Cơ Hoành Có Tác Dụng Gì? Phải Làm Sao Khi Bị Rối Loạn Cơ Hoành?

1. Vị trí của cơ hoành nằm ở đâu và cơ hoành có tác dụng gì?

Xét trên giải phẫu, cơ hoành có cấu tạo là một vân cơ rộng và dẹt, hình vòm, xếp thành một vách cơ - gân nằm giữa ổ bụng và lồng ngực. Diện tích bề mặt trung bình của cơ hoành là 250cm2. Nếu cơ hoành hạ xuống 1cm thì thể tích khí lưu dẫn vào phổi tương đương sẽ tăng lên gần 250ml. Khi cơ hoành hạ xuống khoảng 7 - 8cm, thể tích khí vào phổi là 2.000ml.

Cơ hoành có tác dụng gì là thắc mắc của rất nhiều người

Cơ hoành có tác dụng gì là thắc mắc của rất nhiều người

Cơ hoành có tác dụng gì? Khi cơ hoành co lại, vòm của cơ sẽ hạ xuống làm giãn và giảm áp lực trong lồng ngực, khi đó cơ thể sẽ hít không khí vào trong. Ngược lại khi cơ hoành giãn thì chúng ta sẽ đẩy không khí ra ngoài. Do đó nếu bộ phận này bị tổn thương thì lưu lượng khí vào ra của phổi sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, bệnh nhân có thể bị suy hô hấp.

2. Rối loạn chức năng cơ hoành là do đâu?

Căn cứ vào vị trí của thương tổn, rối loạn chức năng cơ hoành được chia thành 2 loại chính: tổn thương tại tủy sống và tổn thương tại não.

Một số nguyên nhân khác cũng gây rối loạn cơ hoành đó là liệt tứ chi, dị dạng Arnold - Chiari, đột quỵ, bại liệt, xơ cứng một bên teo cơ, tổn thương thần kinh hoành (kết quả của hội chứng Guillain - Barré), bệnh lý thần kinh ngoại vi, các khối u trung thất, tổn thương thần kinh hoành - di chứng của phẫu thuật tim, mất myelin ở rễ và các dây thần kinh do viêm nhiễm mạn tính.

Ngoài ra, bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây nên hiện tượng căng phổi quá mức cũng là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ dẫn đến tổn thương và rối loạn chức năng cơ hoành.

Bên cạnh đó, cơ hoành bị tổn thương cũng là triệu chứng chung của các bệnh như bị ngộ độc thuốc, nhược cơ, vấn đề về chuyển hóa hoặc nhiễm khuẩn gây viêm cơ, loạn dưỡng cơ, sử dụng corticoid trong thời gian dài,...

Ở những bệnh nhân đang điều trị trong khoa hồi sức tích cực cũng có thể bị rối loạn chức năng cơ hoành do suy đa tạng, đái tháo đường, nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc giãn cơ, thông khí nhân tạo kéo dài, rối loạn điện giải như hạ canxi, photpho, kali, magie máu,...

3. Một số biểu hiện khi bị rối loạn chức năng cơ hoành

Tùy theo mức độ nặng của thương tổn mà rối loạn chức năng cơ hoành sẽ biểu hiện những triệu chứng có mức độ khác nhau.

Nếu cơ hoành mới chỉ bị yếu hoặc tổn thương chỉ xảy ra một bên (cơ hoành trái hoặc phải) chứ chưa bị liệt thì bệnh nhân sẽ dễ bị khó thở khi vận động nhiều hoặc khi hoạt động gắng sức hoặc khi nằm ngửa.

Nếu bệnh nhân bị liệt cơ hoành hoàn toàn, biểu hiện khó thở sẽ thường xuyên xảy ra nhiều hơn. Bên cạnh đó những bệnh lý khác như béo phì, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim, nhược cơ,... kèm theo rối loạn cơ hoành có khả năng còn khiến cho tình trạng khó thở của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Rối loạn cơ hoành thường khiến bệnh nhân bị khó thở theo nhiều mức độ khác nhau

Rối loạn cơ hoành thường khiến bệnh nhân bị khó thở theo nhiều mức độ khác nhau

Cơ hoành bị liệt hoàn toàn khiến người bệnh mệt mỏi, giảm thông khí khi ngủ, mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, kém tập trung. Nếu bị nặng còn dẫn tới viêm phổi, xẹp phổi.

4. Phát hiện rối loạn chức năng cơ hoành bằng các phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán hiện tượng khó thở do rối loạn chức năng cơ hoành, cần dựa trên các biểu hiện lâm sàng sau khi thăm khám:

  • Người bệnh thường xuyên bị khó thở nhưng không rõ nguyên nhân do đâu. Khó thở lặp lại nhiều lần và trước đây bệnh nhân đã từng bị chấn thương ở vùng cột sống cổ, hoặc mắc bệnh lý làm tổn thương tủy sống, xuất hiện khối u trung thất, mắc bệnh lý về thần kinh - cơ, đã từng tiến hành thông khí nhân tạo kéo dài;

  • Tìm các dấu hiệu cơ hô hấp phụ bị co kéo (gồm cơ thang, cơ ức đòn chũm). Sau đó kiểm tra độ phồng xẹp của cơ hoành khi bệnh nhân hít vào và thở ra hết sức;

  • Biểu hiện đặc trưng nhất khi cơ hoành bị liệt toàn bộ là hiện tượng hô hấp đảo, bụng nghịch thường. Bởi vì thường thì khi chúng ta hít không khí vào, cả vùng bụng lẫn lồng ngực sẽ phồng lên do cơ hoành phồng to để hít khí vào trong ổ bụng. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân bị liệt cơ hoành, áp lực âm ở trong lồng ngực sẽ kéo cơ hoành lõm xuống khi người bệnh hít vào, từ đó có thể quan sát thấy phần bụng của người bệnh cũng bị lõm theo.

5. Cách để khắc phục tình trạng rối loạn chức năng cơ hoành

Để điều trị chứng rối loạn chức năng cơ hoành thì cần phải nhắm tới nguyên nhân gây nên hiện tượng này, ví dụ như điều trị bệnh lý gây căng phổi (bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), xử lý các bệnh liên quan tới não và tủy sống, đề phòng nhiễm khuẩn và bổ sung đầy đủ magie, photpho, canxi, kali,...

Nếu bệnh nhân cảm nhận được sự tăng lên của biểu hiện khó thở, bác sĩ sẽ chỉ định trợ thở cho bệnh nhân bằng máy liên tục hoặc ngắt quãng. Ngoài ra ở những ca bệnh nặng, điều trị nội khoa không tiến triển thì bệnh nhân có thể phải thực hiện phẫu thuật để khâu kéo căng cơ hoành.

Nhằm tránh rủi ro yếu cơ hoành dẫn tới liệt cơ hoành toàn bộ, bệnh nhân nếu phát hiện bản thân đang trải qua những triệu chứng của rối loạn chức năng cơ hoành nên chủ động đi khám sớm. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng cũng như nâng cao hiệu quả điều trị và bảo toàn chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Hãy nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ khi cảm nhận được các dấu hiệu bất thường của rối loạn cơ hoành

Hãy nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ khi cảm nhận được các dấu hiệu bất thường của rối loạn cơ hoành

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên đi khám ở đâu, hãy bỏ túi ngay địa chỉ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC và liên hệ với tổng đài viên của chúng tôi qua hotline 1900565656 để được tư vấn miễn phí về các gói dịch vụ tại đây!

Từ khóa » Chẩn đoán Liệt Cơ Hoành