định tự tử. Các bác sĩ BVĐK Tâm Anh đã tư vấn tâm lý để bệnh nhân thông suốt và hướng dẫn gia đình cách hỗ trợ tinh thần cho người bệnh. Bệnh nhân vui vẻ chấp sử dụng thuốc chống trầm cảm và xuất viện sau 1 tuần điều trị”.
Theo bác sĩ Minh Đức, các rối loạn trầm cảm ngoài liên quan đến sự thay đổi nồng độ 1 số chất dẫn truyền thần kinh còn chịu tác động của tâm lý xã hội. Bệnh thường phổ biến ở nữ và có tỷ lệ cao ở người ly dị, thất nghiệp. Điều nguy hiểm là biểu hiện bệnh chỉ đơn thuần buồn bã, ít nói, giảm hứng thú trong công việc làm cho bản thân người nhà và người thân cũng khó nhận biết. Và khi gặp thêm khó khăn trong cuộc sống thì họ nghĩ đến cái chết.
Cách phòng, chống ngộ độc thuốc
TS.BS.CKII Phan Thị Xuân, thời gian qua, BVĐK Tâm Anh TP.HCM tiếp nhận nhiều trường hợp trầm cảm, rối loạn lo âu. Đặc biệt là giới trẻ trong giai đoạn dịch COVID-19 cảm thấy bế tắc kéo dài, hay có khuynh hướng so sánh bản thân với người thành công, từ đó gây áp lực bản thân, hoặc bế tắc trong chuyện tình cảm. Đây là thực trạng đáng lo ngại vì thời gian dài các em không gặp gỡ, giao lưu bạn bè, ít tâm sự được với ba mẹ, cảm thấy bí bách không lối thoát, dễ tác động tâm lý chán nản, khủng hoảng, trầm cảm. Dần dần dẫn đến ý nghĩ, hành động không đúng, tự hủy hoại bản thân hoặc tự tử bằng nhiều cách. Trong đó, hành động tự tử bằng thuốc có nguy cơ tử vong cao và để lại nhiều hệ lụy cho người bệnh, nếu được cứu sống thì các cơ quan cũng có thể bị suy giảm chức năng. Do đó, chúng ta cần nghi ngờ một người bị ngộ độc thuốc nếu quan sát thấy các dấu hiệu như:
- Gọi không trả lời, lơ mơ, ngủ sâu, bất động, co giật, nôn ói, tiêu chảy, vã mồ hôi, hồi hộp đau ngực, khó thở…
- Tại hiện trường xung quanh người bệnh có chai lọ thuốc vương vãi, xuất hiện thuốc mới không rõ loại trong gia đình sử dụng.
- Những đối tượng nguy cơ ngộ độc thuốc cao gồm: người mắc bệnh mạn tính điều trị thuốc thường xuyên, người mắc bệnh tâm lý hoặc có khuynh hướng buồn, stress hay vừa trải qua biến cố lớn; người có tiền sử dùng các chất gây nghiện, chất kích thích có dấu hiệu bất thường; trẻ em có dấu hiệu bất thường sau khi chơi đùa với lọ thuốc, hoặc vô tình phát hiện lọ thuốc ở khu vực trẻ chơi.
TS.BS.CKII Phan Thị Xuân cho biết, khi phát hiện người có dấu hiệu ngộ độc thuốc, chúng ta cần xử trí ban đầu như sau:
- Nếu người bệnh còn tỉnh táo, chỉ mới uống thuốc thì có thể kích thích nôn ói bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước, cúi thấp đầu và dùng tay hoặc tăm bông ngoáy họng, chú ý màu sắc chất nôn.
- Cho người bệnh nằm nghiêng bên trái nếu có hôn mê co giật, thực hiện ép tim nếu xác định người bệnh ngưng tim ngưng thở.
- Gọi cấp cứu 115, hoặc đưa người bệnh (kèm chai lọ hoặc vỏ thuốc đã uống) đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Bác sĩ Xuân lưu ý, người dân không nên tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, kể cả các thuốc thông thường cũng có thể gây ngộ độc nếu sử dụng quá liều. Trong gia đình, tủ thuốc y tế cần để xa tầm tay trẻ em. Các loại thuốc riêng của từng thành viên được trữ theo ngăn riêng biệt, có dán tên phân biệt để tránh tình trạng uống nhầm thuốc. Người dân nên giữ nguyên bao bì của những loại thuốc đã mua vì trên đó bạn có thể biết thông tin quan trọng như hạn sử dụng, liều dùng để hạn chế tối đa nhầm lẫn liều thuốc. Đồng thời, chúng ta không bao giờ được chủ quan lấy thuốc trong bóng tối vì rất có thể bị nhầm lẫn.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Từ khóa » Cách Xử Lý Uống Thuốc Quá Liều
-
'Ngày Mai'- đường Dây Nóng Hỗ Trợ Người Trầm Cảm - PLO
-
Quá Liều Thuốc: Triệu Chứng & Điều Trị • Hello Bacsi
-
Hướng Dẫn Các Bước Sơ Cứu Khi Uống Thuốc Quá Liều
-
Uống Kháng Sinh Quá Liều Có Sao Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Các Dấu Hiệu Bất Thường Có Thể Gặp Sau Khi Uống Thuốc | Vinmec
-
Uống Thuốc Quá Liều Có Sao Không? | Vinmec
-
Xử Trí Khi Bị Ngộ độc Thuốc Giảm đau, Hạ Sốt Paracetamol
-
Cách Xử Lý Khi Dùng Thuốc Quá Liều | .vn
-
Dùng Thuốc Quá Liều: Hậu Quả Khó Lường! - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Dấu Hiệu Ngộ độc Thuốc ở Trẻ Em Và Cách Sơ Cứu | TCI Hospital
-
Cách Xử Lý Khi Dùng Thuốc Quá Liều
-
Không được Dùng Thuốc Quá Liều - Tuổi Trẻ Online
-
Quá Liều Thuốc Có Thể Dẫn Tới Ngộ độc Nguy Hiểm đến Tính Mạng
-
Ngộ độc Thuốc, Quá Liều Khi Sử Dụng Thuốc - YouTube