Cỏ Lưỡi Rắn: Những Thông Tin Cần Biết Và Cách Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Cỏ lưỡi rắn
Cỏ lưỡi rắn
Đặt lịch
Cỏ lưỡi rắn hoa trắng là một trong những loại thảo dược quý, được dùng để bồi bổ bổ sức khỏe và chữa nhiều bệnh lý như: Trị sốt rét, chữa rắn cắn, viêm thận cấp, sỏi mật, viêm đường tiết niệu… Các thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách dùng loại thuốc này để chữa bệnh.
I. Thông tin chung về cây cỏ lưỡi rắn hoa trắng
1. Tên gọi
- Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd
- Tên khác: Bạch hoa xà thiệt thảo, Xà thiệt thảo, Giáp mãnh thảo, Nhị diệp luật, xương cá, vương thái tô, đơn đòng, nọc sởi, mai hồng, an điền lan
- Họ: Cà phê
2. Đặc điểm
+ Đặc điểm hình thái:
- Là một loại cây cỏ nhỏ, chỉ cao chừng 0,3m, hình dáng của thân hơi vuông, mềm yếu, nhẵn, có màu xanh và trên thân mọc nhiều cành nhỏ. Lá của cỏ lưỡi rắn có hình mác hẹp dài hoặc hơi rộng, kích thước của phiến lá khoảng 1 – 5cm, rộng 1 – 5mm. Tuy nhiên, có những lá rộng tới 1cm, hai đầu lá nhọn. Đa số chúng không có cuống, mép nguyên và chỉ có gân ở giữa lá là có thể nhìn thấy rõ.
- Hoa nhỏ, có màu trắng hoặc hồng nhạt, đài hoa có kích thước khoảng 2mm, còn tràng hoa dài khoảng 2,5mm. Chúng mọc thành cụm, trong mỗi cụm có khoảng 2 – 5 bông hoa. Những cụm này lại chụm lại với nhau thành xim ở các kẽ lá. Cuống hoa được chia thành cuống chính và cuống phụ. Chúng đều nhỏ và ngắn khoảng 5 – 10mm.
- Quả của cây cỏ lưỡi rắn hình bán cầu, đỉnh hơi phồng, dài chừng 1,8mm. Quanh quả nang có đài, bầu quả được chia thành 2 ngăn và trong quả có nhiều hạt. Những quả của loại dược liệu này có màu nâu, bề mặt có những gợn mịn, nhỏ.
+ Đặc điểm sinh thái:
- Cây lưỡi rắn thường mọc hoang ở những vùng đất ẩm ướt và được tìm thấy nhiều ở các nước nhiệt đới ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, miền Nam Trung Quốc.
- Tại nước ta, loại dược liệu này được tìm thấy ở nhiều nơi. Đặc biệt là những nơi như ven đường xe lửa hoặc nơi mát mẻ, ẩm ướt.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
- Bộ phận dùng: Toàn thân
- Thu hái: Cỏ lưỡi rắn có thể được thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là được thu hái vào mùa hạ, lúc cây ra hoa.
- Chế biến, bảo quản: Cây thuốc sau khi được thu hái về sẽ đem đi phơi khô hoặc dùng ở dạng tươi.
4. Thành phần hóa học
Trong thành phần của cỏ lưỡi rắn có chứa các thành phần hóa học chủ yếu sau:
- Hentriaconotane
- Corymbosin
- Acid geniposidic
- Ursolic acid
- Stigmastatrienol
- Oleanolic acid
- p-Coumnic
- b-Sitosterol
- b-Sitosterol-D-Glucoside (trung dược học)
- Asperulosidic acid
- Asperuloside
- Deacetylasperulosidic acid
- Geniposidic acid
- Scandoside methylester
- Scandoside
- 5-O-p-Hydroxycinnamoyl scandoside methylester
- 2-Methyl-3- Hydroxyanthraquinose
- 2-Methyl-3- Methoxyanthraquinose
- 2-Methyl-3- Hydroxy-4- Methoxyanthraquinose
- b-Sitosterol
- Ursolic acid
5. Tính vị
Cây lưỡi rắn hoa trắng có tính hàn, vị ngọt, vào kinh vị, tâm, can, tiểu tràng, đại tràng. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, lợi thấp, chống u.
6. Công dụng
Cây cỏ lưỡi rắn hoa trắng được sử dụng để chữa các bệnh lý:
- Viêm họng, viêm amidan
- Viêm gan
- Viêm đường tiết niệu
- Sỏi mật
- Chữa vết rắn cắn
- Mụn nhọt, rôm sảy
- Vết côn trùng cắn
- Đau khớp
- Đau lưng
- Lỵ trực trùng
- Sởi
- Ho do viêm phổi
- Sốt rét
- Ngăn ngừa ung thư…
7. Kiêng kỵ
Không áp dụng các bài thuốc từ cỏ lưỡi rắn để chữa trị cho phụ nữ đang mang thai.
II. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ lưỡi rắn hoa trắng
Tùy vào mục đích điều trị mà các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ lưỡi rắn cũng được áp dụng theo những cách khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Chữa vết rắn cắn
Lấy khoảng 20g bạch hoa xà thiệt thảo khô, nếu dùng tươi thì chuẩn bị 60g đem đi rửa sạch. Sau đó cho vào ấm và sắc lên cùng với 200ml rượu. Khi thấy hỗn hợp đã sôi, chắt lấy nước để uống. Chia lượng thuốc trên thành 3 lần sử dụng trong ngày.
2. Trị viêm thận cấp có phù, trong nước tiểu có chứa albumin
- Chuẩn bị: 15g cỏ lưỡi rắn hoa trắng (bạch hoa xà thiệt thảo), 30g bạch mao căn, 6g tô diệp, 9g chi tử, 15g xa tiền thảo.
- Cách thực hiện: Các vị thuốc trên đem bỏ vào ấm để sắc lên với nước uống. Thực hiện thường xuyên để mang đến tác dụng tốt.
3. Chữa ho do viêm phổi
- Chuẩn bị: 40g cỏ lưỡi rắn hoa trắng tươi, 8g trần bì.
- Cách làm: Các nguyên liệu trên mang đi sắc cùng với nước để uống.
4. Bài thuốc từ cỏ lưỡi rắn chữa sốt cao, co giật ở trẻ
Lấy cỏ lưỡi rắn hoa trắng tươi đem đi rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt. Mỗi ngày uống nước này khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần một muỗng canh nhỏ là được.
5. Chữa viêm amidan cấp
Chuẩn bị 12g cỏ lưỡi rắn hoa trắng, 12g xa tiền thảo. Sau đó đem chúng bỏ vào nồi để sắc lên với nước. Dùng nước thuốc này uống hàng ngày một thời gian sẽ thấy mang đến tác dụng tốt.
6. Trị mụn nhọt, vết thương bằng cỏ lưỡi rắn hoa trắng
- Chuẩn bị: 30 – 60g cỏ lưỡi rắn
- Cách thực hiện: Đem dược liệu rửa sạch, cho vào ấm và sắc lên với nước. Dùng nước này để uống thường xuyên để thấy được hiệu quả của nó.
7. Chữa sốt rét
Lấy 6g cây lưỡi rắn, 6g thường sơn, 6g cỏ roi ngựa (mã tiên thảo) mang đi sắc lên với nước để uống.
8. Bài thuốc lợi mật, lợi gan
- Chuẩn bị: 10g cây lưỡi rắn, 5g cam thảo, 10g hạ khô thảo
- Cách làm: Dùng những vị thuốc này để sắc lên với nước và uống hết trong ngày. Thường xuyên áp dụng bài thuốc để chúng mang đến tác dụng tốt như mong muốn.
9. Trị sỏi mật bằng bạch hoa xà thiệt bảo
- Chuẩn bị: 30g cỏ lưỡi rắn, 40 kim tiền thảo, 40g nhân trần
- Cách thực hiện: Những vị thuốc trên hợp lại thành một thang thuốc. Mỗi ngày đem một thang thuốc này sắc lên để uống.
10. Giảm sưng đau
Lấy 200g bạch hoa xà thiệt bảo sắc lên với nước để uống. Chia lượng thuốc sắc được thành 2 – 3 lần để dùng trong ngày.
11. Điều trị lỵ trực trùng bằng cây cỏ lưỡi rắn
- Chuẩn bị: 30g bạch hoa xà thiệt thảo, 20g rau sam, 20g lá mơ tam thể.
- Cách thực hiện: Mỗi ngày sắc uống một thang, chia lượng thuốc này để dùng 2 – 3 ngày trong ngày.
12. Chữa viêm gan vàng da
Để chữa trị chứng bệnh này, bệnh nhân cần chuẩn bị 60g bạch hoa xà thiệt bảo, 20g nhân trần, 10g cam thảo, 30g chó đẻ răng cưa. Sau đó, cũng đưa những nguyên liệu này cho vào ấm và sắc lên với nước để uống. Nên chia thuốc thành 2 – 3 lần để dùng trong ngày.
13. Bài thuốc trị sỏi thận từ bạch hoa xà thiệt bảo
- Chuẩn bị: 30g cây lưỡi rắn, 16g màng mề gà sao cách cát cho vàng, 20g kim tiền thảo, 10g cam thảo dây
- Cách thực hiện: Mỗi ngày sắc một thang, chia thuốc thành 2 – 3 lần dùng trong ngày.
14. Bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư bằng cỏ lưỡi rắn hoa trắng
Lấy khoảng 40 – 60g cỏ lưỡi rắn và 30 – 40g bán chi liên cho vào ấm, sắc lên với nước để uống.
Trên đây là các thông tin cần biết và cách dùng cỏ lưỡi rắn hoa trắng để chữa bệnh. Ưu điểm dễ thấy nhất từ việc chữa bệnh bằng thảo dược là chúng khá an toàn, ít khi gây tác dụng phụ. Vì thế, chúng vẫn được lựa chọn và sử dụng từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Nhưng một điều lưu ý là những bài thuốc trên đây mang đến hiệu quả khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người. Điều này có nghĩa không phải sử dụng những bài thuốc trên cũng mang đến tác dụng tốt. Do đó, người bệnh nên đi khám và nhận sự chỉ định điều trị từ bác sĩ. Ngoài ra, cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp để bệnh mau được chữa lành.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Từ khóa » Cây Cỏ Lưỡi Rắn
-
Công Dụng Của Cây Lưỡi Rắn - Vinmec
-
Cây Lưỡi Rắn Chữa Bệnh - Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Cây Lưỡi Rắn: Loài Cỏ Dại Mang Lợi ích Chữa Bệnh
-
Cỏ Lưỡi Rắn Hoa Trắng Thanh Nhiệt, Chống U
-
Cây Lưỡi Rắn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cây Lưỡi Rắn: Dược Liệu Mọc Hoang Chữa đau Nhức Xương Khớp
-
Cỏ Lưỡi Rắn Trắng - Thảo Dược Chữa Ung Thư - Báo Tuổi Trẻ
-
Cây Lưỡi Rắn Và 9 Lợi ích Tuyệt Vời Của Loại Cỏ Dại Mọc đầy đường
-
Cây Lưỡi Rắn Hoa Trắng - Thanh Nhiệt, Giải độc - Tin Tổng Hợp - Bộ Y Tế
-
Cây Lưỡi Rắn
-
Kinh Nghiệm Nhỏ Sử Dụng Cây Cỏ Lưỡi Rắn Trắng Chữa Viêm Chân Răng
-
Cỏ Lưỡi Rắn | Tuệ Linh
-
Loài Hedyotis Diffusa Willd. (Cây Lưỡi Rắn Trắng)