Lâu nay, trong tiền thức của nhiều người, vẻ đẹp Hà Nội mùa cây bàng lá đỏ đã đi vào ca khúc “Nhớ mùa Thu Hà Nội” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
“Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu”, đó là những ca từ nhạc sĩ Trịnh công sơn miêu tả.
Đúng như lời bài hát cố nhạc sĩ viết, cuối mùa Thu, bàng đã bắt đầu thay màu lá, nhưng không thật rộ.
Mùa Thu, từng chiếc lá bàng âm thầm thay màu từ xanh thẫm, sang vàng, cam, đỏ, rồi nâu đỏ trước khi buông mình them những cơn gió lạnh buốt.
Cứ như thế, cây bàng thay màu lá rải rác suốt mùa đông.
Chỉ đến những ngày giữa đông trở đi, bàng mới gọi nhau hóa thành những “thảm” lá đỏ ửng.
Và khi “chạm ngõ” mùa xuân, bàng sẽ khoác một tấm áo mới xanh nõn nà.
Độ này, mỗi cây bàng trở thành một cây hoa, rực rỡ nở bừng lên giữa khung cảnh xám lạnh, mù mịt của mùa đông Hà Nội.
Trên cành cây màu đen xẫm, những chiếc lá bàng đủ sắc màu trên nền những ô cửa sổ theo lối kiến trúc kiểu Pháp khiến bất cứ ai cũng bị mê hoặc.
Có lẽ, sẽ chẳng có loài hoa nào đủ duyên để thay thế vẻ mộc mạc, u buồn của sắc bàng đỏ khi đông về trên phố Hà Nội.
Dù là những cây bàng lá đỏ rực…
… hay đã trơ trụi lá,
hoặc đơn chiếc cuối mùa.
Tất cả, gợi cho con người ta nhiều cảm xúc, vừa có chút gì đó trầm buồn, lặng lẽ, lại vừa u hoài rất riêng của mảnh đất hơn ngàn năm tuổi.
Chẳng thế mà mùa đông Hà Nội mãi đẹp xao xuyến lòng người.
Nhất là thời khắc bàng đồng loạt thay màu lá, lộng lẫy khoe sắc như những đóa hoa.