Có Hay Không Tâm Phật - Khẩu Xà?
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tuổi trẻ và đời sống
- Share link
- Tweet
Có hay không Tâm Phật - Khẩu Xà?
Người xưa có câu rằng “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trong giáo lý nhà Phật cũng cho rằng ác khẩu sẽ tạo nghiệp báo khôn lường. Vậy nên, đừng để sự tức giận chi phối tâm trí bạn và tước đoạt đi phúc báo của bạn.
1. Trên thế giời này có một loại kinh doanh luôn lỗ vốn, chính là tức giận Mọi người thường không chịu nhận sai, mọi thứ đều nói là lỗi của người khác, cho rằng mình mới là đúng. Kỳ thực không chịu nhận sai chính là một sai lầm. Người mình nhận lỗi có thể là bố mẹ, bạn bè, người ngoài xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái và với cả người đối xử không tốt với mình. Bạn sẽ thấy rằng mình sẽ chẳng mất đi cái gì, mà ngược lại sẽ thấy được sự độ lượng của mình. Nhẫn lỗi là một phẩm chất tốt, cũng là một loại tu hành. 2. Niệm giận vừa khởi lên, triệu cửa nghiệp chướng liền khai mở Một khi tâm oán giận vừa khởi lên thì trí tuệ sẽ không còn, lý tính bị che mất. Do đó sẽ xử trí theo cảm tính, không chỉ làm tổn thương mình, mà còn hữu ý hoặc vô ý gây thù kết oán với người khác. Nếu không thể hóa giải thù oán, khi nhân duyên chín muồi, báo ứng sẽ hiện ngay trước mắt, oan oan tương báo, quả báo sẽ ngày càng tàn khốc hơn. 3. Nếu bạn nhẫn chịu oan khuất thì bạn là người được phúc báo Người khác nhục mạ bạn, bạn nên coi như được bội phục, người khác làm tổn thương bạn, bạn nên coi như họ đến để thành tựu bạn. Làm tổn thương người khác chính là tiêu xài công đức phát tài của mình, một người tâm địa xấu xa thường làm hại, làm tổn thương người khác, thì chính là mang tiền đến đưa cho người khác. Ngược lại, một người có thể nhẫn nhục, chính là liên tục thu tiền. Người đại nhẫn giống như mở ngân hàng, có thể thu nạp từ trăm sông. Trong mấy chục năm của cuộc đời, có rất nhiều chuyện và lời lẽ khiến chúng ta cảm động. Vì thế, chúng ta cũng nên nỗ lực tìm cách khiến người khác cảm động. 4. Cái gì cũng không thể nhẫn nại, thành tựu của bạn sẽ bị giới hạn Nhẫn nhịn cũng chính là điều mà con người gọi là bền chí, nghị lực. Cần phải nhẫn để được vừa lòng đẹp ý, tại sao vậy? Người xưa dạy “một điều nhịn, chín điều lành”, cũng lại nói: “Lùi một bước biển rộng trời cao”. Quả thực, nhẫn nhịn có thể khiến tâm chúng ta trở nên thanh tịnh, khoảng trời trước mặt cũng sẽ trở nên rộng mở bao la. 5. Thân thể, tâm trạng của con người cùng với tự nhiên dung thành một bức họa Thất tình lục dục làm nhiễu loạn tự nhiên, nhiễu loạn thân thể người. Thất tình là “Thích, phẫn nộ, buồn, vui, yêu, ác, dục”. Trong đó tức giận, nổi cáu là gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Có người nói, tuổi thọ trung bình của con người lẽ ra phải là 200 tuổi, chính là do những phiền não của bản thân đã làm cho thân thể bị hư hại; người luôn sống trong cảnh giới đại từ bi thì không già, không yếu, không mê, không tà, khộng tiêm nhiễm – đây mới là niềm vui thật sự. 6. Thường cảm ơn trong lòng Mặc dù người khác nhục mạ, phỉ báng, hãm hại bạn, cũng vẫn nên dùng thiện tâm để đối đãi, và tự đáy lòng mình cảm ơn họ. Thực sự thì sự sỉ nhục, phỉ báng, và hãm hại của người khác, chính là để tiêu trừ bản ngã và nghiệp lực mà mình đã tạo ra trong nhiều đời. Vậy nên quyết không thể để tâm oán hận nổi lên. Nếu vẫn còn tâm oán hận, thì không những không thể tiêu trừ bản ngã và nghiệp chướng, mà ngược lại còn làm cho chúng tăng lên. 7. Bạn hỏi Phật ngày nào tốt; Phật hỏi xem bạn có ngày nào bình yên? Nếu không tu tâm mình thì không thể sống những ngày tháng bình thản. – Cuộc đời giống như một cái cặp da, khi cần dùng thì mới lấy, khi không dùng thì bỏ nó ra; lúc cần bỏ xuồng thì lại không bỏ, giống như mang theo hành lý nặng trĩu, không thể tự tại. Những năm tháng của cuộc đời có hạn, vậy nên nhận sai, tôn trọng, bao dung thì mới có thể bình thản, buông bỏ mới có thể tự tại! 8. Nổi cáu là tối kỵ của tu hành, là đốt cháy rừng công đức của mình Nếu không sửa đổi tính xấu này, thì vô luận là một ngày có niệm bao nhiêu bộ kinh, có thuyết bao nhiêu lần Pháp, thì bạn cũng không thể ra khỏi tam giới. Phát cáu là biểu hiện của vô minh, chính là không minh bạch. 9. Bất thiện, ác ý với người khác chính là chà đạp chính mình Nếu ác ý với người người khác, thì người bị hại chỉ chịu 3/10, mà chính chúng ta mới phải gánh chịu phần nhiều 7/10, đó chính là chà đạp chính mình mà không tự biết. Một câu nói ra khỏi miệng, gây sự tổn thương, thì chính mình là người gánh chịu phần lớn sự tổn thương đó. Bạn muốn mình khỏe mạnh, trường thọ và tràn đầy trí huệ, thì bạn phải dùng tấm lòng yêu mến để đối đãi với tất cả mọi người. Biết cho đi, bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn thế. 10. Lời nói làm tổn thương người khác, có khi còn nghiêm trọng hơn cả giết người Đây là sự thật mà rất ít người biết! Khẩu tạo nghiệp là dễ xảy ra nhất, mà cũng là tạo thành nhiều nhất, quả báo kiếp sau sẽ vô cùng thảm thiết. Nhẫn thì sẽ có thể xử lý và hóa giải, có thể biến chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành không có chuyện gì. Có thể nhẫn, thì có thể phân biệt được tốt xấu, thiện ác, thị phi của thế gian. Vào buổi tối mỗi ngày trước khi đi ngủ, hãy tự hỏi chính mình: “Hôm nay mình có tức giận không?”. Cảm xúc ảnh hưởng đến tâm trạng của cả ngày, vì thế mỗi ngày hãy tự mỉm cười với mình nhé! Thiện Ngữ - Vườn hoa Phật giáo Tags có hay không tâm phật khẩu xà? co hay khong tam phat khau xa tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao phat giao vuon hoa phat giao phat hoc- Tweet
Các bài viết khác
-
Chọn con tim hay là nghe lí trí
-
Hãy cho mình một khoảng không gian
-
Thích Thái Hòa: Thong dong giữa đôi dòng thuận nghịch
- Tuổi trẻ, niềm tin và ước vọng
- Phật giáo đem lại lợi ích gì cho tuổi trẻ?
- Năm cái Tâm giúp giữ gìn đạo đức trên thương trường
- Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật
- 20 câu nói muôn đời giá trị của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Tin đáng quan tâm
Vườn Hoa Phật Giáo
Nhà tài trợ chính
- trang chủ
- Liên Hệ Quảng Cáo
- Tin tức
- Phật học
- Danh tăng
- Văn học
- Văn hóa
- Tự viện
- Phật pháp
- Lịch sử
- Nghi thức
- Tuổi trẻ và đời sống
- Góc suy ngẫm
- Từ thiện
- Thư viện audio
- Từ điển phật học
- RSS
- Sitemap
Từ khóa » Khau Xa Tam Phat
-
Khẩu Phật Tâm Xà - Wiktionary Tiếng Việt
-
Làm Gì Có Cái Gọi Là "khẩu Xà Tâm Phật", đã Phun Ra Nọc Rắn Thì Chắc ...
-
Khẩu Xà Tâm Phật Là Gì? - Diễn Đàn Chia Sẻ
-
Bạn Tin Chăng Câu Nói: Khẩu Xà , Tâm Phật ? - .vn
-
Đừng Bảo "khẩu Xà Tâm Phật" Vẫn Là Người Tốt, Trong đạo ... - SOHA
-
Con Người Nói "khẩu Xà Tâm Phật" Chỉ Là Sự Biện Hộ - 24H
-
Khẩu Xà Tâm Phật Là Gì? - Phong Thủy Tam Nguyên
-
Khẩu Xà Tâm Phật Là Gì ? Có Người Khẩu Xà Tâm Phật Không? - Vnhoi
-
Nếu Cho Rằng Khẩu Xà Tâm Phật Vẫn Là Người Tốt Thì Bạn đã Sai
-
Người “khẩu Xà” Liệu Có Thể Mang Tâm Phật? | Tinh Hoa TV - YouTube
-
Nếu Cho Rằng Khẩu Xà Tâm Phật Vẫn Là Người Tốt Thì Bạn đã Sai Rồi
-
Sai Lầm Khi Quan Niệm “khẩu Xà Tâm Phật” | Giác Ngộ Online
-
Khẩu Phật - Tâm Xà, Khẩu Xà - Phim Ngắn Ý Nghĩa - Cháo Trắng