Cơ Hội Và Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Biển
Có thể bạn quan tâm
Những chủ trương này đã góp phần tạo thêm cơ hội để các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, nhà hoạt động môi trường về biển và hải đảo thực hiện những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường biển nước ta.
Tận dụng những lợi thế
Biển nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng bao gồm cả tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên trong khối nước, trên đáy và trong lòng đất dưới đáy biển. Các loại tài nguyên này góp phần quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế biển như: thủy sản, du lịch và dịch vụ biển, năng lượng, khoáng sản, giao thông vận tải biển…
Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định bảo vệ môi trường biển là một nội dung xuyên suốt. Một trong những quan điểm được nêu trong Chiến lược đó là bảo vệ môi trường biển gắn với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu. Trước những thách thức về môi trường biển như: chất thải nhựa đại dương, nguồn thải lục địa, sự cố môi trường… Chiến lược tập trung vào định hướng các hoạt động kiểm soát chất thải tại nguồn, khẳng định vai trò của các khu bảo tồn biển trong việc tạo dựng hệ sinh thái biển khoẻ mạnh. Mục tiêu đến năm 2030 tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2000, thể hiện quyết tâm cao của Việt Nam trong việc bảo tồn các hệ sinh thái biển.
Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Tạ Đình Thi nhận định, cùng với những Nghị quyết 36-NQ/TW và Nghị quyết 26-NQ/CP, hệ thống chính sách, pháp luật, bộ máy quản lý nhà nước về biển, đảo từ trung ương đến địa phương từng bước được hoàn thiện và phát huy hiệu lực, hiệu quả. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển và hải đảo ngày càng được quan tâm đầu tư và đẩy mạnh. Cùng với Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đang được xây dựng, công tác kiểm soát tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đã được chú trọng; hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển được tăng cường.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã nỗ lực thể hiện các cam kết chính trị để hoàn thành các mục tiêu trong Chương trình Nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc. Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động trong việc xây dựng trình Chính phủ ban hành các kế hoạch nhằm hoàn thành mục tiêu 14.1 trong Chương trình Nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc về ngăn ngừa và giảm thiểu các loại hình ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. Một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra là “ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương”.
Tại Hội nghị Liên Chính phủ Cơ quan điều phối các biển Đông Á lần thứ 25 vừa diễn ra theo hình thức trực tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Quế Lâm cho biết, ô nhiễm nhựa và rác thải đại dương đang trở thành một vấn đề cấp bách toàn cầu, đe dọa đến các hệ sinh thái, chất lượng môi trường và môi trường sống của con người và các loài sinh vật trên thế giới. Mỗi năm có gần 12 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra đại dương. Thực tế đó, đòi hỏi thế giới phải chung tay khẩn trương hành động để giải quyết thách thức nghiêm trọng này trước khi quá muộn.
Theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Quế Lâm, nhận thức được tầm quan trọng của việc cần phải giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa đại dương, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và nỗ lực giải quyết thông qua việc đổi mới căn bản trong chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và bằng những hành động thiết thực, điển hình như: Thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó luật hóa các nội dung liên quan đến chất thải nhựa như quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa; ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
Bên cạnh đổi mới về chính sách, Việt Nam đang tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của người dân trong việc tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm nhựa; tăng cường nghiên cứu khoa học, đổi mới và chuyển giao công nghệ. Việt Nam đã thiết lập một cơ chế đối tác cho phép doanh nghiệp sản xuất và cơ quan chính phủ hợp tác trong giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa.
Thực hiện các giải pháp
Từ khóa » Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Biển Việt Nam
-
Ô Nhiễm Môi Trường Biển Là Gì? Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Biển
-
Các Giải Pháp Cụ Thể để Bảo Vệ Môi Trường Biển
-
Các Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Biển Và Hải đảo
-
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
-
Bảo Vệ Môi Trường Biển - Bộ Công Thương
-
Cần Tăng Cường Bảo Vệ Môi Trường Biển
-
Bảo Vệ Môi Trường Biển: Tình Trạng ô Nhiễm ở Mức đáng Báo động
-
Tăng Cường Kiểm Soát, Giảm đáng Kể ô Nhiễm, Bảo Vệ Môi Trường Biển
-
Một Số Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Biển, Ven Biển Và Hải đảo
-
Nêu Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Biển - Lê Chí Thiện - Hoc247
-
Ô Nhiễm Môi Trường Biển: Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Các Biện Pháp
-
Hội Thảo “Đánh Giá Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Liên Quan đến ...
-
Các Giải Pháp Bảo Vệ Tài Nguyên, Môi Trường Biển - Sapuwa