Có Kinh Có Thai được Không? | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
Có thể bạn quan tâm
Có kinh có thai được không là câu hỏi mà rất nhiều chị em thắc mắc. Không chỉ những cô gái trẻ mà ngay cả những người đã lớn tuổi cũng chưa chắc biết đáp án thực sự. Bởi có một quan niệm phổ biến là nếu một người phụ nữ quan hệ tình dục trong khi đang hành kinh thì cô ấy không thể mang thai. Trong thực tế, việc mang thai khi quan hệ vào đúng kỳ kinh nguyệt là hoàn toàn có thể xảy ra.
Menu xem nhanh:
- 1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
- 2. Thời điểm dễ thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt
- 3. Quan hệ không an toàn khi có kinh có thai được không?
- 4. Biện pháp tránh thai an toàn gợi ý cho bạn
1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt được định nghĩa là hiện tượng mất máu, xảy ra vào cuối chu kỳ rụng trứng do trứng không được thụ tinh với tinh trùng. Mỗi tháng, chị em sẽ rụng 1 hoặc nhiều trứng vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ. Trước khi rụng trứng, các hormone trong cơ thể cũng tăng lên và làm dày niêm mạc tử cung để chuẩn bị đón trứng được thụ tinh vào làm tổ, hiện tượng có thai xảy ra. Nếu không có sự thụ tinh thì niêm mạc tử cung sẽ bong ra khoảng 14 ngày sau đó. Đây được gọi là kỳ kinh nguyệt.
Hầu hết phụ nữ có kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 2-8 ngày và quay lại sau khoảng 26-34 ngày. Rụng trứng (khi một quả trứng rụng khỏi buồng trứng của chị em) thường xảy ra ở giữa chu kỳ và đây là lúc dễ thụ thai nhất trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
2. Thời điểm dễ thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt
Thời điểm dễ thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt thường liên quan đến khoảng thời gian rụng trứng, cụ thể là khi trứng đang sẵn sàng để được thụ tinh và gặp được tinh trùng, quá trình thụ tinh diễn ra. Trong một chu kỳ kinh nguyệt chuẩn 28 ngày, thời điểm rụng trứng thường xảy ra vào khoảng giữa chu kỳ, là ngày thứ 14, tuy nhiên ngày trứng rụng vẫn có thể rơi vào khoảng ngày 12,13 của chu kỳ.
Sau khi rụng, trứng có thể tồn tại được khoảng 12 đến 24 giờ, trong khi đó tinh trùng có thể sống được trong khoảng 72 giờ. Quan hệ tình dục trong khoảng thời gian trước, trong và sau thời điểm dự kiến rụng trứng. Khả năng tinh trùng gặp trứng sẽ cao, từ đó tỷ lệ thụ thai cao.
Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có thể có chu kỳ kinh nguyệt khác nhau và thời điểm rụng trứng cũng có thể thay đổi. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn dài hơn hoặc ngắn hơn thời gian 28 ngày, bạn nên điều chỉnh thời điểm dự kiến rụng trứng dựa trên chiều dài của chu kỳ của mình. Thường thì rụng trứng xảy ra vào khoảng từ 12-16 ngày trước khi đến ngày kinh tiếp theo.
3. Quan hệ không an toàn khi có kinh có thai được không?
Khả năng mang thai trong thời gian có kinh thấp hơn so với thời gian không có kinh. Tuy nhiên, việc có thể mang thai trong thời kỳ này vẫn có thể xảy ra trong một số trường hợp. Vì thế quan hệ khi có kinh có thai được không là câu hỏi nhiều người quan tâm.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều hoặc bất thường, việc dự đoán thời điểm rụng trứng sẽ khó khăn hơn. Có trường hợp, rụng trứng xảy ra sớm hơn bình thường, trong khi đó tinh trùng có thể sống trong tử cung nhiều ngày. Vì vậy khi bạn có quan hệ tình dục, tinh trùng có thể tồn tại và chờ đợi tới thời điểm rụng trứng, gây ra khả năng thụ tinh trong thời kỳ có kinh.
Quan hệ tình dục trong thời kỳ có kinh không phải là một phương pháp an toàn để ngăn ngừa thai. Bên cạnh đón, bạn có thể bị viêm nhiễm hoắc dễ lây nhiễm các bệnh tình dục khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ.
Nếu bạn đang quan tâm đến việc tránh thai, hãy sử dụng các phương pháp tránh thai an toàn như bình thường. Nếu bạn đang tìm hiểu về phương pháp thụ thai, hãy cân nhắc tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế sinh sản để được hướng dẫn cụ thể dựa trên tình hình của bạn.
Nếu chị em quan hệ tình dục không an toàn trong kỳ kinh nguyệt và lo lắng có thể mình đã mang thai, hãy xem mình có các triệu chứng như chuột rút bụng dưới nhẹ, ra đốm máu, đau tức ngực, mệt mỏi hay không. Đây chính là dấu hiệu sớm của mang thai, thường xảy ra 2 tuần sau khi trứng rụng. Bên cạnh đó còn có các dấu hiệu mang thai khác phổ biến hơn như buồn nôn, nôn, mệt mỏi nghiêm trọng… thường xuất hiện khi thai đã được 6-7 tuần.
Để xác định chính xác tình trạng mang thai của mình, sau khi trễ kinh, chị em hãy thử thai bằng que thử thai hoặc đến bệnh viện để thực hiện siêu âm hoặc xét nghiệm HCG giúp chẩn đoán chính xác tình trạng mang thai.
4. Biện pháp tránh thai an toàn gợi ý cho bạn
Có nhiều phương pháp tránh thai an toàn mà bạn có thể sử dụng để ngăn ngừa thai, dưới đây là một số phương pháp phổ biến và an toàn:
– Bao cao su: Bao cao su là một phương pháp tránh thai ngoại tiết hiệu quả. Bao cao su không chỉ ngăn ngừa thai mà còn bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
– Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai uống hàng ngày chứa hormone giúp ngăn ngừa rụng trứng và làm dày niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, cần đảm bảo uống đúng cách theo chỉ định của bác sĩ.
– Cấy que tránh thai: Que được cấy vào vùng da dưới cánh tay, que tránh thai có chứa hormone, hormone này sẽ được giải phóng từ từ trong vài năm giúp mang lại hiệu quả ngừa thai trong vài năm.
– Đặt vòng tránh thai: Vòng tránh thai là một thiết bị được cấy vào tử cung, vòng tránh thai có thể chứa hormone hoặc không (vòng tránh thai chứa đồng). Nó có thể duy trì tác dụng trong vài năm.
Lưu ý rằng không có phương pháp tránh thai nào là an toàn và hiệu quả 100%. Mỗi phương pháp có những điểm mạnh và yếu riêng, vì vậy bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế sinh sản để tìm hiểu phương pháp nào phù hợp nhất với tình hình của bạn. Khi có nhu cầu ngừa thai bằng các phương pháp liên quan đến y tế như dùng thuốc tránh thai, cấy que tránh thai, đặt vòng tránh thai,… bạn có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa Sản tại Thu Cúc TCI để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Từ khóa » Con Gái K Có Kinh
-
Người Bị Vô Kinh Có Thể Có Thai Không? | Vinmec
-
10 Nguyên Nhân Vì Sao Bạn Không Có Kinh Nguyệt - Hello Bacsi
-
Không Có Kinh Thì Trứng Có Rụng Không? | Vinmec
-
Nguyên Nhân Không Thấy Kinh Nguyệt ở Phụ Nữ Và Phải Làm Sao?
-
8 Nguyên Nhân Vì Sao Bạn Không Có Kinh Nguyệt Dù đã "đến Hẹn"
-
Bệnh Vô Kinh
-
Hiện Tượng Kinh Nguyệt Không đều Xuất Phát Từ Nguyên Nhân Nào?
-
Nguyên Nhân Chậm Kinh ở Nữ Giới Không Phải Ai Cũng Biết
-
Chậm Kinh ở Nữ Giới Có đáng Lo Không?
-
Tại Sao Lại Có Kinh Nguyệt?
-
Một Năm Không Có Kinh Nguyệt - Tuổi Trẻ Online
-
Kỳ Kinh Nguyệt đầu Tiên Khi Bé Gái Dậy Thì - Tâm Anh Hospital
-
Tìm Hiểu 8 Lý Do Chậm Kinh Không Phải Do Có Thai