Có Một 'chợ Nổi Miền Tây' Giữa Lòng TP.HCM

Lấy ghe, thuyền làm nhà, bám chợ nổi để mưu sinh. Quanh năm trôi dạt trên sông nước. Người Nam Bộ thường gọi họ là “thương hồ”. Phận “thương hồ” trên dòng kênh Tẻ chỉ là phần mở đầu cho câu chuyện về “chợ nổi miền Tây” giữa lòng thành phố.

Khu chợ được họp ven bờ kênh Tẻ, nằm bên đường Trần Xuân Soạn (quận 7). Tiểu thương ở chợ, có nhiều người gắn bó với dòng kênh Tẻ đã hàng chục năm và cũng có những người mới vào nghề.

Những người thương hồ, hầu hết dân miền Tây, đến từ các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bạc Liêu…. Những mặt hàng được bán ra thường món đồ, trái cây đặc sản quê nhà. 

Hết hàng, thương lái cho ghe trở về tỉnh để thu mua trái cây từ nhà vườn rồi vận chuyển lên TP.HCM phân phối. Mỗi chuyến đi khoảng vài ngày đến một tuần. Sau khi một chuyến cập bến tại chợ kênh Tẻ thì chuyến ghe khác lại luân phiên.

Mùa nào quả ấy, nhiều nhất tập trung các loại trái cây như dừa, chuối, chôm chôm, xoài, cam, ổi, mận…

Chợ cung cấp số lượng lớn các loại trái cây miệt vườn cho cư dân thành phố, cũng như sẵn sàng bán lẻ cho khách hàng khi có nhu cầu.

Mỗi ngày từ khoẳng 4-5h sáng, chợ bắt đầu nhộn nhịp người và phương tiện ra vào lấy hàng. 

Thời điểm nhộn nhịp nhất của chợ là vào lúc sáng sớm và chiều tối.

Chợ nổi kênh Tẻ, "chợ nổi Sài Gòn" hay "chợ nổi miền Tây" giữa là Sài là những tên gọi mà người dân vẫn thường nói khi nhắc đến khu chợ này. Ở đây, có hàng trăm tiểu thương, đa phần không có đất đai trồng trọt. Cuộc sống thương hồ lênh đênh, cả gia đình cùng sinh sống trên ghe.

Chuyện tranh mua, tranh bán là điều ít thấy ở khu chợ này...

Hoạt động mua bán diễn ra ngay trên bờ kênh Tẻ.
Nguyên Huy

Từ khóa » Chợ Nổi Miền Tây Gần Sài Gòn Nhất