Có Kinh 2 Lần Trong 1 Tháng Có Phải Dấu Hiệu Bất Thường? - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Nguyên nhân có kinh 2 lần trong 1 tháng là do đâu?
- Có kinh 2 lần trong 1 tháng có thai không?
Phụ nữ trưởng thành có chu kỳ kinh nguyệt dao động từ 25 đến 35 ngày là điều bình thường. Nhưng hoạt động sinh lý ở mỗi cơ thể là khác nhau. Hơn nữa, chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi từ tháng này sang tháng khác. Nó có thể kéo dài trong nhiều hoặc ít ngày hơn so với tháng trước. Hoặc thời điểm có thể bắt đầu sớm hơn hay muộn hơn. Đôi khi, bạn thậm chí có thể có kinh 2 lần trong 1 tháng. Bài viết sau đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lê Nam sẽ chia sẻ về vấn đề có kinh 2 lần trong 1 tháng. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân có kinh 2 lần trong 1 tháng là do đâu?
Khi chảy máu kinh nguyệt lần 2, có thể là dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt mới với khoảng cách giữa 2 lần hành kinh bị rút ngắn. Hoặc nguyên nhân khác bởi những bệnh lý gây chảy máu âm đạo.
Nếu bạn có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, nhưng đột nhiên có kinh 2 lần trong 1 tháng, đó có thể là biểu hiện của một vấn đề sản phụ khoa hay bệnh lý. Một số tình trạng sức khỏe dưới đây gây chảy máu âm đạo có thể bị nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt:
1. Bạn quên dùng biện pháp tránh thai1
Bỏ lỡ một liều thuốc tránh thai sẽ có thể làm xuất hiện chảy máu âm đạo bất thường. Bất cứ khi nào bạn không áp dụng đúng phương pháp ngừa thai, chuyện này đều có thể xảy ra. Bởi vì nồng độ hormone trong cơ thể giảm đột ngột. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu này không phải là trường hợp cần điều trị khẩn cấp.
2. Giai đoạn tiền mãn kinh1 2
Những năm đầu trước khi dẫn đến mãn kinh được gọi là tiền mãn kinh. Bắt đầu từ độ tuổi 30 và 40, lượng estrogen do buồng trứng sản xuất bắt đầu dao động. Một dấu hiệu phổ biến của tiền mãn kinh là sự thay đổi tính chất chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Thời gian chu kỳ có thể trở nên dài hơn hoặc trở nên ngắn hơn bình thường. Bạn có thể chỉ ra ít máu và ngưng hoàn toàn. Vậy nên, bạn vẫn có thể có kinh 2 lần trong 1 tháng. Mặc dù những thay đổi về lượng máu kinh là bình thường trong thời kỳ tiền mãn kinh, bạn vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra.
3. Tuổi dậy thì
Kinh nguyệt không đều trong những năm đầu của giai đoạn dậy thì là điều bình thường. Khi kinh nguyệt của một bé gái không đều, nó có thể đến nhiều hơn một lần trong tháng. Hoặc chỉ đến vài tháng một lần. Đây là cách tự nhiên của cơ thể để thích nghi với những thay đổi khi lớn lên.
4. Bệnh lý ở tử cung hoặc cổ tử cung
U xơ tử cung3
U xơ tử cung là khối u lành tính (không phải ung thư) phát triển từ mô cơ của tử cung. Kích thước, hình dạng và vị trí của u xơ tử cung có thể khác nhau rất nhiều. Một người phụ nữ có thể chỉ có một khối u xơ. Hoặc nhiều khối u xơ có kích thước khác nhau. U xơ thường gặp nhất ở phụ nữ từ 30 đến 40 tuổi. Nhưng chúng vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
U xơ tử cung có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng thông thường, than phiền của nhiều phụ nữ về bệnh lý này liên quan đến sự thay đổi kinh nguyệt: Thời gian hành kinh kéo dài hơn, thường xuyên hơn hoặc nhiều hơn. Ngoài ra, có thể kèm thai đau bụng kinh, chảy máu âm đạo vào những thời điểm khác với chu kỳ kinh nguyệt và thiếu máu,… Như vậy, có kinh 2 lần trong 1 tháng có thể liên quan đến bệnh lý u xơ tử cung.
Polyp1
Polyp phát triển bên trong tử cung hay cổ tử cung có thể gây chảy máu giữa các kỳ kinh. Đặc biệt nếu chúng bị tác động đến khi quan hệ tình dục. Đây là một tổn thương lành tính có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc và phẫu thuật.
Hội chứng buồng trứng đa nang1
Buồng trứng đa nang là tình trạng mất cân bằng hormone có thể ảnh hưởng từ 8 đến 20% phụ nữ. Đó là kết quả của việc giảm tần suất rụng trứng hoặc không rụng trứng. Dẫn đến sự mất cân bằng của estrogen, progesterone và testosterone. Một trong nhiều triệu chứng của hội chứng này bao gồm chảy máu âm đạo bất thường.
Ung thư1
Khi được tìm thấy trong tử cung và cổ tử cung, các tế bào ung thư có thể gây chảy máu bất thường. Một nghiên cứu cho biết kinh nguyệt không đều có nhiều khả năng dẫn đến ung thư buồng trứng.4
5. Căng thẳng1
Mức độ căng thẳng nghiêm trọng có thể làm xuất hiện kinh nguyệt thường xuyên hơn hoặc mất kinh hoàn toàn. Bởi vì các hormone kích thích buồng trứng hoạt động mỗi tháng bắt nguồn từ não. Đây cũng là cơ quan bị ảnh hưởng khi bạn bắt đầu căng thẳng.
Về cơ bản, khi bạn bận rộn trong công việc hoặc lo lắng nhiều, những hormone sinh dục có thể hoạt động sai và ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn theo những cách tiêu cực.
6. Bệnh lý tuyến giáp1
Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc suy yếu có thể khiến kinh nguyệt của bạn đến 2 lần trong 1 tháng. Hormone tuyến giáp và cơ quan sinh dục được sản xuất và điều hòa trong cùng một vùng não – tuyến yên và vùng dưới đồi. Vì thế, hormone kiểm soát kinh nguyệt và rụng trứng sẽ bị ảnh hưởng nếu hormone tuyến giáp rối loạn.
Nếu bạn bị cường giáp (sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp), dấu hiệu nhận biết bao gồm đột ngột giảm cân, cảm thấy hồi hộp hoặc lo lắng, sợ nóng, tim đập nhanh hoặc khó ngủ. Ngược lại, triệu chứng nghi ngờ suy giáp (sản xuất quá ít hormone tuyến giáp) là tăng cân, táo bón, mệt mỏi và sợ lạnh.
7. Mang thai hay sảy thai5
Có thể gây chảy máu ít như vết, đốm nhỏ. Ra máu từng vệt đốm trong khi mang thai có thể bình thường. Nhưng bạn nên thông báo với bác sĩ về bất kỳ tình trạng xuất huyết nào khi mang thai. Bởi vì sảy thai cũng có thể gây chảy máu âm đạo mức độ từ nhẹ đến nặng.
8. Bệnh lây truyền qua đường tình dục1 5
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có thể làm xuất hiện triệu chứng chảy dịch có mùi hôi và ra máu âm đạo. Những vấn đề khác như ngứa hoặc rát ở vùng sinh dục của bạn hoặc nóng rát khi đi tiểu cũng thường gặp. Vị trí nhiễm trùng có thể ở âm đạo và cổ tử cung. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể cảm thấy rất khó chịu. Đặc biệt là chúng có thể gây chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt.
Có kinh 2 lần trong 1 tháng có thai không?
Dấu hiệu thường gặp nhất khi bạn nghĩ mình có thai là trễ kinh. Tuy nhiên, ra máu khi mang thai cũng khá phổ biến. Đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ.1
Nguyên nhân của tình trạng này bao gồm sau khi vận động nặng, quan hệ tình dục hoặc do có polyp tử cung. Kết quả âm tính giả tương đối nhiều nếu bạn chưa trễ kinh.1
Nếu bạn bị chảy máu sớm hơn dự kiến sau kỳ kinh nguyệt bình thường (nghĩa là có kinh 2 lần trong 1 tháng), hãy làm xét nghiệm lại khoảng một tuần sau ngày bạn mong đợi có kinh.
Mang thai ngoài tử cung cũng cho kết quả là kết quả thử thai dương tính. Thậm chí, đây có thể trở thành trường hợp khẩn cấp nếu không được điều trị.1
Vậy nên, hãy đến gặp bác sĩ sản khoa để được siêu âm xác nhận xem liệu thai đã làm tổ bên trong hay ở ngoài tử cung của bạn hay chưa. Nếu đó là thai ngoài tử cung, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng đe dọa tính mạng.1
Đối với phụ nữ, việc hành kinh mỗi tháng đủ khiến họ mệt mỏi. Vì thế, nếu bạn có kinh 2 lần trong 1 tháng, sự lo lắng là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, vấn đề này không phải luôn là bất thường. Chảy máu âm đạo không đúng chu kỳ có thể bởi những tác động khác nhau tùy thuộc vào tuổi tác, lối sống, tiền sử bệnh cá nhân và gia đình. Kiểm tra sức khỏe là cách tốt nhất khi bạn xuất hiện tình trạng này.
Từ khóa » Chu Kỳ Kinh Nguyệt 1 Tháng 2 Lần
-
Có Kinh 2 Lần Trong 1 Tháng Là Dấu Hiệu Bất Thường Hay Bình Thường?
-
Giải Thích Nỗi Lo 1 Tháng Có Kinh Nguyệt 2 Lần ở Nữ Giới | Medlatec
-
1 Tháng Có Kinh 2 Lần Là Bình Thường Hay Bất Thường? - Hello Bacsi
-
Một Tháng Có Kinh Nguyệt 2 Lần Là Bị Làm Sao Và Nên Làm Gì?
-
Rối Loạn Kinh Nguyệt 1 Tháng Có 2 Lần Là Dấu Hiệu Bất Thường
-
Có Kinh Nguyệt 2 Lần Một Tháng Có đáng Lo?
-
1 Tháng Có Kinh 2 Lần Có Sao Không Và Nên Xử Lý Thế Nào
-
1 Tháng Có Kinh 2 Lần - BẤT THƯỜNG Hay BÌNH THƯỜNG?
-
Nguyên Nhân Khiến Phụ Nữ Rối Loạn Kinh Nguyệt 1 Tháng Có 2 Lần
-
1 Tháng Có Kinh 2 Lần Là Bị Làm Sao? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Tại Sao Lại Có Kinh 2 Lần Trong 1 Tháng?
-
Những điều Cần Biết Về Rối Loạn Kinh Nguyệt - Columbia Asia
-
Tìm Hiểu Vấn đề Chu Kỳ Kinh Nguyệt 35-40 Ngày Của Phụ Nữ - AiHealth
-
Kinh Nguyệt ở Tuổi Dậy Thì | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương