Cơ Học Chất Lưu - Áp Suất Thủy Tĩnh - Nguyên Lý Pascal

Áp suất có giá trị bằng áp lực lên một đơn vị diện tích. Áp suất trung bình của chất lỏng ở độ sâu nơi đặt dụng cụ là :

P = \({F\over S}\)

Kết luận: - Tại mọi điểm của chất lỏng, áp suất theo mọi phương là như nhau. - Áp suất ở độ sâu khác nhau thì khác nhau.

Đơn vị : trong hệ SI là Pa (hay N/m2)

1Pa = 1N/m2

Ngoài ra còn có các đơn vị khác như

1atm = 1,013.105 Pa

1 torr = 1mmHg = 1,33Pa

1atm = 760 mmhg

Sự thay đổi theo độ sâu. Áp suất thủy tĩnh.

Áp suất thủy tĩnh (áp suất tĩnh) của chất lỏng ở độ sâu h

P = Pa + pgh

Trong đó: - p là áp suất thủy tĩnh hay áp suất tĩnh của chất lỏng. - h là độ sâu so với mặt thoáng. - pa là áp suất khí quyển

Nguyên lí Pascal. +) Phát biểu: Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong bình kín được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và thành bình. +) Biểu thức:

p = png + pgh

pgh là áp suất từ bên ngoài nén lên mặt chất lỏng.

Máy nén thủy lực :

Nguyên lý Pascal được áp dụng trong việc chế tạo các máy nén thủy lực, máy nâng, phanh (thắng) thủy lực. Giả sử tác dụng một lực \(\overrightarrow{F_1}\) lên pit tông nhánh trái có tiết diện S1, lực này làm tăng áp suất chất lỏng lên một lượng:

\(\bigtriangleup p\) = \( {F_1 \over S_1}\)

Theo nguyên lts Pascal áp suất tác dụng lên tiết diện S2 ở nhánh phải cũng tăng lên một lượng \(\bigtriangleup p\) và tạo lên một lực \(\overrightarrow{F_2}\) bằng:

F2 = S2\(\bigtriangleup p\) = \( {S_2\over S_1}\)

Lực F2 > F1 vì S2 > S1

Nếu cho\(\overrightarrow{F_1}\) di chuyển một đoạn bằng d1 xuống dưới thì lực \(\overrightarrow{F_2}\) di chuyển ngược lên trên một đoạn d2 là:

d2 = d1\({S_1 \over S_2}\) < d1

Lực nâng được nhân lên \( {S_2\over S_1}\) thì độ dời lại chia cho \( {S_2\over S_1}\), do đó công được bảo toàn.

Từ khóa » Nguyên Lý Pascal được Phát Biểu Như Thế Nào