Có Kinh Nguyệt đi Bơi được Không?

Có kinh nguyệt đi bơi được không? Trong chu kỳ kinh nguyệt, chuyên gia khuyến cáo chị em nên tham gia hoạt động bơi lội sẽ giúp giảm các cơn đau và chuột rút, mang lại rất nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cô bé và cảm thấy thoải mái phái đẹp nên lưu ý một số vấn đề sau.

Sử dụng cốc nguyệt san khi đi bơi có an toàn không?

Có kinh nguyệt đi bơi được không?

Vào những ngày kinh nguyệt, chị em không những có thể đi bơi mà còn rất có lợi cho phụ nữ, cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc đi bơi trong ngày đèn đỏ giúp giải phóng beta-endorphin, đốt cháy prostaglandins làm giảm các triệu chứng đau và chuột rút cơ.

Cốc nguyệt san tốt nhất sử dụng ngày đèn đỏ thoái mái bơi lội

Đi bơi trong những ngày đèn đỏ giúp giảm dịu khó chịu trong chu kỳ

Có kinh nguyệt đi bơi giúp giảm dịu khó chịu trong chu kỳ

Có kinh nguyệt đi bơi an toàn không?

Khi được hỏi có kinh nguyệt đi bơi được không, nhiều ý kiến cho rằng, đi bơi trong ngày đèn đỏ gây mất vệ sinh, nguy cơ mắc bệnh phụ khoa và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tuy nhiên, trong thực tế, áp lực của dòng nước làm dòng kinh chậm lại, thậm chí ít có khả năng chảy máu khi hoạt động dưới nước. Đặc biệt, khi bạn sử dụng sản phẩm hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt như tampon, cốc nguyệt san việc bơi lội có thể diễn ra hoàn toàn bình thường.

Ngoài ra, chưa có căn cứ khoa học nào chứng minh đi bơi trong ngày đèn đỏ sẽ bị nhiễm trùng (nếu chị em tuân thủ đúng khuyến cáo vệ sinh trong và sau khi bơi). Điều duy nhất chị em cần lưu ý là tắm rửa sạch sẽ và thay tampon ngay khi bơi để tránh nhiễm nấm men từ clo, có thể gây kích ứng cơ thể, nhiễm trùng.

Đi bơi trong chu kỳ kinh nguyệt với sự hỗ trợ của tampon và cốc nguyệt san sẽ đảm bảo an toàn cho cô bé

Có kinh nguyệt đi bơi vẫn đảm bảo an toàn cho cô bé khi sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san

Lợi ích của việc đi bơi trong kỳ kinh nguyệt

Như đã nói ở trên, bơi lội trong chu kỳ kinh nguyệt mang tới nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ, cả về thể chất lẫn tinh thần vì thế bạn đừng quá lo lắng hay băn khoăn về có kinh nguyệt đi bơi được không.

Cụ thể:

  • Giúp giảm triệu chứng trong kỳ kinh: Bơi lội giúp giải phóng endorphin có tác dụng dẫn truyền thần kinh trong não bộ, tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm cảm giác căng thẳng, khó chịu khi tới tháng.
  • GIảm các cơn đau và chuột rút cơ: Endorphin được sản sinh ra trong quá trình bơi lội cũng là một chất giảm đau tự nhiên, tăng lưu thông máu giúp bạn giảm bớt chuột rút, đau lưng đau đầu trong chu kỳ kinh nguyệt.

Bơi lội giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và đau bụng kinh hiệu quả

Có kinh nguyệt đi bơi lội giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và đau bụng kinh hiệu quả

Đi bơi nên dùng loại băng vệ sinh nào?

Băng vệ sinh không phải là lựa chọn tối ưu khi đi bơi bởi lớp bông và hạt thấm hút không thể giữ máu kinh trong môi trường nước. Vì vậy, để có kinh nguyệt đi bợi được bạn nên sử dụng cốc nguyệt san và tampon. Đây là những sản phẩm hỗ trợ tốt nhất giúp bạn an tâm tuyệt đối trong hoạt động bơi lội, tập luyện.

  • Tampon

Tampon là loại băng vệ sinh hình trụ, làm bằng sợi nhân tạo và sợi bông tổng hợp, được đặt trong âm đạo, có khả năng thấm hút dịch kinh trong ống ấm đạo, không cho dịch kinh chảy ra ngoài. Tampon có thể sử dụng liên tục 4 - 8 tiếng, tuy nhiên, chị em nên thay thế ngay khi bơi xong để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm trùng.

Hướng dẫn sử dụng tampon đúng cách

Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi sử dụng tampon, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm mốc lây lan vào cơ thể

Bước 2: Chọn tư thế thuận tiện (ngồi hoặc đứng), tay thuận giữ tampon, tháo bỏ bao bì.

Bước 3: Đưa đầu không có dây vào bên trong âm đạo, giữ sợi dây ở bên ngoài.

Bước 4: Đẩy tampon vào từ từ theo hướng chếch từ dưới lên trên.

Sử dụng tampon khi đi bơi giúp chị em thoải mái,tự tin trong ngày đèn đỏ

Sử dụng tampon khi đi bơi giúp chị em thoải mái, tự tin trong ngày đèn đỏ

  • Cốc nguyệt san

Cốc nguyệt san là chiếc cốc nhỏ làm bằng silicone y tế, sau khi đưa vào âm đạo, miệng cốc ôm khít thành âm đạo, hứng trọn dịch kinh, không cho máu kinh tràn ra ngoài. Cốc nguyệt san đang là lựa hoàn hảo nhất của phái đẹp hiện đại bởi cảm giác thoải mái, khô thoáng, giảm viêm nhiễm và tiết kiệm. Cốc nguyệt san có thể sử dụng 8 - 12h liên tục.

Hướng dẫn sử dụng cốc nguyệt san đúng cách

Bước 1: Gấp cốc nguyệt san làm đôi theo chiều dọc, để tạo thành chữ C ở phía trên miệng cốc.

Bước 2: Chọn tư thế thuận tiện (ngồi xổm hoặc đứng gác chân lên bồn cầu hoặc ngồi trên bồn cầu) đưa cốc đã gấp vào âm đạo

Bước 3: Sau khi cốc sâu hoàn toàn trong âm đạo, bạn xoay nhẹ phần cuống để cốc bung mở hoàn toàn, chống rò rỉ.

Sử dụng cốc nguyệt san khi đi bơi đảm bảo an toàn tuyệt đối giúp phái đẹp tự tin 

Sử dụng cốc nguyệt san khi đi bơi đảm bảo an toàn tuyệt đối giúp phái đẹp tự tin

Lưu ý khi đi bơi trong kỳ kinh nguyệt

Với các trang bị sản phẩm khi đi bơi như tampon hay cốc nguyệt san, bạn đã có câu trả lời cho việc có kinh nguyệt đi bơi được không, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề điều dưới đây để có thể tận hưởng những khoảnh khắc bơi lội vui vẻ, thoải mái.

  • Chọn đồ bơi phù hợp trong kỳ kinh nguyệt: Khác với đồ bơi thông thường, đồ bơi dành cho kỳ kinh nguyệt được thiết kế để giữ miếng băng an toàn và ở đúng vị trí tốt hơn giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, giảm thiểu sự lo lắng. Nếu bạn lựa chọn giải pháp sử dụng băng vệ sinh cần lưu ý yếu tố này.

  • Mặc thêm quần bơi lửng: Bộ đồ bơi được thiết kế 2 phần tách rời áo - quần sẽ giúp bạn tiện lợi hơn trong hoạt động vệ sinh cũng như khắc phục sự cố. Tránh lựa chọn đồ bơi liền mảnh sẽ khiến bạn rất vất vả mỗi lần thay băng, vệ sinh cô bé...

  • Chọn đồ bơi tối màu: Vào những ngày đèn đỏ, bạn nên mặc đồ bơi màu sẫm để gia tăng cảm giác an toàn, phòng trường hợp rò rỉ kinh nguyệt. Chọn đồ bơi có tông màu xanh đậm, tím đậm hoặc những bộ đồ có vải dày ở vùng kín để không phải lo lắng việc lộ dây tampon.

  • Mang thêm dụng cụ hỗ trợ: Nếu sử dụng tampon, bạn cần thay nhiều lần trong ngày khi tiếp xúc với nước, do đó, bạn nên mang thêm để phòng dùng khi cần. Với cốc nguyệt san có thể sử dụng liên tục 12 tiếng, tuy nhiên, bạn vẫn nên mang theo 1 cái để phòng.

  • Thay tampon ngay sau khi bơi: Clo có trong bể bơi có thể gây kích thích âm đạo, gây nhiễm trùng nấm men và viêm âm đạo. Do đó, bạn gái cần đảm bảo thay tampon và vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi bơi.

  • Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ: Không nên quá lo lắng về kinh nguyệt hay liên tục chú ý tới đồ bơi hoặc kiểm tra phần dưới, khiến bạn không tận hưởng được cảm giác thư giãn. Nếu quá lo lắng, hãy lên bờ và vào phòng vệ sinh để kiểm tra, đồng thời nhờ bạn gái thân thiết nhắc nhở nếu phát sinh vấn đề.

Lựa chọn đồ bơi hai mảnh và tối màu  giúp chị em tự tin, thoải mái trong kỳ kinh

Lựa chọn đồ bơi hai mảnh và tối màu giúp chị em tự tin, thoải mái trong kỳ kinh

Bơi lội mang tới nhiều lợi ích rất tốt cho phái đẹp giảm căng thẳng và đau bụng kinh hiệu quả. Tuy nhiên, nếu việc đi bơi trong ngày đèn đỏ khiến bạn thực sự khó chịu hoặc không thoải mái, tự tin, bạn có thể đi dạo, phơi nắng và giữ cho tinh thần thư giãn, dễ chịu. Hy vọng những chia sẻ về có kinh nguyệt đi bơi được không trong bài viết vừa rồi sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn.

Từ khóa » Ngày đèn đỏ Có đi Bơi được Không