Cơ Hội đầu Tư Cổ Phiếu Nửa Cuối Năm 2022 - Tin Nhanh Chứng Khoán
Có thể bạn quan tâm
Cơ hội trải rộng
Trong góc nhìn của Công ty Chứng khoán VNDIRECT, có 5 nhóm ngành đáng quan tâm đầu tư giai đoạn nửa cuối năm 2022.
Thứ nhất là ngành dịch vụ. Với việc Việt Nam mở cửa trở lại ngành du lịch từ giữa tháng 3, nhu cầu liên quan đến dịch vụ lưu trú và ăn uống, du lịch và giải trí đang trên đà phục hồi mạnh mẽ. Công ty chứng khoán này đánh giá cao các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng không, lưu trú - ăn uống, lữ hành và giải trí (ACV, AST...).
Thứ hai là nhóm doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi trong môi trường lãi suất tăng như ngân hàng, bảo hiểm và các doanh nghiệp giữ nhiều tiền mặt (FPT, GAS, MBB, VPB, TCB, HDB...).
Thứ ba là các doanh nghiệp sản xuất sữa và thực phẩm như VNM, MCH, lợi nhuận có khả năng tăng trưởng cao khi giá nguyên liệu gồm sữa bột nguyên kem, ngô, đường dự kiến sẽ hạ nhiệt.
Thứ tư là nhóm doanh nghiệp hưởng lợi từ hoạt động đầu tư công dự kiến tăng tốc nhờ những nỗ lực gần đây của Chính phủ và sự đảo chiều của giá vật liệu xây dựng (HPG, PLC, C4G...).
Thứ năm là các doanh nghiệp được hưởng lợi từ sự phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng. Ngành năng lượng Việt Nam đang trải qua một quá trình chuyển đổi lớn do các ưu tiên của Chính phủ nhằm duy trì sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế vĩ mô và tính bền vững của môi trường. Với quy mô và tiến độ nhanh hơn dự kiến của quá trình chuyển đổi năng lượng này, các doanh nghiệp điện và phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng có triển vọng tăng trưởng vượt trội trong vài năm tới (POW, GAS, PVS…).
Một số nhóm cổ phiếu đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư là điện, bán lẻ, ngân hàng, chứng khoán, thủy sản, dệt may.
Hiện tại, theo ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán MB, hai nhóm cổ phiếu đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm là điện và bán lẻ. Trong đó, không ít doanh nghiệp bán lẻ gần đây ghi nhận kết quả hoạt động khả quan sau khi gặp nhiều khó khăn vì đại dịch Covid-19 (FRT, MWG, PNG…).
Nhà đầu tư Nguyễn Thị Hà (Hà Nội) cho biết, bà đang thực hiện tái cơ cấu danh mục, tập trung vào nhóm bán lẻ, dịch vụ và các cổ phiếu có tính chất phòng thủ.
Theo bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT, cổ phiếu của những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mà trong bất kỳ chu kỳ kinh tế lên hay xuống đều ít biến động, sử dụng tỷ lệ đòn bẩy thấp vì chủ động được dòng tiền và có lịch sử chia cổ tức đều đặn qua các năm, hoặc cổ phiếu có định giá thấp được coi là nhóm phòng thủ.
Bà Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc Đầu tư Quỹ đầu tư cổ phiếu tiếp cận thị trường Việt Nam chia sẻ, giai đoạn này, bà quan tâm đến các doanh nghiệp hưởng lợi từ xuất khẩu tăng trưởng tốt như thủy sản, hóa chất; bên cạnh đó là nhóm logistics, cảng biển và bất động sản khu công nghiệp.
Triển vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng và xuất khẩu
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, hạn mức tăng trưởng tín dụng (room) nếu được nới trong quý III này sẽ có tác động tích cực, đem lại triển vọng cho nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Thực tế, room tín dụng tại không ít ngân hàng đã cạn nên hoạt động cho vay bị hạn chế. Thị trường đang kỳ vọng dòng chảy vốn sẽ sớm được khơi thông, thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh và tạo hiệu ứng tích cực đến tâm lý nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Trọng Đình Tâm, chuyên gia cao cấp Chiến lược đầu tư SSI Research cho hay, dòng tiền trên thị trường đang có dấu hiệu tìm đến nhóm cổ phiếu tài chính, gồm ngân hàng và chứng khoán, nhất là khi các nhóm này có giá giảm sâu trong đợt điều chỉnh vừa qua. Kỳ vọng đối với cổ phiếu ngân hàng chủ yếu là room tín dụng có khả năng sắp được nới, còn cổ phiếu chứng khoán là triển vọng giao dịch T+2, giúp cải thiện thanh khoản toàn thị trường.
Bên cạnh đó, cổ phiếu các doanh nghiệp liên quan đến xuất khẩu cũng nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, bởi tình hình hoạt động khả quan, nhất là thủy sản, dệt may.
Số liệu từ Bộ Công thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 186 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, nhóm hàng dệt may đạt 22 tỷ USD, tăng 23%; nông, lâm, thủy sản đạt 27,8 tỷ USD, tăng 13,9%.
Nhà đầu tư Hoàng Minh (Hà Nội) chia sẻ, bà vừa bán cắt lỗ một số cổ phiếu và mua vào mã VHC của Công ty Vĩnh Hoàn, với kỳ vọng hoạt động xuất khẩu cá tra của doanh nghiệp này tiếp tục thuận lợi. Vĩnh Hoàn dự kiến, sản lượng cá tra xuất khẩu trong năm 2022 sẽ tăng ít nhất 25%, chưa bao gồm thị trường Trung Quốc.
“Động lực thúc đẩy tăng trưởng doanh thu trong 6 tháng cuối năm 2022 của Vĩnh Hoàn có thể sẽ đến từ thị trường Trung Quốc, nếu nước này dỡ bỏ các lệnh phong tỏa vì dịch Covid-19”, bà Minh nhận định.
Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán BIDV dự báo, nhu cầu nhập khẩu cá tra Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh cho đến cuối năm 2022, nhất là thị trường Mỹ, bởi diện tích nuôi trồng cá da trơn nội địa suy giảm, ảnh hưởng đến nguồn cung. Còn thị trường Trung Quốc sẽ dần tiến tới việc mở cửa trở lại, với mức tiêu thụ cá tra tương đương Mỹ, đây sẽ là nhân tố quyết định đà tăng trưởng của ngành cá tra trong nửa cuối năm nay.
“Tổng cầu tiêu dùng đã tăng trưởng trở lại, hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp phục hồi, xuất khẩu tiếp tục tăng, tiến tới thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 6,5%”, TS. Vũ Đình Ánh nói và nhận xét, bức tranh kinh tế nửa đầu năm của Việt Nam rất lạc quan, trong đó xuất siêu hơn 700 triệu USD, tăng trưởng xuất khẩu cao, tạo nên sự kỳ vọng cho nhà đầu tư ở nhóm ngành xuất khẩu.
Theo ông Thái Quang Trung, Phó giám đốc Đầu tư Khối quỹ mở cổ phiếu và trái phiếu, VinaCapital, FDI và tăng trưởng xuất khẩu luôn là hai trong những “chìa khóa” mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Việt Nam có độ mở kinh tế cao, tỷ lệ xuất khẩu trên GDP vượt mức 100%, nằm trong Top 10 thế giới và tăng trưởng đạt 2 con số trong thời gian dài.
Tuy nhiên, ông Trung lưu ý, Mỹ và EU đang có dấu hiệu suy thoái kinh tế, trong khi đây là 2 thị trường đầu ra lớn cho xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn có diễn biến phức tạp, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu.
Còn theo bà Phương, xuất khẩu mang tính chu kỳ và kết quả kinh doanh thường biến động mạnh bởi các yếu tố ngoại cảnh. Nhà đầu tư nên lựa chọn các doanh nghiệp nổi trội trong ngành, có khả năng duy trì hiệu quả hoạt động cao, tăng trưởng bền vững, kế hoạch kinh doanh rõ ràng, khả thi.
Các chuyên gia khuyến nghị, nhà đầu tư nên nhìn vào dài hạn để đầu tư, những doanh nghiệp có triển vọng tốt trong 2 - 3 năm, nếu có biến động ngắn hạn thì cũng không bị ảnh hưởng nhiều.
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank Investment nhận định, sang năm 2023, dòng tiền sẽ đổ vào thị trường mạnh hơn.
Từ khóa » đầu Tư Cổ Phiếu Ngành Nào Cuối Năm 2021
-
Kỳ Vọng Cơ Hội đầu Tư Cổ Phiếu Nhóm Ngành Nào Trong Nửa Cuối ...
-
Nhóm Cổ Phiếu Cơ Bản Tốt, Vốn Hóa Lớn Sẽ Tiếp Tục Hút Dòng Tiền ...
-
Tháng 7 Nên đầu Tư Cổ Phiếu Ngành Nào? - VnEconomy
-
Cổ Phiếu Nhóm Nào đáng Xuống Tiền Cho Nửa Cuối Năm 2022?
-
Đầu Tư Vào Nhóm Ngành Nào Trong 6 Tháng Cuối Năm? - Markettimes
-
Nên đầu Tư Mã Chứng Khoán Nào Năm 2022 Mang Lại Lợi Nhuận Tốt?
-
Nên Chọn Cổ Phiếu Ngành Nào để đầu Tư Trong Năm 2022?
-
Nhóm Cổ Phiếu Có Thể Tăng Trưởng Tốt Trong 6 Tháng Cuối Năm 2022
-
Đầu Tư Nhóm Ngành Nào Nửa Cuối Năm 2022? - Vnbusiness
-
Năm 2022 Nên đầu Tư Vào Cổ Phiếu Những Ngành Nào?
-
Nhóm Cổ Phiếu Có Tiềm Năng Tăng Trưởng Nửa Cuối Năm
-
Báo Cáo Ngành - Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán SSI
-
Bức Tranh Cổ Phiếu Ngân Hàng Những Tháng Cuối Năm 2021 (01/09 ...
-
Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam Năm 2020 - Chi Tiết Tin
-
Cơ Hội đầu Tư Tốt Nhất Năm 2022: MBS Khuyến Nghị 18 Mã Cổ Phiếu
-
Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam Quý II Và - Chi Tiết ấn Phẩm
-
"Sóng" Sẽ Nổi ở Nhóm Cổ Phiếu Nào Nửa Cuối Năm 2022?