Cỏ Mần Trầu – Vị Thuốc đẹp Da, Bổ Máu, Chữa Nhiều Bệnh

Cỏ mần trầu được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền.
Cỏ mần trầu được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền.

Chữa tăng huyết áp: dùng cây tươi 500g, rửa sạch, giã nát, thêm 1 bát nước đun sôi để nguội. Lọc qua vải và vắt lấy nước cốt, thêm ít đường cho đủ ngọt. Uống 2 lần, sáng và chiều.

Đề phòng viêm màng não truyền nhiễm: Cỏ mần trầu 30g sắc uống trong ngày. Uống liền 3 ngày, nghỉ 10 ngày, sau đó lại uống tiếp 3 ngày nữa.

Chữa sốt cao co giật, hôn mê: Cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600ml nước, còn 400ml, thêm ít muối, cho uống nhiều lần trong 12 giờ.

Chữa viêm da, vàng da: Cỏ mần trầu tươi 60g. Rễ cây tổ kén đực (1 loài cây dó) 30g. Sắc uống.

Chữa thấp nhiệt, hoàng đản: Cỏ mần trầu tươi 60g, sơn chi ma 30g. Sắc uống

Chữa viêm tinh hoàn: Cỏ mần trầu 60g. Cùi vải 10 cùi. Sắc uống.

Chữa cảm, sốt nóng, người mẩn đỏ, tiểu tiện vàng ít: Mần trầu 16g, cỏ tranh 16g. Sắc uống.

Chữa bạc tóc: Lấy 10g cỏ mần trầu, 15g ngũ gia bì, 15g đỗ trọng, 25g rễ khúc khắc, 5g cam thảo và 5g nhân trần. Dùng tất cả nguyên liệu sắc uống trong 1 ngày, nhớ uống trước khi ăn tầm 15 phút.

Chữa đại tiện ra máu đen: mỗi thứ 1 nắm (cỏ mần trầu, cam thảo nam, muồng trâu, cây ké, rễ tranh, trắc bách diệp, rau má), 2 nắm cỏ mực, 9 lá ngải cứu, 5 củ sả, 3 lát gừng, 2 muỗng than tóc. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc, đồ ngập nước rồi nấu cho đến khi còn 2 chén. Chia ra uống 2 lần mỗi ngày.

Chữa nóng sốt, môi nứt, tưa lưỡi: Mỗi loại 1 nắm gồm cỏ mần trầu, rau bồ ngót, rau má, cỏ mực, rễ tranh, lá muồng trâu, rau sam; 2 khoanh bí đao, 1 muỗng đậu xanh. Bỏ vào ấm nấu cho nước cạn còn 2 bát thì tắt bếp. Chia phần thuốc thu được ra làm 2 lần uống trong ngày.

Điều trị băng huyết: Lấy mỗi thứ 1 nắm gồm: cỏ mần trầu, cam thảo nam, muồng trâu thái nhỏ, rau má, cỏ mực, cây ké, 10 lá ngải cứu, 10 lát sả, 10 lát gừng, 1 vỏ quýt. Cho tất cả nguyên liệu vào trong ấm nước và sắc cho đến khi còn 2 chén nước. Chia ra dùng 2 lần trong ngày.

Ngoài ra còn một số kinh nghiệm dân gian mà đồng bào dân tộc thiểu số ở một số vùng trong cả nước thường dùng với loại cỏ mần trầu:

Theo Hội Y học Dân tộc Thanh Hóa: mần trầu vị nhạt, tính mát, thanh nhiệt, làm ra mồ hôi, mát gan, lợi tiểu, chữa cảm mạo mồ hôi không ra được… Liều 20 - 40g.

Chữa sỏi tiết niệu: cỏ mần trầu 40g, bông mã đề 20g, mộc thông 8g, chi tử 8g, lá tre 20 lá, cam thảo 8g, cù mạch 8g, hương phụ chế 12h, sinh địa 16g. Nếu đái ra máu thì thêm 20g rễ cỏ tranh, đái buốt thêm hoạt thạch 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống một đợt 10 thang.

Kinh nghiệm đồng bào Chăm. Người Chăm gọi cỏ mần trầu là sơ chài. Dùng để thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, mát gan, chữa ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực, mệt nhọc. Dùng dạng nước sắc 16 - 20g.

Đồng bào dân tộc Dao ở Hà Giang dùng bài thuốc có cỏ mần trầu sau đây để chữa bệnh tóc bạc rất hiệu nghiệm:

Thuốc uống: cỏ mần trầu 10g, rễ khúc khắc 25g, vỏ thân cây ngũ ga bì 15g, vỏ thân đỗ trọng 15g, rễ cam thảo 5g, cả cây nhân trần 5g. Về mùa đông, thêm 2g gừng nóng. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc uống trong một ngày, sau bữa ăn chính khoảng 15 phút. Kiêng chất tanh, chất kích thích, rau muống, cà chua. Phụ nữ có thai hoặc đang có kinh không được dùng../.

Thuốc dùng ngoài: cả cây cỏ mần trầu 200g, bồ kết 3 quả, cỏ mần trầu thái nhỏ nấu với hai lít nước đến sôi. Để âm ỉ lửa nhỏ trong 5 phút, chắt lấy nước trong, để vừa ấm gội đầu, nên ngâm tóc trong nước càng tốt. Sau đó, tráng lại bằng nước lã./.

Các bài thuốc dân gian từ cây cam thảo đất

Từ khóa » Cây Mần Trầu Trị Bệnh Gì