Có Mấy Hình Thức Thực Hiện Pháp Luật? Cho Ví Dụ Cụ Thể

Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.

Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.

Thực hiện pháp luật bao gồm 04 hình thức:

– Hình thức đầu tiên là tuân thủ pháp luật: Đây là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiềm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật.

Ví dụ: Pháp luật cấm vượt đèn đỏ à không vượt là tuân thủ pháp luật.

– Hình thức thứ hai là thi hành pháp luật (hay còn gọi là chấp hành pháp luật): Đây là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ví dụ: Pháp luật quy định đến tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự à đi nghĩa vụ là thi hành pháp luật.

– Hình thức thứ ba là sử dụng pháp luật: Tại hình thức này chủ thể có thể thực hiện quyền chủ thể của mình. Sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành cho mình.

Ví dụ: Pháp luật quy định công dân có quyền kết hôn à đi đăng ký kết hôn là sử dụng pháp luật.

– Hình thức thực hiện pháp luật cuối cùng là áp dụng pháp luật: Hình thức áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật hoặc ban hành quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.

Ví dụ: Công dân đến UBND để đăng ký kết hôn mà cán bộ UBND xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là áp dụng pháp luật.

Từ khóa » Có Mấy Hình Thức Thực Hiện Pháp Luật Ví Dụ