"Cỏ Mỹ" - Chất Gây ảo Giác độc Hại | Báo Dân Trí
“Cỏ Mỹ” được phát hiện thường là các gói thảo mộc khô cắt sợi nhỏ, được tẩm một số hoạt chất và có mùi hương đặc trưng. Tiếng nước ngoài gọi “cỏ Mỹ” là gia vị (spice), cần sa tổng hợp (synthetic cannabis), cần sa hợp pháp (legal marijuana), chất giống cần sa (cannabinoid). Thực chất “cỏ Mỹ” không phải là cần sa nhưng nó tác dụng gây ảo giác giống y cần sa. Cần sa thuộc loại ma túy bị cấm còn “cỏ Mỹ” không phải cần sa nhưng chứa chất giống như cần sa mà không bị cấm nên người ta gọi nó là “cần sa hợp pháp”. Hoạt chất chính có trong “cỏ Mỹ” là XLR-11 (tên khác là: 5-fluoro-UR-144). Đây là một hóa chất do công ty dược phẩm Abbott tìm ra có tác dụng hạ sốt (hypothermic) nhưng sau đó người phát hiện nó gây ảo giác giống y như cần sa. Từ năm 2012, “cỏ Mỹ” được dùng như cần sa hợp pháp và được giới trẻ lạm dụng rất nhiều.
Chất gây ảo giác nói chung, trong đó có thuốc gây ảo giác, được xem là chất khi sử dụng sẽ gây hư hỏng tạm thời về mặt ý thức đưa đến sự nhận định sai lệch, méo mó về không gian, thời gian. Có những chất gây ảo giác thật sự và là chất cấm, như cần sa (tiếng lóng hiện nay còn gọi là bồ đà). Có những chất là ma túy thật sự lại gây ảo giác, như: thuốc phiện, heroin, cocain. Có những chất kích thích cũng gây ảo giác, như: amphetamine, “thuốc lắc” (tức ecstasy, MDMA: methylendioxy methamphetamin), “hàng đá” (methamphetamin). Thậm chí, thuốc dextromethorphan trị ho có trong biệt dược Recotus mà nhiều học sinh ở ta lạm dụng cũng có thể gây ảo giác.
XLR-11 có trong “cỏ Mỹ” được xác định là chất kích thích (chủ vận) thụ thể cannabinoid có trong não động vật kể cả người, gây các tác dụng chủ yếu là có hại, thậm chí mạnh hơn tác dụng của cần sa nhiều: ảo giác mãnh liệt, loạn thần, giãn đồng tử, kích động, căng thẳng, lo lắng, có tư tưởng cực đoan dễ hành động gây hại cho mình và cho người khác… Đã có nhiều báo cáo cho thấy người say chất ảo giác là cần sa nhảy lầu như: chơi vì có ảo giác khoảng cách lầu cao và mặt đất quá gần trong khi bản thân trở thành chim có thể vỗ cánh bay. Còn “cỏ Mỹ” đã được xác định gây cho khá nhiều người hút nó bị tổn thương thận cấp.
Hiện nay, nhiều nước cấm dùng “cỏ Mỹ” như: Liên minh châu Âu, New Zealand. Còn ở Mỹ, có 2 bang là Florida và Arizona đã có lệnh cấm mua bán, sử dụng “cỏ Mỹ”, trong khi FDA Mỹ đã đưa “cỏ Mỹ” thuộc diện các chất hóa học cần phải quan tâm.
Nguy hại của lạm dụng chất gây ảo giác như “cỏ Mỹ” còn phải kể là rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự, thậm chí là sử dụng ma túy. Bởi vì, khi đã quen với cảm giác “phê” với ảo giác, người hút rất dễ và sau đó có sự cưỡng chế, tìm đến thứ tạo cảm giác “phê” mạnh hơn. Người đã quen hút “cỏ Mỹ” để “phê” thì sẽ có lúc chơi “thuốc lắc”, “hàng đá”. Đến lúc này sẽ chơi thử heroin, từ hút đến tiêm chích, và rồi, chắc chắn sự nhiễm HIV/AIDS đến để gióng hồi chuông báo tử. Giới trẻ xin đừng lạm dụng nó mà hại thân!
Theo Sức khỏe Đời sống
Từ khóa » Cỏ Mỹ Tiếng Anh
-
CỎ MỸ TIẾNG ANH LÀ GÌ ? Cỏ Mỹ Có Hợp Pháp Không?
-
CỎ MỸ TIẾNG ANH LÀ GÌ ? Cỏ Mỹ Có Hợp Pháp Không?
-
Hút Cỏ Trong Tiếng Anh Là Gì? Cần Sa Tiếng Anh Là Gì? Tác Hại Không ...
-
Cỏ Mỹ, Nấm Thần, Lá Khát Là Những Loại "thảo Dược" Chết Người
-
Cần Sa (chất Kích Thích) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cần Sa ảnh Hưởng đến Cơ Thể Như Thế Nào? | Vinmec
-
Cần Sa Việt Nam
-
Cỏ Mỹ - Một Loại Ma Túy Cực Nguy Hiểm - BÁO AN NINH HẢI PHÒNG
-
Cần Sa Trong Tiếng Anh Là Gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
-
Hướng Dẫn Phân Biệt Các Chất Ma Túy Hiện Nay Và Tác Hại Của Chúng
-
Sử Dụng Cần Sa Bị Phạt Như Thế Nào? - LuatVietnam
-
Hiểm Họa Từ "cỏ Mỹ" - Báo Quảng Ninh điện Tử