Cỏ Máu - Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán Và Bài Thuốc Chữa Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Cỏ máu (cây máu người, cây bổ máu) là vị thuốc quý, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giúp tăng cân và nhiều công dụng tuyệt vời khác mà bạn chua biết hết. Hãy cùng Omega3.vn tìm hiểu công dụng, cách dùng, bài thuốc từ cây cỏ máu.
- Tìm hiểu cây cỏ máu là cây gì?
- Tác dụng của cây cỏ máu
- Cây cỏ máu phù hợp với đối tượng nào?
- Bài thuốc dùng cỏ máu chữa bệnh hiệu quả nhất
- Lưu ý khi sử dụng cây cỏ máu trong việc chữa bệnh
- Cây cỏ máu mua ở đâu, giá bán bao nhiêu?
Tìm hiểu cây cỏ máu là cây gì?
Cây cỏ máu, hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây huyết đằng, cây bổ máu, cây máu người, cỏ béo,…. Đây là một loài thực vật có hoa, mọc nhiều ở vùng sơn cước. Cỏ máu được biết đến với tác dụng giúp bổ khí huyết, giúp tăng cân, thông kinh lạc, giúp lợi sữa, giải độc gan và thanh lọc cơ thể.
Đây là một loài cây mọc phổ biến ở các vùng núi sơn cước vì vậy nên đối với nhiều người thì đây vẫn là một cái tên khá xa lạ. Từ xưa, người bản xứ tin rằng cây cỏ máu rất có lợi cho sức khỏe, giúp tăng chất lượng của máu và thanh lọc cơ thể. Đặc biệt đối với các mẹ bầu sau khi sinh hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Đặc điểm thực vật cây máu người
Gọi là “cỏ máu” vì khi chặt ngang thân, mủ thay vì có màu trắng như các loại cây bình thường thì nó lại có màu đỏ tươi giống như máu. Trong Đông y thường gọi là cây huyết đằng. Ngoài ra, nó còn có nhiều tên gọi khác, hay loài các cây như: cây máu gà, cây hồng đằng, cây dây máu.
Cây cỏ máu được xếp chung vào các giống cây thân gỗ, nhưng loài cây này lại leo hoặc bám vào trên các cây lớn khác hoặc bất kỳ nơi nào có bờ rào, chỗ bám thì cây cỏ máu đều có phát triển vô cùng tốt. Cao từ 3-5m, đường kính cây từ 3cm – 4cm. Thân có hình trụ tròn hay có nhiều loại thì có hình dẹt, vỏ ngoài của cây có màu nâu nhạt và hơi thô ráp.
Lá cây cỏ máu là dạng lá kéo, có khoảng 3 đến 9 lá chét mang hình trứng. Bề mặt trên của lá cây thì nhẵn bóng, có màu xanh lá đậm, còn mặt dưới của lá cũng nhẵn nhưng lại mang màu nhạt hơn.
Cây cỏ máu là thực vật có hoa, mọc ra từ nách lá. Cuống hoa nhỏ được bao bọc trong một lớp lông tơ hơi mềm. Hoa của cây này mọc thành tràng và có màu tím. Cây cũng có cho ra quả và thường quả mọc vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10.
Quả có hình trứng hoặc có thể cong lên như hình lưỡi liềm, chiều dài khoảng 7cm – 9cm, có lớp lông nhung bao phủ ở bên ngoài còn bên trong có chứa khoảng 3 – 5 hạt nhỏ.
Phân bổ địa lý cây thuốc
Loài cây này có thể mang đi trồng và thích nghi rất tốt trong nhiều điều kiện mang khí hậu khác nhau. Những cây cỏ máu thường sẽ sinh trưởng theo cách núp dưới các tán lá cây rộng ở bên trong các khu rừng, càng là những nơi hoang vu, vắng vẻ thì loại cây này lại mọc nhiều hơn và phát triển rất tốt. Đặc biệt là ở những nơi có cây cổ thụ lớn thì sẽ có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này.
Ở Việt Nam, những nơi có nhiều cây cỏ máu phát triển nhất phải nhắc đến như: Lâm Đồng, Thanh Hóa, Yên Bái, Lào Cai và một số tỉnh thành nằm ở các vùng núi Tây Bắc. Tuy nhiên, vì có những công dụng vô cùng tuyệt vời của loài cây này mang đến nên chúng thường bị thu hái ở trong tự nhiên rất nhiều.
Người ta đang bắt đầu phát triển những nơi nuôi trồng, nhân giống cây dược liệu để có thể chăm sóc và giúp phát triển loài cây này để có thể cung cấp cho những ai đang có nhu cầu.
Ngoài ra, chúng có thể tìm thấy nhiều nơi thuộc rừng núi ở Trung Quốc như Tây Tạng, Tứ Xuyên,… Tuy vậy, hình dáng bên ngoài thì hơi khác một chút so với chúng ta nhưng tác dụng vẫn rất tốt.
Cây này sinh trưởng ở những khu vực núi cao trên khoảng 850m, thường phát triển tựa vào những cây gỗ lớn ở bên trong những khu rừng nguyên sinh, chúng rất ít xuất hiện tại vùng núi thấp hoặc đồng bằng.
Bộ phận thu dùng và đặc điểm dược liệu
Để có thể sử dụng làm thuốc để chữa bệnh, người ta cần thu hoạch thân của nó. Vào khoảng tháng 8 – 10 mỗi năm, người ta thường chọn những dây leo (thân cây) có lớp vỏ màu vàng tươi và chắc chắn rồi cắt trước. Cây cỏ máu sau khi mang về, ta sẽ bỏ hết lá cây, hoa và cành, chỉ cần giữ lại phần thân để dùng bào chế dược liệu.
Có 3 cách để bào chế dược liệu thành thuốc:
Dùng cây tươi: Sau khi mang về, ta rửa sạch rồi cắt thành nhiều lát mỏng rồi sử dụng ngay.
Phơi khô để làm thuốc: cắt thân cây đường kính khoảng từ 3cm – 5cm, thành các đoạn dài khoảng 1.5m. Sau đó, đem ngâm chung với nước trong khoảng 2 giờ (đối với cây nhỏ), trong khoảng 2-3 ngày (đối với cây to), sau đó vớt ra rửa sạch lại lần nữa. Cắt cây thành những lát mỏng đem đi phơi khô hoặc sấy.
Đặc điểm của cây cỏ máu như sau:
Cây cỏ máu tươi: Có hình trụ tròn, bề ngang hơi dẹt, có màu vàng hơi nhạt, mặt cắt có khoảng 2 – 3 vòng gỗ, có nhựa màu đỏ chảy ra.
Cây cỏ máu khô: Được cắt thái thành nhiều hình dạng như: hình bầu dục hoặc các phiến khô và cứng, khi ta nếm sẽ có vị chát.
Cây cỏ máu rất dễ bị ẩm ướt và nấm mốc nên hãy chú ý bảo quản chúng ở những nơi khô ráo và thoáng. Khi vào mùa Đông hay lúc độ ẩm trong không khí tăng cao, thì có thể phơi dược liệu hay sấy lại để có thể bảo quản được lâu hơn.
Tác dụng của cây cỏ máu
Cây cỏ máu là một vị thuốc trong dân gian vô cùng quý giá, cây máu gà hay cây huyết đằng được sử dụng khá phổ biến trong rất nhiều bài thuốc giúp hỗ trợ chữa bệnh. Đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu khoa học hay các ghi chép trong Đông y về tác dụng thần kỳ của vị thuốc này.
Công dụng cỏ máu dưới góc nhìn Đông y
Trong nhiều tài liệu y học cổ truyền như: Đông Dược Học Thiết Yếu, Trung Dược Học thì cây cỏ máu mang tính ấm, có vị đắng và mang hậu ngọt, có mùi thơm đặc trưng.
Loại cây này được quy vào trong 3 kinh là: Can, Thận và Tỳ.
Công dụng của cỏ máu:
Giúp lợi huyết, lưu thông kinh lạc, hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt, hành huyết, chỉ thống, táo vị, thư cân và giúp gân cốt mạnh, làm chắc xương.
Chủ trị các bệnh như: thiếu máu, khí huyết hư, cơ thể bị suy nhược, hay đổ mồ hôi trộm, người thường mệt mỏi, hay hoa mắt, kinh nguyệt không đúng kỳ, bị đau dạ dày, thường xuyên đau lưng, đau nhức mỏi gối, giúp thải độc, làm mát gan.
Theo Y học hiện đại cây cỏ máu có tác dụng gì?
Các phân tích nghiên cứu khoa học cho thấy thân của cây cỏ máu có chứa nhiều thành phần hoá học như: Nhựa của cây, Beta Sitosterol, Licochalcone, Milletol, Daucosterol, Protocatechuic acid, Epicatechin, 4-tetrahydroxy chalcone,…
Chính vì thế nên tác dụng cây cỏ máu dưới góc nhìn của y học hiện đại được kể đến như:
- Giúp tăng cường việc lưu thông khí huyết, hỗ trợ tăng tuần hoàn máu ở bên trong cơ thể, giúp bổ máu, làm cho da dẻ hồng hào hơn.
- Rất có ích cho hệ tiêu hoá, giúp ăn ngon và ngủ sâu, làm kích thích cảm giác thèm ăn rất tốt cho người đang bị suy nhược, cơ thể gầy yếu, đang muốn tăng cân một cách an toàn.
- Rất tốt cho phụ nữ, giúp điều hoà kinh nguyệt ổn định, giúp bổ máu, lợi sữa cho các chị em phụ nữ sau khi sinh.
- Làm thanh lọc cơ thể, giải các độc tố gan và giải cồn khi ta uống rượu hoặc bia.
- Hỗ trợ rất tốt cho hệ tim mạch.
- Giúp điều trị nhiều bệnh về xương khớp, thường xuyên bị đau lưng, viêm khớp, nhức gối và xương cốt yếu.
- Giúp làm mát gan, thanh lọc cơ thể, giải độc, hạ men gan.
Cây cỏ máu phù hợp với đối tượng nào?
Những người có thể sử dụng cây cỏ huyết là những người cần phải bổ huyết như:
- Phụ nữ sau khi sinh.
- Người suy dinh dưỡng, gầy gò ốm yếu muốn tăng cân.
- Người cao tuổi ốm yếu.
- Những người thường xuyên uống các chất có cồn như bia, rượu.
- Người vừa mới khỏi ốm.
- Người thường xuyên lao động nặng.
- Người bình thường cũng có thể dùng được để làm mát gan và thanh lọc cơ thể.
Bài thuốc dùng cỏ máu chữa bệnh hiệu quả nhất
Từ rất lâu, nhiều người xưa đã sử dụng cây cỏ máu dùng để chữa trị rất nhiều loại bệnh lý khác nhau. Sau đây, là một số bệnh có thể dùng cây cỏ máu để hỗ trợ điều trị.
Dành cho người bị thiếu máu, thiếu máu não
Những người hay thường xuyên thiếu máu hay hư lao do nhiều nguyên nhân gây ra thì ta nên áp dụng bài thuốc điều trị dưới đây:
Nguyên liệu: 150g – 300g cây cỏ máu dạng khô.
Cách dùng: Tán đều thuốc đến khi nhỏ hoặc hơi bột rồi cho vào một bình thủy tinh, bình nắp kín hay bình ngâm rượu rồi ngâm trong khoảng 10 ngày.
Sau khoảng thời gian này thì mỗi ngày nên uống khoảng 30ml – 40ml, chia làm 2 lần dùng trong bữa ăn, bạn sẽ thấy được những hiệu quả vô cùng tích cực mà nó mang lại.
Xem thêm: Cách uống tinh bột nghệ để giảm cân và đẹp da diệu kỳ
Thiếu máu não dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi
Đối với những người bị thiếu máu não thường hay dẫn đến các tình trạng hoa mắt, chóng mặt hay người uể oải, mệt mỏi thì nên áp dụng bài thuốc sau đây để điều trị:
Nguyên liệu: 15g cây bổ máu, 15g cây ích mẫu, 10g ngưu tất và 5g tinh bột nghệ.
Cách dùng: Mang tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên để rồi bỏ vào ấm sắc, sau khi sắc xong thì lọc nước ra để uống mỗi ngày thay cho nước lọc.
Sử dụng liên tục trong khoảng 5 đến 10 ngày bạn sẽ có thể cảm nhận được những hiệu quả rõ rệt mà nó mang lại, trong người khoẻ hơn và da dẻ sẽ hồng hào.
Xem thêm: Lá dâu tằm “thần dược” chữa tiểu đường, mất ngủ.
Cây cỏ máu tăng cân, bồi bổ sức khỏe tuyệt vời
Từ thời xa xưa, rất nhiều người dân đã tin rằng cây cỏ máu có khả năng bồi bổ sức khỏe, bởi sau khi sử dụng, họ thấy da dẻ hồng hào, ăn được, ngủ được. Nhiều nơi sau khi phụ nữ sinh con, uống nước của cây dược liệu này thì vẫn có thể đi làm việc được.
Đối với kiểu người “ăn hoài không béo”, cỏ máu chính là giải pháp tuyệt vời. Nó được xem là “thần dược” giúp tăng cân khỏe mạnh, an toàn, không gây ra những tác dụng phụ như bị tích nước hay phù nề. Uống nước cỏ máu mỗi ngày giúp kích thích vị giác, làm bạn thèm ăn, ăn thấy ngon hơn, hấp thu tốt. Nhờ đó, cải thiện được cân nặng.
Công dụng của cây cỏ máu đối với phụ nữ
Một trong nhiều bài thuốc được các chị em phụ nữ sử dụng phổ biến nhất và mang lại hiệu vô cùng quả cao từ cây huyết đằng đó chính là dùng để hỗ trợ giúp điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, nhiều người thường xuyên bị hoa mắt, chóng mắt và choáng váng khi ngồi và lên đứng xuống cũng có thể sử dụng bài thuốc này để giúp cải thiện sức khỏe.
Điều hoà kinh nguyệt
Loài cây này ngoài các tác dụng giúp thanh lọc, giải độc, hỗ trợ điều trị thiếu máu,… thì còn là một trong những nguyên liệu quan trọng trong nhiều bài thuốc giúp chị em phụ nữ như điều hòa kinh nguyệt. Sau đây là công thức điều chế thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt cho các chị em phụ nữ.
Nguyên liệu: 17g cây cỏ máu, 10g ngưu tất, 7g khương hoàng (hay còn gọi là nghệ vàng), 13g ích mẫu.
Cách dùng: Mang tất cả nguyên liệu đi sơ chế cho sạch rồi phơi cho ráo. Sau đó đem bỏ toàn bộ vào ấm sắc chung với nước. Sau khi thuốc cạn thì lấy nước rồi chia làm 2 hoặc 3 phần cho đều nhau rồi uống vào 3 buổi là: sáng, trưa và tối.
Nếu kiên trì, đều đặn sử dụng mỗi ngày 1 thang thuốc thì sẽ có thể chữa được kinh nguyệt không đều, giúp cải thiện vấn đề khí huyết hư, giúp tăng cường các tuần hoàn máu đi lên não.
Dành cho phụ nữ sau sinh
Sau khi trải qua quá trình sinh nở, cơ thể của phụ nữ sẽ bị suy nhược do mất máu nhiều. Bài thuốc sau đây được rất nhiều người sử dụng để giúp bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ làm đẹp da cho chị em phụ nữ sau khi sinh mà không phải tác động đến sữa mẹ.
Nguyên liệu: 50g cây cỏ máu, 1 lít nước.
Cách dùng: Sử dụng 50g cỏ máu đã chuẩn bị rồi mang đi rửa sạch rồi phơi cho ráo. Sau đó để vào ấm rồi đun cùng với 1.5 lít nước khoảng 30 phút, sau khi sôi thì gạn lấy nước thuốc rồi uống thay cho nước lọc mỗi ngày.
Xem thêm: Chè vằng giúp lợi sữa cho các bà mẹ sau sinh
Mỗi lần sử dụng khoảng 100ml nước thuốc, nên uống liên tục trong nhiều ngày. Nước thuốc này không chỉ giúp cho phụ nữ tăng cường và bồi bổ sức khỏe, giúp ăn ngon miệng hơn mà còn giúp lợi huyết, giúp kích thích việc tăng cân an toàn mà hiệu quả.
Tác dụng của cây cỏ máu với bệnh xương khớp
Cây cỏ máu có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp vô cùng hiệu quả và đã được các nhà nghiên cứu y học công nhận, nhiều người dân qua sử dụng cũng thu lại được kết quả rất tốt. Sau đây là một số bệnh có thể dùng cây cỏ máu để điều trị.
Điều trị bệnh viêm thấp khớp hiệu quả
Người đang bị viêm thấp khớp thường có các triệu chứng như: đau và cứng các khớp, khớp bị sưng nhất là vào buổi sáng, đau nhức ở các khớp thì chúng ta nên áp dụng bài thuốc như sau:
Nguyên liệu:
- 16g cây bổ máu.
- 16g cây cứt lợn.
- 16g rễ vòi voi.
- 16g thổ phục linh (khúc khắc).
- 12g địa hoàng.
- 12g ngưu tất.
- 10g cà gai leo.
- 10g hồng trúc
- 10g rễ cúc áo.
- 10g cây mú từn
- 10g cây đơn châu chấu.
Cách sử dụng: Mang tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đi sơ chế cho bay bụi bẩn đi. Sau đó để vào ấm sắc sắc chung với nước. Sắc các loại thuốc trên ra thành 1 thang và sử dụng hết trong ngày.
Bài thuốc trên có thể giúp ngăn viêm, giảm triệu chứng đau nhức, làm ấm lại các khớp, giúp cho người bệnh có thể dễ dàng vận động hơn.
Chữa chứng đau lưng, nhức mỏi gối ở người già
Quy luật của tự nhiên qua bao năm vẫn vậy, khi tuổi cao thì xương khớp bắt đầu dần lão hoá, các chức năng sẽ bị suy giảm. Hầu hết toàn bộ những người khi lớn tuổi đều sẽ gặp các triệu chứng như: đau nhức gối, mỏi gối, bị đau lưng, tê bì tay chân.
Sử dụng cây cỏ máu kết hợp cùng với nhiều loại thảo dược khác nhau trong việc hỗ trợ điều trị bệnh về xương khớp như: cây đau xương (dây đau xương), cây sâm nam, cây cẩu tích,… có thể sẽ trở thành bài thuốc vô cùng tuyệt vời dành cho người già.
Nguyên liệu:
- 16g sâm nam.
- 16g cỏ máu.
- 12g hương thảo.
- 12g dây đau xương.
- 12g cẩu tích.
- 12g cây thù lù
Cách dùng:
Sau khi sơ chế cho sạch bụi bẩn thì để vào ấm sắc rồi sắc cùng với khoảng 700ml nước, đun sôi với lửa vừa hoặc nhỏ cho đến khi thuốc đã cô cạn lại còn khoảng một nửa là được.
Chờ cho nước thuốc còn hơi ấm thì có thể uống. Một ngày nên dùng 2 hoặc 3 lần cho hết 1 thang thuốc ở trên.
Khi dùng bài thuốc khoảng 6 thang sẽ có thể thấy được hiệu quả giảm đau nhức xương khớp, giúp đi lại dễ dàng hơn.
Tham khảo: Rễ nhàu – Giải pháp tuyệt vời cho người bệnh đau nhức xương khớp.
Chữa bệnh đau lưng
Đối với triệu chứng bị đau lưng, chúng ta có thể áp dụng 1 trong 2 bài thuốc được nêu dưới đây:
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị:
- 16g cỏ máu.
- 16g củ kim cang.
- 16g cườm thảo.
- 16g cây trinh nữ (cây mắc cỡ).
- 12g ngưu tất nam.
- 8g quế chi.
- 8g bao kim.
- 6g trần bì.
Cách dùng:
Mang tất cả nguyên liệu trên đi sơ chế cho sạch bụi bẩn sau đó đem đi sắc nước uống.
Mỗi ngày nên sử dụng 1 thang thuốc cho đến khi nào bệnh tình giảm đi.
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu:
- 16g cây cỏ máu.
- 16g tỳ giải.
- 16g cây tơm trơng
- 16g rễ trinh nữ.
- 16g ý dĩ.
- 12g cây cỏ xước.
- 8g quế chi.
- 8g cây lá lốt.
- 8g thiên niên kiện.
- 6g trần bì.
Cách sử dụng: Mang các vị thuốc rửa sạch, sắc chung với 1,5 lít nước, nấu cạn còn ⅓ lượng nước thì dừng. Chắt ra bát uống khi còn ấm.
Mỗi ngày sử dụng 1 thang, uống đều đặn để thấy tình trạng bệnh cải thiện.
Công dụng của cỏ máu đối với bệnh dạ dày
Uống nước cỏ máu
Nước của loại cây dược liệu này có màu đỏ tươi như máu có nét rất đặc trưng, nước thuốc sắc từ nó hoặc được hãm từ loại thảo dược này lại rất có lợi cho những người đang bị bệnh dạ dày.
Để có thể làm giảm các triệu chứng như: đầy hơi, bị đau bụng, hay ợ nóng, bị buồn nôn,… khi đang bị dạ dày, những người bệnh có thể dùng nước sắc từ cỏ máu như sau:
Nguyên liệu: Chuẩn bị khoảng 20g cỏ máu khô.
Cách làm: Đun với nước, sử dụng uống trà mỗi ngày. Nên uống đều đặn, liên tục cho đến khi các triệu chứng bệnh được thuyên giảm.
Sắc thuốc chữa bệnh dạ dày
Nguyên liệu:
- 16g liêu sâm.
- 12g cỏ máu.
- 12g cây chính hoài.
- 12g chè dây.
- 12g lôi công thảo (khô).
- 12g cườm thảo.
- 12g hà thủ ô.
- 12g dạ cẩm
- 12g lá khôi
- 12g hắc đại đậu.
Cách dùng: mang tất cả các loại thuốc trên đi rửa sạch sẽ, để vào ấm sắc cùng với nước, đun lửa vừa cho đến khi thành nước thuốc.
Một thang thuốc có thể chia làm 3 lần để uống trong ngày, sau khi dùng vài thang thuốc sẽ giúp đỡ bệnh hơn.
Lưu ý khi sử dụng cây cỏ máu trong việc chữa bệnh
Dù cho có công dụng dùng để trị bệnh rất hiệu quả, nhưng bên cạnh đó thì loại dược liệu này cũng có một số lưu ý mà chúng ta cần nên biết. Sau đây là một số lưu ý cho chúng ta khi muốn dùng nó làm thuốc trị bệnh:
- Phụ nữ đang mang thai thì không nên sử dụng cây cỏ máu trong việc điều trị bệnh, vì sẽ có thể gây ra động thai.
- Trẻ nhỏ, hoặc bất kỳ ai đang bị dị ứng hay nhạy cảm với các thành phần của thuốc thì không nên sử dụng hoặc có thể hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
- Cây cỏ máu mang tính ấm, vậy nên những đối tượng có thân nhiệt cần phải thận trọng trong quá trình sử dụng.
- Sử dụng cây cỏ máu rất có lợi cho sức khỏe của con người, tuy nhiên chúng ta không nên quá lạm dụng loại dược liệu này, nên sử dụng một mức vừa đủ khoảng từ 30g – 50g/ngày là được xem phù hợp nhất.
- Lưu ý: khi chúng ta dùng cây cỏ máu được sấy khô, ta cần nhớ nên kiểm tra cho kỹ, phải chọn thảo dược không bị lẫn vào thêm bất kỳ các loại lá cây hoặc cây cỏ nào khác. Những loại dược liệu đã bị ẩm mốc, đổi màu thì ta không nên sử dụng để tránh gặp phải các tác dụng phụ trong lúc sử dụng.
Cây cỏ máu mua ở đâu, giá bán bao nhiêu?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nơi bán cây cỏ máu, nhưng không phải nơi nào cũng có những sản phẩm chất lượng.
Nếu bạn vẫn còn đang phân vân không biết nên tìm mua cây cỏ máu ở đâu thì chúng tôi Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng là lựa chọn đáng tin cậy dành cho bạn.
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng là địa chỉ bán cây cỏ máu uy tín, chất lượng, vị thuốc được thu hoạch và phơi khô hoàn toàn tự nhiên. Chúng tôi luôn đặt phương châm “Vì sức khỏe cộng đồng” lên hàng đầu. Vì vậy bạn có thể an tâm đặt mua và sử dụng.
Thông tin liên hệ đặt hàng:
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
- Website: https://omega3.vn/.
- Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
- Đặt hàng: 0902743250
- Giá bán: 145.000 đồng/kg.
Như vậy, cây cỏ máu là thảo dược quý, đem lại nhiều công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe. Bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về tác dụng, cách dụng, cũng như bài thuốc về cỏ máu.
Nếu còn thắc mắc về thảo dược này, bạn hãy comment bên dưới để chúng tôi giải đáp cho bạn. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết.
Nguồn trích dẫn:
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Lương y Đỗ Tất Lợi
Tổng hợp từ các trang (tuoitre.vn, eva.vn, tienphong.vn)
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Tân Bình, TP. HCM SĐT đặt hàng: 0902743250 Giá bán: 145.000 VNĐ/KGTừ khóa » Co Máu Là Gì
-
Cỏ Máu Không Phải Là 'thần Dược' - Tuổi Trẻ Online
-
Cỏ Máu - Công Dụng, Giá Bán Và 10+ Bài Thuốc Hay Chữa Bệnh
-
Cây Cỏ Máu - Tác Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Uống Cây Cỏ Máu Có Tác Dụng Gì? Có Tăng Cân Thật Không?
-
Máu Là Gì? Có Bao Nhiêu Nhóm Máu? | Vinmec
-
Phân Có Máu: Biểu Hiện Của Bệnh Gì? | Vinmec
-
Cỏ Máu - Công Dụng, Giá Bán Và 10+ Bài Thuốc Hay Chữa Bệnh
-
Ợ Chua Ra Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và điều Trị Như Thế ...
-
Buồn Nôn Ra Máu Tiềm ẩn Bệnh Gì? Cảnh Báo Bạn Chớ Nên Xem ...
-
Khạc Ra Máu Có Nguy Hiểm Không - đây Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Nguyên Nhân Nôn Ra Máu: Biết để Chữa Kịp Thời! - Hello Bacsi
-
Tác Dụng Của Cây Cỏ Máu Là Gì? Cách Sử Dụng Hiệu Quả
-
Đi đái Ra Máu Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị