Cơ Năng Là Gì ? Công Thức Tính Cơ Năng Ra Sao ? - Thế Giới điện Cơ
Có thể bạn quan tâm
Trong vật lý học, cơ năng là tổng của động năng và thế năng. Nó là năng lượng kết hợp của chuyển động và vị trí của vật thể. Định luật bảo toàn cơ năng nói rõ, trong một hệ kín thì cơ năng không đổi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về cơ năng qua bào viết dưới đây.
- Hướng dẫn chuyển đổi Pound sang Kg chính xác nhất
- Lực Hướng Tâm là gì ? Ứng dụng của Lực Hướng Tâm
- Cường độ dòng điện là gì? Phân loại cường độ dòng điện
- Can nhiệt K là gì? Cách kiểm tra cảm biến can nhiệt độ loại K
- Ký hiệu điện cơ bản nhất
Khái niệm cơ năng là gì?
Cơ năng là khái niệm được dùng để chỉ khả năng sản sinh công của một vật. Khi vật có khả năng sinh ra công càng lớn thì cơ năng của vật đó càng lớn. Đơn vị của cơ năng là Jun (J).
Cơ năng được chia làm hai dạng đó là thế năng và động năng. Cụ thể như sau:
Động năng được dùng để chỉ cơ năng của một vật được tạo ra do chuyển động. Khi một vật chuyển động càng nhanh và có khối lượng càng lớn thì động năng của vật đó càng lớn. Ví dụ: hòn bi đang lăn.
Thế năng :
Thế năng trọng trường:
Thế năng được xác định bởi độ cao của vật so với mặt đất (ta có thể không lấy mặt đất mà lấy một vị trí khác làm mốc để tính độ cao) được gọi là thế năng trọng trường. Hay nói cách khác, cơ năng của một vật sẽ phụ thuộc vào độ cao của vật với một điểm xác định làm mốc để tính độ cao.
Vật được đặt cách càng cao so với mốc tính thì thế năng càng lớn, khi vật được đặt trên mặt đất hoặc mốc tính thì thế năng trọng trường của vật lúc này bằng 0. Ví dụ như quạt trần so với nền nhà.
Ngoài ra, thế năng trọng trường của vật còn phụ thuộc vào khối lượng của nó. Khối lượng của vật càng nhỏ thì thế năng càng nhỏ.
Thế năng đàn hồi:
Thế năng đàn hồi là khái niệm được dùng để chỉ việc cơ năng của một vật bị ảnh hưởng bởi độ biến dạng của vật. Ví dụ như lò xo.
Một vật có thể có cả thế năng và động năng. Lúc này cơ năng của vật sẽ là tổng của thế năng và động năng. Một vật có cả động năng và thế năng ví dụ như trái cây rụng, lá rơi, máy bay đang cất cánh…
Như vậy, khi một vật đang chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của nó bằng tổng của động năng và thế năng. Từ đó ta có công thức tính cơ năng như sau:
W = Wđ + Wt = ½ mv2 + mgz
Sự bảo toàn cơ năng
Định luật bảo toàn cơ năng là định luật bảo toản chỉ số cơ năng của một vật khi vật chuyển động trong trọng trường và chỉ chịu tác động của trọng lực hoặc lực đàn hồi (không chịu thêm tác động của bất kỳ lực nào khác như lực ma sát, lực cản…). Hiểu một cách đơn giản là thế năng và động năng của vật có thể bị biến đổi qua lại trong quá trình vật chuyển động trong trọng trường song tổng của chúng không biến đổi khi vật chỉ chịu tác động của trọng lực và lực đàn hồi.
Định luật bảo toàn cơ năng: Trong khi chuyển động, nếu vật chỉ chịu tác dụng của của trọng lực, động năng có thể chuyển thành thế năng và ngược lại, và tổng của chúng, tức là cơ năng của vật, được bảo toàn (không đổi theo thời gian).
Hệ quả
Từ định luật trên chúng ta có thể thấy, trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường, nếu thế năng của vật giảm thì động năng của vật sẽ tăng và ngược lại khi động năng của vật tăng thế năng của vật sẽ giảm. Đồng thời, tại vị trí mà động năng ở cực đại thì thế năng sẽ ở cực tiểu và ngược lại khi thế năng ở cực đại, động năng sẽ ở cực tiểu.
Cơ năng của một vật khi chịu tác động của lực đàn hồi
Khi một vật trong quá trình chuyển động chịu tác động của lực đàn hồi được tạo ra bởi sự biến dạng của lò xo đàn hồi thì cơ năng của vật sẽ bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật. Đại lượng này là đại một đại lượng được bảo toàn.
Lưu ý: Định luật bảo toàn cơ năng của một vật chỉ đúng khi vật không chịu thêm bất kì lực tác động từ bên ngoài nào ngoại trừ trọng lực và lực đàn hồi. Nếu trong quá trình chuyển động vật chịu thêm tác động của các lực như lực ma sát, lực cản… thì cơ năng của vật sẽ bị biến đổi. Công của các lực tác động thêm lên vật (lực ma sát, lực cản…) sẽ bằng độ biến thiên của cơ năng.
Trong phần kiến thức về cơ năng thì định luật bảo toàn là mảng kiến thức quan trọng nhất các bạn cần nắm vững.
Trên đây là những thông tin về cơ năng do thegioidienco.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về cơ năng bạn nhé!
Rate this postTừ khóa » đơn Vị Trong Công Thức Cơ Năng
-
Cơ Năng Là Gì? Công Thức Tính Cơ Năng - Luật Hoàng Phi
-
Cơ Năng Là Gì? Công Thức Tính Cơ Năng
-
Cơ Năng Là Gì? Công Thức Tính Và định Luật Bảo Toàn Cơ Năng
-
Cơ Năng Là Gì? Định Luật Bảo Toàn Cơ Năng - Bảo Dưỡng Máy Nén Khí
-
Cơ Năng Là Gì? Công Thức Tính Cơ Năng - Kiến Thức Tổng Hợp
-
Cơ Năng Là Gì? Khái Niệm Và Công Thức Tính Cơ Năng Chính Xác Nhất
-
Cơ Năng Là Gì? Định Luật Bảo Toàn Cơ Năng Công Thức Tính Và Bài ...
-
Cơ Năng Là Gì? Công Thức Tính Cơ Năng? - Phụ Kiện điện Mặt Trời
-
Cơ Năng Là Gì? Công Thức Tính Cơ Năng? - PLC Schneider
-
Lý Thuyết Cơ Năng | SGK Vật Lí Lớp 10
-
Công Thức Tính Cơ Năng Của Con Lắc Lò Xo - Vật Lý 12
-
Chuyên đề Công Cơ Học, Công Suất, động Năng, Thế Năng, Vật Lý Phổ ...
-
Nêu Công Thức Tính Cơ Năng - Vật Lí Lớp 10
-
Lý Thuyết Lý 10: Cơ Năng Là Gì Và Công Thức Tính Cơ ... - Marathon