Có Mấy Loại Gỗ Gụ, Giá Bán Bao Nhiêu | Nội Thất FurniBuy

Gỗ gụ là 1 trong TOP 10 loại gỗ tự nhiên phổ biến dùng làm đồ nội thất. Loại gỗ này được biết đến với chất lượng tốt, cùng nhóm với gỗ hương, gõ đỏ, cẩm lai,… Thường được dùng để đóng các sản phẩm đồ gỗ như bàn ghế, sập, tủ chè, trường kỷ,… trong các không gian truyền thống và sang trọng.

Mặc dù phổ biến là vậy, nhưng gỗ gụ có đặc tính ra sao, giá bán thế nào, và có mấy loại khác nhau thì không phải ai cũng biết. Bài viết này, Furnibuy sẽ tổng hợp tất tần tật những thông tin hữu ích về loại gỗ này cho quý bạn đọc cùng tìm hiểu.

go gu la gi co dac tinh the nao

Khám phá về loại gỗ gụ được ưa chuộng trong các món đồ nội thất

I – Tất tần tật về gỗ gụ mà bạn muốn biết

1. Khái niệm gỗ gụ là gì? 

Gỗ gụ hay còn được gọi với những cái tên khác như là gõ dầu, gõ hương hay gụ lau, gụ hương. Còn có tên tiếng anh là Mahogany. Đây là loại gỗ được người Việt ta ưa chuộng từ xa xưa, dùng để đóng đồ gỗ mỹ nghệ như sập gụ tủ chè, trường kỷ, bàn ghế chạm khắc,…

2. Đặc điểm sinh thái của cây

Những nội dung dưới đây được Furnibuy trích dẫn từ nguồn Wikipedia Việt Nam để có những thông tin chính xác nhất đến với quý bạn đọc.

♦ Phân bố:

Cây gụ mọc rải rác trong các khu rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ưa mưa hay mưa mùa ẩm. Chúng sinh trưởng và phát triển tại các khu rừng ở độ cao không quá 600m. Phát triển trên đất tốt, có tầng dày và thoát nước.

Hiện nay, loại cây gụ lau này phân bố tại Campuchia và Việt Nam: (Uông Bí: Yên Lập), Bắc Giang, Nghệ An (Quỳ Châu, Nghĩa Đàn), Hà Tĩnh (Kỳ Anh), Quảng Trị (Bến Hải: Vĩnh Linh), Thừa Thiên Huế (Hương Điền: sông Bồ, Thừa Lưu), Quảng Nam – Đà Nẵng, Khánh Hòa (Ninh Hòa: núi Hòn Hèo)

♦ Đặc điểm của gụ lau:

go gu co uu diem ran chac

Gỗ gụ được biết đến với ưu điểm cực kỳ rắn chắc

Cây gụ chính là dòng thực vật có thân gỗ lớn, cây trưởng thành thì sẽ có độ cao khoảng từ 20 – 30m. Thân cây ở mức trung bình không quá lớn như chò chỉ. Và đường kính của thân cây từ 0,6 – 0,8m nhưng có những cây thì phát triển hơn 1m. Về chất lượng gỗ thì vô cùng tốt, không mối mọt, cong vênh….

Gỗ sau khi xẻ thường có vàng nhạt đến vàng trắng, để lâu thì có chuyển sang màu nâu thẫm hơn. Hầu như là không bị mối mọt hay mục, mặt gỗ hơi có vân hoa rất đẹp mắt.

Thân cây gụ thẳng, dài, ít nhánh thế nên chúng được ưa chuộng để thiết kế những dòng sản phẩm cao cấp như trường kỷ, án gian, tủ chè, salon gỗ,… Ngoài ra, vỏ cây còn có chất tannin, trước đây thường dùng để nhuộm lưới đánh cá. Hoa của cây là nguồn mật tốt của ong.

4. Gụ thuộc nhóm gỗ thứ mấy?

Loài gụ lau đang ở có nguy cơ cao bị đe dọa do tình trạng khai thác tận diệt trong những thập niên gần đây. Cây gụ lau được xếp bậc DD (Data Defficient) trong Sách đỏ IUCN, nhưng tại Việt Nam nó được phân loại là EN A1a,c,d+2d trong Sách đỏ Việt Nam 2007.

Do đó, gỗ gụ thuộc nhóm I cùng với nhiều loại cây gỗ quý hiếm như: gỗ cẩm lai, gỗ hương, gỗ trắc….

go gu thuoc nhom go 1

Gụ được xếp loại cùng nhóm với gỗ hương, gỗ trắc,…

5. Ưu nhược điểm của loại gỗ này

Từ tình trạng cây gụ bị khai thác tận diệt trong những thập niên gần đây, ta có thể thấy được giá trị của loại gỗ này trong đời sống. Và gụ thuộc nhóm gỗ I nên chắc chắn chất lượng của gỗ cũng sẽ rất tốt.

♦ Ưu điểm: 

+/ Gỗ gụ thường có đường vân rất thẳng, màu sắc gỗ vô cùng đẹp mắt.

+/ Gỗ sở hữu đường kính thân cây lớn. Thế nên, chúng sẽ giúp cho việc thiết kế, tạo kiểu sản phẩm đồ nội thất mỹ nghệ vô cùng dễ dàng.

+/ Gỗ vô cùng dễ đánh bóng, với khả năng chống chịu ngoại lực tốt, ít cong vênh cũng như mối mọt ít, tuổi thọ độ bền cao vài chục năm thậm chí là cả 100 năm tuổi.

+/ Gỗ có độ mịn cao nên sản phẩm làm ra mang vẻ đẹp vô cùng bắt mắt, bắt màu sơn tốt, tạo độ sáng bóng tự nhiên cho sản phẩm.

+/ Khi bạn để lâu một thời gian, gỗ sẽ tự chuyển từ màu hồng nhạt sang màu đen bóng vô cùng đẹp. Một số “dân chơi” sành đồ gỗ sẽ thường giữ nguyên màu nguyên thủy của các sản phẩm làm từ gỗ gụ khi sử dụng.

cac san pham do go co van dep mat

Các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ từ gỗ gụ màu sắc đẹp mắt, đường vân tinh sảo.

Nhược điểm: 

+/ Hiện nay, lượng gỗ gụ còn ở Việt Nam là rất ít, nguồn gỗ khan hiếm nên thường phải nhập từ các nước như Lào hay Nam Phi. Sự kết hợp của loài gỗ quý hiếm cùng với nguồn hàng phải nhập khẩu đã khiến cho giá thành của loại gỗ này ngày càng đắt đỏ hơn.

6. Phân loại 

Cách phân loại này không dựa trên cơ sở khoa học mà chủ yếu được đặt tên theo xuất xứ của nó từ quốc gia hay vùng miền nào. Cụ thể chúng được chia như sau:

♦ Gỗ gụ mật (Gụ Gia Lai, Gụ Campuchia): Đây là loại gỗ trồng công nghiệp, phổ biến tại Gia Lai và Campuchia. Sở dĩ có cái tên gụ mật là vì chất gỗ có màu nâu đen khi mới xẻ ra thường có màu vàng nâu tuy nhiên sau thời gian gỗ càng ngày càng thẫm lại. Càng để lâu năm càng thẫm và bóng như màu mật ong để lâu.

♦ Gỗ gụ Lào: được trồng tại Lào và nhập khẩu vào Việt Nam qua đường thương mại.

♦ Gỗ gụ ta (Gụ Quảng Bình, gụ bông lau): để chỉ các loại gụ truyền thống tại rừng tự nhiên của Việt Nam, loại gụ này rất quý và hiếm do có tỉ trọng cao, chất gỗ đẹp được phân bố chủ yếu tại Quảng Bình. Chúng thường có tâm gỗ mịn hơn gỗ Lào.

♦ Gỗ gụ Nam Phi: Được nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp từ châu Phi thông qua các nước Nam Phi. Gỗ có mùi hăng hơn, thường có màu hồng nhạt hay đỏ sậm tuỳ vào độ khô của gỗ.

go gu co may loai

Gỗ gụ được chia ra làm nhiều loại như gụ ta, gụ mật, gụ Lào,… Trong đó chất lượng nhất, và quý nhất có lẽ là gụ ta.

7. Giá thành và cách nhận biết

“Gỗ gụ có đắt không, giá bao nhiêu tiền một khối” là câu hỏi của rất nhiều người. Hiện nay, loại gụ nhập khẩu hay trong nước thì có rất nhiều nhưng mức giá lại không ổn định và tăng giảm theo độ sốt của gỗ. Hoạ chăng thì có dòng gụ mật ở Gia Lai thường có mức giá ổn định ở mức 20 triệu – 24 triệu đồng/m3.

Ngoài ra với những loại nhập khẩu từ Lào thì mức giá cũng dao động trong khoảng 35 đến 55 triệu theo m3 gỗ hộp. Còn với gỗ phách thì giá lên đến 50 – 70 triệu/m3.

go gu co dat khong

Gỗ gụ có đắt không?

Trên đây là những con số Furnibuy đưa ra để bạn có thể tham khảo tại thời điểm viết bài. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tìm mua gỗ thì có thể liên hệ với các đơn vị cung cấp để được báo giá chính xác nhất. Còn với những sản phẩm đồ gỗ thành phẩm thì lại có mức giá đa dạng hơn rất nhiều, tuỳ vào từng mẫu mã và thiết kế của món đồ đó.

Furnibuy cũng mách bạn luôn một số mẹo để nhận biết gỗ gụ khi đi mua nhé

+/ Về màu sắc: Bình thường gỗ sẽ có màu vàng khi mới khai thác, để già hoặc để lâu thường thì cây sẽ xuống màu nhanh cho màu nâu đậm, nâu đỏ tùy theo độ tuổi của cây. Chả thế, những đồ nội thất gỗ gụ càng chơi lâu, tom gỗ xuống màu mang đến vẻ đẹp sang trọng, quý phái hơn.

+/ Về độ nặng: gụ có tỉ trọng lớn nên thường nặng hơn những loại gỗ khác rẻ tiền hơn khi làm giả gụ.

+/ Về mùi: gỗ có mùi hơi chua nhưng không hăng khi đưa lên mũi ngửi.

Lưu ý: Khi đi mua gỗ chúng ta nên mua trực tiếp tại xưởng, lựa chọn khi mà sản phẩm vẫn còn thô mộc thì mới dễ dàng nhận biết được chất gỗ. Tránh mua các sản phẩm đã được hoàn thiện, sơn phủ vecni hoàn hảo rồi thì khó mà có thể nhận biết được.

cac san pham do go noi that tu go gu

Các sản phẩm đồ gỗ gụ như bàn ghế salon truyền thống, tủ chè,..

Như vậy, toàn bộ thông tin cần biết về gỗ gụ lau đã được Furnibuy chia sẻ tường tận ở trên. Hy vọng quý khách hàng có được những thông tin hữu ích nhất để áp dụng mua đồ dùng nội thất cho nhà mình.

II – Furnibuy – Siêu thị nội thất giá rẻ và chất lượng

Quý vị hãy vào trang chủ: Nội thất giá rẻ Furnibuy để xem nhiều hơn các sản phẩm nội thất của chúng tôi. Đến với Furnibuy, quý khách hàng có thể lựa chọn cho gia đình mình những bộ bàn ăn gỗ tự nhiên cực đẹp, sofa gỗ với kiểu dáng hiện đại,….Cùng rất nhiều các sản phẩm nội thất đa dạng khác như: tranh trang trí, kệ tivi, bàn trà…

Có rất nhiều mẫu ghế sofa có sẵn để lựa chọn tại FurniBuy

Có rất nhiều mẫu ghế sofa có sẵn để lựa chọn tại FurniBuy.com cùng các sản phẩm nội thất gia đình khác như: bàn trà, kệ tivi, bàn ghế ăn, giường ngủ, tủ giày dép, bàn trang điểm, tranh treo tường…

Mọi thắc mắc xin liên hệ theo số Hotline tư vấn.  Hoặc các địa chỉ cửa hàng của nội thất Furnibuy ở dưới chân trang.

Rất hân hạnh được phục vụ!

Từ khóa » Gỗ Gụ Màu Gì