Có Gì đặc Biệt Trong Thiết Kế Thi Công Bệnh Viện Dã Chiến Hồi Sức Tích ...
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ triển khai nhanh gọn các công tác phòng chống dịch trong thời điểm dịch bùng phát trở lại, DELTA Group hiện còn là tổng thầu thiết kế, thi công và là nhà đồng tài trợ của dự án Bệnh viện dã chiến hồi sức tích cực Covid-19, hay chính xác hơn là dự án Trung tâm điều trị, hồi sức tích cực cho bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch tại Hà Nội. Bên cạnh 02 nhiệm vụ trọng tâm: Tập trung chữa trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng và phải có đủ đội ngũ y bác sĩ, trang thiết bị y tế chữa bệnh, dự án bệnh viện hồi sức tích cực này phải có đủ điều kiện tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ y bác sĩ. Từ đó, các bác sĩ có thể yên tâm để làm việc lâu dài.
Công tác thiết kế, thi công dự án Bệnh viện dã chiến hồi sức tích cực Covid-19 tại Hà Nội được Ban chỉ huy dự án của DELTA Group lên kế hoạch nhanh chóng và bài bản ngay từ khi đơn vị tổng thầu chính thức tiếp nhận thông tin về dự án vào ngày 25/07/2021, tiếp nhận mặt bằng vào ngày 27/07/2021 và bắt đầu tiến hành triển khai dự án vào ngày 28/07/2021.
Ảnh chụp từ trên cao khi tổng thầu thiết kế, thi công và cũng là nhà đồng tài trợ DELTA Group mới tiếp nhận dự án.
Theo chủ trương của Chủ tịch DELTA Group – Ông Trần Nhật Thành, các cán bộ, nhân viên của DELTA tại công trường phải thi công dự án tốt nhất có thể, không được vì tiến độ gấp rút mà thi công kém chất lượng. Do đó, ngay từ công tác thiết kế ban đầu, dự án được quy hoạch rất bài bản và khoa học để đảm bảo dự án “về đích” đúng tiến độ trước 30/08/2021.
Những cuộc họp với Ban lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y, những cuộc họp online của Ban chỉ huy dự án…
Và những cuộc họp offline trên công trường diễn ra liên tục để mọi người có thể nắm được thông tin và cập nhật tiến độ dự án nhanh và chính xác nhất.
Tại dự án này, Phó Tổng giám đốc DELTA Group – Ông Hoàng Ngọc Tú là người nắm vai trò Tổng chỉ huy dự án. Theo chia sẻ của ông Hoàng Ngọc Tú, điều quan trọng trong công tác thi công, thiết kế bệnh viện này là quy hoạch mặt bằng phải phù hợp với yêu cầu cao nhất là tránh lây nhiễm (Không khí chỉ được lưu thông theo một chiều).
Ông Hoàng Ngọc Tú – Phó Tổng giám đốc DELTA Group chia sẻ về dự án Bệnh viện dã chiến hồi sức tích cực Covid-19 trong buổi tọa đàm trực tuyến.
Theo bản thiết kế, bệnh viện được chia thành 03 khu xanh – vàng – đỏ, trong đó, khu nhà màu xanh G1 ở phía cổng ra vào là khu hành chính của bệnh viện – phải đảm bảo không nhiễm khuẩn. Trong đó có các phòng làm việc của lãnh đạo bệnh viện, phòng kế toán, phòng của các chuyên gia, bao gồm cả không gian cho quan khách đến tham quan, kiểm tra, khảo sát.
Khu nhà màu vàng là khu dinh dưỡng – nghỉ ngơi – xét nghiệm, test định kỳ – kho vật tư thiết bị y tế, hay còn gọi là vùng nhiễm khuẩn nhẹ dành cho các cán bộ, y tá, bác sĩ, lao công để đảm bảo cho đội ngũ y bác sĩ có thể làm việc trong một chu kỳ 21 ngày.
Nằm bên cạnh khu vàng, ở vị trí giữa khu vàng và khu đỏ là khu đệm. Đây là tòa nhà có các công năng tắm, khử khuẩn, trút bỏ đồ bảo hộ PPE để các y bác sĩ đi từ vùng nhiễm khuẩn nặng về vùng nhiễm khuẩn nhẹ nghỉ ngơi, bao gồm 69 nhà tắm có thể hoạt động cùng lúc, rất tiện nghi để phục vụ cho nhiều y bác sĩ trong công tác khám chữa bệnh và phục hồi sức khỏe.
Đặc biệt là khu đỏ dành cho bệnh nhân nặng điều trị ICU. Trong khu điều trị này phải đảm bảo có đủ các thiết bị y tế như máy ECMO, bình oxy, phòng lọc máu, phòng áp lực âm, v.v. để phục vụ cho việc chữa trị bệnh nhân nặng. Không giống như các bệnh viện dã chiến mang tính chất tạm thời, trong khu điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch thiếu khu nghỉ ngơi cho các y bác sĩ thì tại dự án này, tổng thầu DELTA Group đã thiết kế các phòng vệ sinh và không gian nghỉ cho các y bác sĩ trong khu điều trị bệnh nhân nặng với yêu cầu không khí lưu thông một chiều để tránh lây nhiễm.
Bên cạnh các khu xanh – vàng – đỏ, dự án Bệnh viện dã chiến hồi sức tích cực Covid-19 còn có các khu nhà tiện ích. Đây sẽ là nơi có các trạm biến áp, thiết bị y tế, nhà lạnh để chuẩn bị việc hậu sự cho các bệnh nhân không may mắn tử vong. Bên ngoài không gian bệnh viện, việc thiết kế, thi công cũng phải đảm bảo thông thoáng, xanh sạch để tăng hiệu quả trong phòng chống dịch.
Dù có mẫu hướng dẫn thi công của Bộ Xây dựng dành cho các dự án bệnh viện dã chiến, tuy nhiên, vì đây là Bệnh viện Trung tâm hồi sức tích cực covid-19 với yêu cầu kỹ thuật đặc biệt tránh lây nhiễm trong từng chi tiết về bố trí không gian, lưu thông không khí, hệ thống tiện ích.vv, nên ban chỉ huy dự án của DELTA đã nghiên cứu và điều chỉnh thiết kế bệnh viện phù hợp với mô hình trung tâm hồi sức tích cực dành cho bệnh nhân nặng và nguy kịch. Công trình không mang tính chất “tạm” mà có đủ phẩm chất để trở thành một cơ sở khám chữa bệnh chiến lược mang tính lâu dài.
Trong những ngày qua, ngay sau khi nhận được sự chỉ đạo của chính phủ, thành phố Hà Nội, các bộ ngành liên quan và tiếp nhận thông tin dự án vào ngày 25/07/2021, tổng thầu DELTA Group đã nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu, bàn bạc và triển khai các công tác thiết kế, thi công dự án bất kể ngày đêm.
Công trường dự án Bệnh viện dã chiến hồi sức tích cực Covid-19 tại Hà Nội vẫn sáng đèn vào ban đêm.
Sáng 15/08/2021, các block nhà đã xong kết cấu và bao che, đang thi công hệ thống M&E, các đường dịch vụ tiện ích, an ninh,…
Cho đến nay, vượt qua thách thức về thời tiết, sự gấp rút về mặt thời gian và độ phức tạp của việc thiết kế, thi công cho một cơ sở điều trị, phục hồi bệnh nhân mắc Covid-19 nặng và nguy kịch, dự án đã thành hình 30 “lốc” nhà (block) và đang triển khai gấp rút các hệ thống hạ tầng cảnh quan, tiện ích, v.v.
Toàn cảnh bệnh viện dã chiến với 30 “lốc” nhà đang thành hình.
Để đảm bảo thiết kế, thi công với tiến độ nhanh nhất, Ban chỉ huy DELTA Group tại dự án đã bố trí hơn 1000 công nhân cùng hàng chục máy móc cỡ lớn thay ca nhau làm việc trên công trường 24/24h.
Các công nhân tại công trường dự án miệt mài làm việc xuyên đêm.
Cụ thể, ca sáng bắt đầu từ 7h đến 11h; ca chiều từ 13h30 đến 17h30; ca đêm từ 19h đến 22h, ngoài ra, để đảm bảo tiến độ thi công, công trường còn tổ chức một ca làm xuyên đêm, từ 22h tới 5h sáng hôm sau. Tất cả các ca làm việc đều có đủ lực lượng chỉ huy, giám sát ở tất cả các khâu, để đảm bảo hiệu quả, chất lượng và tiến độ nhanh nhất cho công trình, đồng thời vẫn phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch, tuân thủ nghiêm ngặt khuyến cáo 5K.
Những cán bộ, nhân viên làm việc tại đây đều phải tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt.
Các cán bộ, công nhân tại công trường được lấy mẫu xét nghiệm.
Dưới sự lãnh đạo tận tâm của Ban giám đốc, cùng sự chung sức, chung lòng của tập thể cán bộ, nhân viên DELTA Group tại dự án, chúng ta có thể tin tưởng rằng Bệnh viện dã chiến hồi sức tích cực Covid-19 tại Hà Nội sẽ “về đích” trước 30/08/2021, nhằm phục vụ nhanh chóng cho công tác chống dịch của Thủ đô.
Từ khóa » Thiết Kế Bệnh Viện Dã Chiến
-
Hướng Dẫn Thiết Kế Bệnh Viện Dã Chiến Chuyên điều Trị COVID-19
-
Hướng Dẫn Xây Dựng Bệnh Viện Dã Chiến điều Trị Người Mắc Bệnh ...
-
Đà Nẵng Hoàn Thành Bệnh Viện Dã Chiến Tiên Sơn
-
TP.HCM: Có Thêm Bệnh Viện Dã Chiến Số 16 - Covid 19
-
Kế Hoạch Thiết Lập Bệnh Viện Dã Chiến điều Trị COVID-19 Trên địa ...
-
Hội Thảo Hướng Dẫn Thiết Kế Xây Dựng Bệnh Viện Dã Chiến Phòng ...
-
Nghiệm Thu Nhiệm Vụ Khoa Học Công Nghệ Do Tổng Công Ty Tư Vấn ...
-
Rạng Đông Bàn Giao Thiết Bị Chiếu Sáng đến Bệnh Viện Dã Chiến ...
-
Viettel Thiết Kế Hạ Tầng CNTT Cho Bệnh Viện ... - Báo Người Lao động
-
Viettel Thiết Kế Hạ Tầng CNTT Cho Bệnh Viện ... - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Bộ Xây Dựng Ban Hành Hướng Dẫn Xây Dựng Bệnh Viện Dã Chiến
-
Ngành Xây Dựng Bắc Giang Và Sự Vào Cuộc Thần Tốc Xây Dựng Các ...
-
Quyết định 212/QĐ-BXD 2021 Xây Dựng Bệnh Viện Dã Chiến điều Trị ...