Có Một Kiểu Cười Khiến Não Bộ Chúng Ta Xem Chúng Như “sự đe Dọa ...

Nụ cười là một cách để biểu lộ những cảm xúc tiêu cực hay tích cực của một người khi họ đang muốn tỏ thái độ người kia trong cuộc đối thoại. Có nụ cười tích cực, có nụ cười tiêu cực, và có cả nụ cười "nhếch mép" kiểu thâm sâu nữa.

Để tìm hiểu sâu hơn về nụ cười có phần thâm sâu này, đội ngũ nghiên cứu về lĩnh vực Tâm thần học tại Đại học Wisconin đã quyết định thực hiện những nghiên cứu về cách con người phản ứng với những dạng cười khác nhau.

Có một kiểu cười khiến não bộ chúng ta xem chúng như “sự đe dọa không lời” - Ảnh 1.

Bật mí một chút: kết quả cho thấy điệu bộ kém tự nhiên này làm đa số người tham gia nghiên cứu khá căng thẳng, tương tự như cách mà lời nói ảnh hưởng đến cảm xúc của họ.

Nụ cười vốn là một trong nhiều cách biểu đạt ngôn ngữ hình thể của chúng ta. Nhiều lúc chính cách giao tiếp không lời này lại mang ý nghĩa quan trọng không kém cạnh lời nói khi mọi người giao tiếp với nhau.

Đội ngũ của Scientific Reports đã phân tích ra sự tương tác giữa những gì ta thấy, và nghe được có ảnh hưởng lên nhận thức của bản thân như thế nào.

Có một kiểu cười khiến não bộ chúng ta xem chúng như “sự đe dọa không lời” - Ảnh 2.

Lấy một ví dụ cụ thể, chẳng hạn như phải nói trước đám đông. Khi ấy có thể cơ thể chúng ta sẽ có những biểu hiện cho sự hồi hộp: đổ mồ hôi tay, tim đập nhanh. Những phản ứng này là do trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận (hypothalamic - pituitary - adrenal axis) của cơ thể gây nên.

Câu hỏi được đặt ra là: "Liệu hệ trục này có phản hồi tương tự với những ngôn ngữ không lời - chẳng hạn như biểu cảm khuôn mặt?".

Để trả lời cho câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào nụ cười để quan sát phản ứng của mỗi người như thế nào.

Có một kiểu cười khiến não bộ chúng ta xem chúng như “sự đe dọa không lời” - Ảnh 3.

Nghiên cứu được khảo sát trên 90 nam tình nguyện, họ sẽ phải có một bài nói ngắn và được "chấm" bởi nhận xét của những vị giám khảo được quay trước đó - cụ thể là biểu hiện cảm xúc qua nét mặt chứ không dùng lời.

Và khi dạng cười khinh khỉnh được hiện lên để nhận xét về bài nói, đa số tình nguyện viên thường cảm thấy căng thẳng hơn, tim đập nhanh và tăng tiết tuyến nước bọt dù cho giám khảo không nói một lời tiêu cực nào.

Điều này cho thấy não bộ của chúng ta thực sự có tương tác với kiểu cười này như một lời "đe dọa" qua con mắt của các chuyên gia.

Tuy nhiên, kết quả này còn nhiều hạn chế khi chưa khai thác hết được phản xạ của cơ thể trước những biểu cảm khác. Đồng thời, khảo sát hoàn toàn chỉ trên nam giới, làm cho việc nghiên cứu chưa thực sự bao hàm hết ở cả hai giới.

Theo IFLscience

Từ khóa » Cười đểu Là Gì